Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 27 - Đinh Ngọc Tú
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 27 - Đinh Ngọc Tú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 27 - Đinh Ngọc Tú
Thứ hai, ngày 07 tháng 3 năm 2016 TẬP ĐỌC DÙ SAO TRÁI ĐẤT VẪN QUAY! I. MỤC TIÊU: - Đọc đúng các tên riêng nước ngoài; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu bộc lộ được thái độ ca ngợi hai nhà bác học dũng cảm. - Hiểu nội dung: Ca ngợi những nhà khoa học chân chính đã dũng cảm, kiên trì bảo vệ chân lí khoa học.(trả lời được các câu hỏi trong SGK) II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Chân dung Cô-péc-ních , Ga-li-lê. ; sơ đồ quả đất trong vũ trụ. - Bảng phụ viết sẵn từ, câu cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Khởi động Bài cũ: Ga-vơ-rốt ngoài chiến luỹ - Kiểm tra 2,3 HS đọc và trả lời câu hỏi SGK 2. Bài mới HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn HS luyện đọc - GV chia đoạn: 3 đoạn: Đoạn 1: Từ đầu của chúa trời. Đoạn 2: Tiếp gần bảy chục tuổi. Đoạn 3: Còn lại - GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. - Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó. GV đọc diễn cảm cả bài. 3. Tìm hiểu bài Gv cho HS đọc thầm – thảo luận nhóm trả lời câu hỏi - Ý kiến của Cô-péch-ních có điểm gì khác ý kiến chung lúc bấy giờ ? - Ga-li-lê viết sách nhằm mục đích gì ? - Vì sao toà án lúc bấy giờ xử phạt ông ? - Lòng dũng cảm của Cô-péc-ních và Ga-li-lê thể hiện ở chỗ nào? - Nội dung chính bài là gì? HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Đọc diễn cảm - GV đọc diễn cảm đoạn “Chưa đầy một vẫn quay”. Giọng kể rõ ràng, chậm rãi , nhấn giọng câu nói nổi tiếng của Ga-li-lê : “ Dù sao thì trái đất vẫn quay “ ; đọc với cảm hứng ca ngợi lòng dũng cảm của hai nhà bác học. GV nhận xét. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - GV cho HS nêu lại nội dung bài. - GV giáo dục HS yêu công nghệ khoa học và phấn đấu học tập để có những cống hiến về khoa học cho đất nước. ĐÁNH GIÁ - Về học bài; Chuẩn bị : Con sẻ - GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. ---------------------------------------------------- TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU : - Rút gọn được phân số. - Nhận biết được phân số bằng nhau. - Biết giải bài toán có lời văn liên quan đến phân số. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Khởi động KTBC: Luyện tập chung - GV gọi 2 HS lên bảng làm BT. - GV nhận xét. 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Giới thiệu bài: Luyện tập chung. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài tập 1: Gv cho HS nêu yêu cầu -Yêu cầu HS rút gọn sau đó so sánh để tìm các phân số bằng nhau. -GV nhận xét, chốt KQ đúng Bài tập 2.Yêu cầu HS đọc đề bài. - GV giao việc. - GV gọi đại diện trình bày KQ - GV nhận xét, chốt KQ đúng +3 tổ có bao nhiêu học sinh ? Bài tập 3. Yêu cầu HS đọc đề bài. - HD HS xác định YC của bài -Yêu cầu HS làm bài. - GV chữa bài của HS ở bảng. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG -Hãy nêu cách rút gọn phân số? -GV giáo dục HS cẩn thận khi làm bài và ham thích học toán. ĐÁNH GIÁ -Chuẩn bị bài: Kiểm tra định kì GHKII -Nhận xét tiết học -------------------------------------------------------- CHÍNH TẢ (NHỚ – VIẾT) BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH I. MỤC TIÊU: - Nhớ-viết đúng bài chính tả; biết trình bày các dòng thơ theo thể tự do và trình bày các khổ thơ. - Làm đúng BT 2b II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Một số tờ phiếu khổ rộng kẻ bảng nội dung BT2 b III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Khởi động Bài cũ: Nghe – viết: Thắng biển - GV cho HS viết lại vào bảng con những từ đã viết sai tiết trước. - Nhận xét phần kiểm tra bài cũ. 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu bài: Nhớ-viết: Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Phân biệt: s/x , dấu hỏi/dấu ngã. 2. Hướng dẫn HS nhớ - viết. a. Hướng dẫn chính tả: Giáo viên đọc đoạn viết chính tả: Bài thơ về tiểu đội xe không kính . -YCHS đọc thầm đoạn chính tả: 3 khổ thơ cuối. -Những chi tiết nào nói lên tình đồng đội thắm thiết giữa các chiến sĩ lái xe? -Cho HS luyện viết từ khó vào bảng con: xoa mắt đắng, đột ngột, sa, ùa vào, ướt. b. Hướng dẫn HS nhớ - viết chính tả: -Nhắc cách trình bày bài -Giáo viên theo dõi. Giáo viên nhận xét chung HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HS làm bài tập chính tả Bài 2b: -GV cho HS nêu yêu cầu bài tập -Giáo viên giao việc cho HS làm bài theo nhóm bằng phiếu học tập GV HS nhận xét, chốt bài làm đúng HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG -GV cho HS nhắc lại nội dung học tập -GV giáo dục HS có thói quen viết đúng và đẹp ĐÁNH GIÁ - Nhắc nhở HS viết lại các từ sai (nếu có ) - Nhận xét tiết học ------------------------------------------------------ LUYỆN TOÁN ÔN TẬP I. MỤC TIÊU : - Dấu hiệu chia hết - Chuyển đổi đơn vị đo. - Biết giải bài toán có lời văn liên quan đến phân số. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Khởi động Bài mới HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Cho HS làm BT theo đề sau PhầnI: Chọn kết quả đúng ( HS khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng). Bài 1: Trong các số 57435; 67234; 61320; 75285. Sốchia hết cho 3, 5 và 9 là: A. 57435 B. 67234 C. 61320 D. 75285 Bài 2: Số thích hợp để viết vào chỗ chấm của 7 k m2 350 m2 = m2 là: A. 7000350 B. 700350 C. 70350 D. 7350 Bài 3: Trong các phân số: ; ;; phân số nào tối giản: A. B. C. D. Bài 4: Trong các phân số: ; ; ; . Phân số bằng là: A. B. C. D. Bài 5: Cả tử số và mẫu số của phân số cùng chia hết cho số nào dưới đây để được phân số ? A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Phần II: Làm các bài tập sau: Bài 1 : Đặt tính rồi tính a) 4 + b - c) : d) 2 Í Bài 2: Tìm x : x : = + Bài 3: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chu vi là 82 m và chiều dài hơn chiều rộng 50dm . a.Tìm chiều dài, chiều rộng của mảnh vườn đó? b. Tìm diện tích mảnh vườn đó? ĐÁNH GIÁ Chữa bài, nhận xét. __________________________________ Thứ 3, ngày 08 tháng 3 năm 2016 TOÁN ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ II I. MỤC TIÊU : - Rút gọn được phân số. - Nhận biết được phân số bằng nhau. - Biết giải bài toán có lời văn liên quan đến phân số. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC Khởi động Bài mới HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Cho HS làm BT theo đề sau PHẦN I - TRẮC NGHIỆM Khoanh trßn vµo ch÷ c¸i ®Æt tríc kÕt qu¶ ®óng cho mçi bµi tËp díi ®©y: C©u 1: (0.5 ®iÓm) Ph©n sè nµo chØ phÇn ®· t« mµu trong h×nh sau: A. B. C. D. C©u 2: Ph©n sè b»ng ph©n sè nµo díi ®©y: A. B. C. D. C©u 3: Trong 1 ngµy em häc ë trêng 8 giê. VËy thêi gian häc sÏ lµ: A. ngµy B. ngµy C. ngµy D. ngµy C©u 4: H×nh b×nh hµnh cã ®¸y lµ 9 cm vµ chiÒu cao lµ 4cm. VËy diÖn tÝch h×nh b×nh hµnh ®ã lµ: A. 36cm B. 36cm2 C. 13cm2 D. 96cm2 PhÇn I - Tù luËn C©u 1 : TÝnh + =. - 3 : = 2 x C©u 2: TÝnh gi¸ trÞ biÓu thøc : a. x - b. x x 2 C©u 3: Mét tÊm kÝnh h×nh ch÷ nhËt cã chiÒu réng m, chiÒu dµi gÊp ®«i chiÒu réng. TÝnh chu vi vµ diÖn tÝch tÊm kÝnh ®ã ? C©u 4: Em h·y dïng 3 ch÷ sè: 0 ; 3 ; 5 ®Ó viÕt c¸c sè cã 3 ch÷ sè kh¸c nhau: a. Chia hÕt cho 2: b. Kh«ng chia hÕt cho 2 : ĐÁNH GIÁ Chữa bài, nhận xét giờ học ____________________________________ ĐẠO ĐỨC TÍCH CỰC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO (T2) I. MỤC TIÊU: - Nêu được ví dụ về hoạt động nhân đạo . - Thông cảm với bạn bè và những người gặp khó khăn, hoạn nạn ở lớp, ở trường và cộng đồng . - Tích cực tham gia một số hoạt động nhân đạo ở lớp, ở trường, ở địa phương phù hợp với khả năng và vận động bạn bè, gia đình cùng tham gia . * Hs khá, giỏi nêu được ý nghĩa của hoạt động nhân đạo . * GDKNS : Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm khi nhận tham gia các hoạt động nhân đạo . II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP - Giấy khổ lớn ghi kết quả thảo luận nhóm từ bài tập 5, SGK III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động Bài cũ: - Vì sao cần tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo ? - Các em có thể và cần tham gia những hoạt động nhân đạo nào ? - GV nhận xét, tuyên dương. 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Giới thiệu bài: Kể một số việc làm về hoạt động nhân đạo ? HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH BT 4: Làm việc theo nhóm đôi * Mục tiêu: HS biết xác định đâu là việc làm thể hiện tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo. * Cách tiến hành - GV cho HS nêu yêu cầu bài tập . -GV tổ chức, hướng dẫn cho HS hoạt động nhóm thảo luận, giải quyết yêu cầu bài tập này * Kĩ thuật động não - GV kết luận : + (b) , (c) , ( e) là việc làm nhân đạo. + (a), (d) không phải là hoạt động nhân đạo. - Nêu ý nghĩa của hoạt động nhân đạo ? (Dành HS khá , giỏi . ) BT 2. Xử lí tình huống * Mục tiêu: HS biết thế nào là tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo để xử lý các tình huống một cách hợp lý. * Cách tiến hành: - GV cho HS đọc yêu cầu bài tập - Chia nhóm và giao cho mỗi HS thảo luận một tình huống . - GV theo dõi, giúp đỡ khi HS gặp khó khăn GV rút ra kết luận : - Tình huống (a) : Có thể đẩy xe lăn giúp bạn (nếu bạn có xe lăn ) , quyên góp tiền giúp bạn mua xe (nếu bạn chưa có xe lăn và có nhu cầu) - Tình huống ( b) : Có thể thăm hỏi, trò chuyện với bà cụ, giúp đỡ bà cụ những công việc lặt vặt hằng ngày như lấy nước, quét nhà, quét sân, nấu cơm, thu dọn nhà cửa. . . BT 5. Thảo luận nhóm * Mục tiêu: HS biết dụng những kiến thức đã học vào những việc làm cụ thể. * Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm khi nhận tham gia các hoạt động nhân đạo . * Cách tiến hành: -GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập -Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. * Phương pháp thảo luận nhĩm / kĩ thuật trình bày một phút . - GV kết luận: Cần phải cảm thông ,chia sẻ, giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn bằng cách tham gia những hoạt động nhân đạo phù hợp với khả năng. - GV nhận xét ngắn gọn, khen ngợi hành vi tốt và khuyến khích những em khác noi theo. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - GV gọi HS đọc ghi nhớ trong SGK . -Thực hiện kế hoạch giúp đỡ những người khó khăn, hoạn nạn đã xây dựng. - Thực hiện nội dung 2 trong mục “thực hành” của SGK ĐÁNH GIÁ - Chuẩn bị : Tôn trọng luật lệ an toàn giao thông. - Nhận xét tiết học. ------------------------------------------------------- LUYỆN TỪ VÀ CÂU CÂU KHIẾN I. MỤC TIÊU: - Nắm được cấu tạo và tác dụng của câu khiến (ND ghi nhớ). - Nhận biết được câu khiến trong đoạn trích (BT1, mục III); bước đầu biết đặt câu khiến nói với bạn, với anh chị hoặc với thầy cô (BT3) *HS khá, giỏi: tìm thêm được các câu khiến trong SGK (BT2, mục III); đặt được 2 câu khiến với 2 đối tượng khác nhau (BT3). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Bảng phụ viết câu khiến ở BT1 (phần nhận xét ) Bốn băng giấy – mỗi băng viết một đoạn văn ở BT1 (phần luyện tập ). Một số tờ giấy để học sinh làm BT2 – 3 (phần luyện tập ) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động Bài cũ: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm. -GV yêu cầu HS làm BT1 -GV nhận xét 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu bài: Câu khiến 2. Phần nhận xét Bài tập 1, 2 -GV cho HS thảo luận nhóm bàn giải quyết bài tập GV chốt lại lời giải đúng Bài tập 3: -GV cho HS đọc yêu cầu, tự đặt câu để mượn quyển vở của bạn bên cạnh, viết vào vở GV theo dõi nhận xét. 3. Ghi nhớ -Gv HDHS rút ra ghi nhớ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài tập 1: GV dán bốn băng giấy, mỗi băng viết một đoạn văn, mời 4 HS lên bảng gạch dưới câu khiến. GV nhận xét, tuyên dương Bài tập 2: (HS khá, giỏi: Tìm thêm được các câu khiến) -GV cho HS đọc yêu cầu của bài tập. -GV phát giấy cho HS các nhóm, ghi lời giải vào giấy. -Đại diện nhóm trình bày kết quả. -GV nhận xét, tuyên dương nhóm nào tìm được nhiều câu khiến nhất. GV: Câu mệnh lệnh cũng là câu khiến. Bài tập 3: (HS khá, giỏi: Đặt được 2 câu khiến với 2 đối tượng khác nhau ) -GV gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. Giáo viên nhắc: HS đặt câu khiến phải phù hợp với đối tượng mình yêu cầu. GV nhận xét HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Thế nào là câu khiến? Cuối câu dùng dấu gì? -GV giáo dục HS biết dùng câu khiến khi nói, viết phù hợp ĐÁNH GIÁ -Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ -Xem lại các bài tập. -Chuẩn bị: Cách đặt câu khiến. -GV nhận xét tiết học. ----------------------------------------------------- KỂ CHUYỆN ÔN KỂ CHUYỆN Đà NGHE, Đà ĐỌC. I. MỤC TIÊU: - Kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe , đã đọc nói về lòng dũng cảm . -Hiểu ND chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện (đoạn truyện) . *HS khá giỏi : kể được câu chuyện ngoài SGK và nêu rõ ý nghĩa . II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC - Tranh minh họa truyện trong SGK (có thể phóng to, nếu có điều kiện) - Truyện về người có lòng dũng cảm - Giấy khổ tó viết dàn ý KC. - Giấy khổ to viết tiêu chuẩn đánh giá bài KC. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Khởi động Bài cũ: Những chú bé không chết 2 HS kể lại truyện và trả lời câu hỏi. ? Vì sao truyện có tên là “Những chú bé không chết”? GV nhận xét, tuyên dương 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1.Giới thiệu bài: Kể chuyện đã nghe đã đọc. 2. HD kể chuyện : Hướng dẫn hs hiểu yêu cầu đề bài -GV ghi đề bài lên bảng -Yêu cầu hs đọc đề bài và gạch dưới các từ quan trọng. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hs thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện -Cho hs kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. -Cho hs thi kể trước lớp. -Gv tổ chức cho hs nhận xét, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hay nhất, bạn đặt câu hỏi hay nhất. - Kể câu chuyện ngoài SGK và nêu rõ ý nghĩa . (Dành HS khá, giỏi ) HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG -Yêu cầu về nhà kể lại truyện cho người thân những câu chuyện mà mình đã nghe bạn kể. -GV giáo dục HS yêu thích môn học. ĐÁNH GIÁ - Chuẩn bị bài sau: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. ----------------------------------------------------------- Thứ 4, ngày 10 tháng 3 năm 2016 TẬP ĐỌC CON SẺ I. MỤC TIÊU: - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài phù hợp với nội dung; bước đầu biết nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm. - Hiểu ND: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ non của sẻ già. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Ảnh minh hoạ bài đọc trong SGK. - Bảng phụ viết sẵn từ, câu cần hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 1. Khởi động Bài cũ: Dù sao trái đất vẫn quay ! - Kiểm tra 2,3 HS đọc và trả lời câu hỏi ứng với đoạn đọc. - GV nhận xét. 2. Bài mới HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu bài: Con sẻ 2. Hướng dẫn HS luyện đọc GV chia đoạn: 5 đoạn (mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn) - GV nghe và nhận xét và sửa lỗi luyện đọc cho HS. - Hướng dẫn HS giải nghĩa từ khó. - GV đọc diễn cảm cả bài. 3. Tìm hiểu bài - Trên đường đi con chó thấy gì? Nó định làm gì? - Việc gì đột ngột xảy ra khiến con chó dừng lại và lùi? - Hình ảnh con sẻ già dũng cảm từ trên cây lao xuống cứu sẻ con được miêu tả như thế nào? + Sức mạnh vô hình: - Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối với con sẻ nhỏ bé ? - Nội dung chính của bài là gì? HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Đọc diễn cảm - GV đọc diễn cảm đoạn Bỗng từ trên ..xuống đất . Giọng đọc phù hợp với diễn biến của câu chuyện. -GV nhận xét HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - GV cho HS nêu lại nội dung bài -GV giáo dục HS lòng dũng cảm và làm những việc làm thể hiện lòng dũng cảm , tôn trọng và cảm phục những người có hành động dũng cảm. ĐÁNH GIÁ - Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm bài văn. - GV nhận xét tiết học, biểu dương HS học tốt. -------------------------------------------------------- TOÁN HÌNH THOI I. MỤC TIÊU : Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó. II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu bài: -Hãy kể tên các hình mà em biết. -Trong giờ học hôm nay chúng ta cùng làm quen với một hình mới, đó là hình thoi. 2. Giới thiệu hình thoi -Yêu cầu HS dùng các thanh nhựa trong bộ lắp ghép kĩ thuật để lắp ghép thành một hình vuông. GV cũng làm tương tự với đồ dùng của mình. -Yêu cầu HS dùng mô hình của mình vừa lắp ghép, đặt lên giấy nháp và vẽ theo đường nét của mô hình để có được hình vuông trên giấy. GV vẽ hình vuông trên bảng. -GV xô lệch mô hình của mình để thành hình thoi và yêu cầu HS cả lớp làm theo. -Yêu cầu HS đặt mô hình hình thoi vừa tạo được lên giấy và yêu cầu vẽ hình thoi theo mô hình. GV vẽ trên bảng lớp. -Yêu cầu HS quan sát hình đường viền trong SGK và yêu cầu các em chỉ hình thoi có trong đường diềm. -Đặt tên cho hình thoi trên bảng là ABCD và hỏi HS: Đây là hình gì ? 3. Nhận biết một số đặc điểm của hình thoi -Yêu cầu HS quan sát hình thoi ABCD trên bảng, sau đó lần lượt đặt các câu hỏi để giúp HS tìm được các đặc điểm của hình thoi: B A C D +Kể tên các cặp cạnh song song với nhau có trong hình thoi ABCD. +Hãy dùng thước và đo độ dài các cạnh của hình thoi. +Độ dài của các cạnh hình thoi như thế nào so với nhau ? -Kết luận về đặc điểm của hình thoi: Hình thoi có 2cặp cạnh đối diện // và 4 cạnh bằng nhau. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài tập1: - GV cho HS đọc yêu cầu - Treo bảng phụ có vẽ các hình như trong bài tập 1, YC HS quan sát các hình và trả lời các câu hỏi của bài. +Hình nào là hình thoi ? +Hình nào không phải là hình thoi ? Vì sao em biết? Bài tập 2: -GV vẽ hình thoi ABCD lên bảng và yêu cầu HS QS. B A C D +Nối A với C ta được đường chéo AC của hình thoi ABCD. +Nối B với D ta được đường chéo BD của hình thoi. +Gọi điểm giao nhau của đường chéo AC và BD là O. -Hãy dùng êke kiểm tra xem hai đường chéo của hình thoi có vuông góc với nhau không ? -Hãy dùng thước có vạch chia mi-li-mét để kiểm tra xem hai đường chéo của hình thoi có cắt nhau tại trung điểm của mỗi hình hay không. -GV nêu lại các đặc điểm của hình thoi mà bài tập đã giới thiệu: Hai đường chéo của hình thoi vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đường. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Hình như thế nào được gọi là hình thoi ? Hai đường chéo của hình thoi như thế nào với nhau ? ĐÁNH GIÁ -HS về nhà học thuộc các đặc điểm của hình thoi, xem lại các bài tập -Chuẩn bị: Diện tích hình thoi -Nhận xét tiết học TẬP LÀM VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI (KIỂM TRA VIẾT ) I. MỤC TIÊU: Viết được một bài văn hoàn chỉnh tả cây cối theo gợi ý đề bài trong SGK (hoặc đề bài do GV tự chọn); bài viết đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), diễn đạt thành câu, lời tả tự nhiên, rõ ý. II. CHUẨN BỊ: -Thầy: Bảng phụ, phiếu, phấn màu -Trò: SGK, vở ,bút, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động Bài cũ: Luyện tập miêu tả cây cối. -Gọi hs đọc lại bài văn đã viết -GV nhận xét chung. 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Giới thiệu bài: Miêu tả cây cối (Kiểm tra viết ) GV ghi 4 đề lên bảng. Đề bài: 1/ Tả một cây có bóng mát. 2/ Tả một cây ăn quả. 3/ Tả một cây hoa. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH -Yêu cầu HS lựa chọn để làm một đề -GV nhắc lại một số yêu cầu cơ bản khi HS làm bài: Mở bài: Tả hoặc giới thiệu bao quát về cây. Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây. Kết bài: Có thể nêu ích lợi của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây. -YCHS làm bài -GV theo dõi -Nhận xét về một số bài. ĐÁNH GIÁ GV nhận xét thái độ làm bài của HS Nhận xét tiết học LUYỆN TV LUYỆN VIẾT BÀI 15 I. Mục tiêu: Học sinh luyện viết theo mẫu, viết đúng mẫu chữ theo bài viết cho trước. GD HS Có ý thức rèn luyện II. Đồ dùng dạy học Vở luyện viết HS III. Hoạt động dạy - học 1. Khởi động: Hát 2. Bài mới Giới thiệu bài: Giới thiệu vở luyện viết và bài viết số 15 HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Hướng dẫn viết và trình bày GV giới thiệu vở luyện viết và hướng dẫn cách viết theo 2 kiểu chữ đứng và nghiêng. 2. Hướng dẫn viết các chữ khó GV hướng dẫn và viết lên bảng các chữ mà học sinh hay sai. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Học sinh viết Theo dõi uốn nắn những em yếu HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Liên hệ GD ĐÁNH GIÁ Chọn một số bài nhận xét Nhắc nhở học sinh về nhà luyện viết --------------------------------------------------- Thứ 5 ngày 11 tháng 3 năm 2016 TOÁN DIỆN TÍCH HÌNH THOI I. MỤC TIÊU : - Biết cách tính diện tích hình thoi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.Khởi động KTBC: Hình thoi -GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em nêu các đặc điểm của hình thoi. -GV nhận xét HS. 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn lập công thức tính diện tích hình thoi. -GV đưa ra miếng bìa hình thoi đã chuẩn bị. Sau đó nêu: Hình thoi ABCD có AC = m, BD = n. Tính diện tích của hình thoi. -Hãy tìm cách cắt hình thoi thành 4 hình tam giác bằng nhau, sau đó ghép lại thành hình chữ nhật. -Cho HS phát biểu ý kiến về cách cắt ghép của mình, sau đó thống nhất với cả lớp cách cắt theo hai đường chéo và ghép thành hình chữ nhật AMNC. -Theo em, diện tích hình thoi ABCD và diện tích hình chữ nhật AMNC được ghép từ các mảnh của hình thoi như thế nào với nhau? -Vậy ta có thể tính diện tích hình thoi thông qua diện tích hình chữ nhật. -Yêu cầu HS đo các cạnh của hình chữ nhật và so sánh với đường chéo của hình thoi ban đầu. -Vậy diện tích hình chữ nhật AMNC tính như thế nào ? -Ta thấy m Í = -m và n là gì của hình thoi ABCD ? -Vậy ta có thể tính diện tích của hình thoi bằng cách lấy tích của độ dài hai đường chéo chia cho 2. -GV đưa ra công thừc tính diện tích hình thoi như SGK. Kết luận: Diện tích hình thoi bằng tích của độ dài hai đường chéo chia cho 2 (cùng đơn vị đo.) Công thức S = (S là diện tích của hình thoi; m,n là độ dài của hai đường chéo). HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài tập 1: -Gọi HS nêu yêu cầu bài tập sau đó tự làm bài. -Gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp, sau đó nhận xét HS. Bài tập 2: -Cho HS tự làm bài vào vở, -GV chữa bài HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG -GV yêu cầu HS nêu lại quy tắc tính diện tích của hình thoi. - GV giáo dục HS ham thích học toán và vận dụng vào tính toán trong thực tế ĐÁNH GIÁ - Chuẩn bị bài sau: Luyện tập - Nhận xét tiết học --------------------------------------------------- LUYỆN TỪ VÀ CÂU CÁCH ĐẶT CÂU KHIẾN I. MỤC TIÊU: - Nắm được cách đặt câu khiến (ND ghi nhớ). - Biết chuyển câu kể thành câu khiến (BT1, mục III); bước đầu đặt được câu khiến phù hợp với tình huống giao tiếp (BT2); biết đặt câu với từ cho trước (hãy, đi, xin) theo cách đã học (BT3). *HS khá-giỏi: Nêu được tình huống có thể dùng câu khiến (BT4) II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC -Bốn băng giấy mỗi băng mỗi băng viết 1 câu văn ở BT1 (phần Luyện tập ) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động Bài cũ: Câu khiến - GV yêu cầu HS làm BT3 - GV nhận xét chung. 1. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu bài: Cách đặt câu khiến 2. Nhận xét -HD học sinh biết cách chuyển câu kể “Nhà vua hoàn gươm lại cho Long Vương” thành câu khiến theo 4 cách đã nêu trong SGK. -Lưu ý: Nếu yêu cầu, đề nghị mạnh (hãy, đừng, chớ), cuối câu dùng dấu chấm than. Với những câu yêu cầu, đề nghị nhẹ nhàng, cuối câu nên dùng dấu chấm. GV nhận xét, chốt kết quả đúng: 3. Ghi nhớ -GV HD HS rút ra ghi nhớ -Hai HS đọc lại phần ghi nhớ. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài tập 1: HS đọc yêu cầu BT 1: Chuyển câu kể thành câu khiến. GV nhận xét, chốt bài làm đúng: Nam đi học đi! Nam phải đi học! Thanh phải đi lao động! Thanh nên đi lao động! Ngân hãy chăm chỉ lên nào! Mong Ngân hãy chăm chỉ lên nào! Bài tập 2: -HS đọc yêu cầu: Đặt câu khiến phù hợp với tình huống . -GV cho HS làm bài theo nhóm bàn và trình bày kết quả GV nhận xét, chốt kết quả đúng Bài tập 3, 4: (HS khá-giỏi: Nêu được tình huống có thể dùng câu khiến (BT4) -Cho HS làm bài vào vở -GV chữa bài HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG -GV cho HS nêu lại cách đặt câu khiến -GV giáo dục HS biết sử dụng các câu khiến trong nói, viết phù hợp ĐÁNH GIÁ -HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ. -Xem lại các bài tập. -Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Du lịch-thám hiểm -Nhận xét tiết học. --------------------------------------------------------- KHOA HỌC CÁC NGUỒN NHIỆT I. Mục tiêu Giúp HS: -Kể và nêu được vai trò của một số nguồn nhiệt -Thực hiện một số biện pháp an toàn, tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt trong sinh hoạt (Theo dõi khi đun nấu, tắt bếp khi đun xong) II. Đồ dùng dạy học -Hộp diêm, nến, bàn là, kính lúp (nếu là trời nắng). -Bảng phụ III.Các hoạt động dạy học 1. Khởi động KTBC -Gọi 3 HS lên bảng. +Cho ví dụ về vật cách nhiệt, vật dẫn nhiệt và ứng dụng của chúng trong cuộc sống. +Hãy mô tả nội dung thí nghiệm chứng tỏ không khí có tính cách nhiệt. 2. Bài mới HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Giới thiệu bài: Một số vật có nhiệt độ cao dùng để tỏa nhiệt cho các vật xung quanh mà không bị lạnh đi được gọi là nguồn nhiệt. Bài học hôm nay giúp các em tìm hiểu về các nguồn nhiệt, vai trò của chúng đối với con người và những việc làm phòng tránh rủi ro, tai nạn hay tiết kiệm khi sử dụng nguồn nhiệt. 1. Các nguồn nhiệt và vai trò của chúng -Tổ chức cho HS thảo luận cặp đôi. -Yêu cầu: Quan sát tranh minh hoạ, dựa vào hiểu biết thực tế, trao đổi, trả lời các câu hỏi sau: +Em biết những vật nào là nguồn tỏa nhiệt cho các vật xung quanh ? +Em biết gì về vai trò của từng nguồn nhiệt ấy ? -Gọi HS trình bày. GV ghi nhanh các nguồn nhiệt theo vai trò của chúng: đun nấu, sấy khô, sưởi ấm. +Các nguồn nhiệt thường dùng để làm gì ? +Khi ga hay củi, than bị cháy hết thì còn có nguồn nhiệt nữa không ? -Kết luận: Các nguồn nhiệt là: +Ngọn lửa của các vật bị đốt cháy như que diêm, than, củi, dầu, nến, ga, giúp cho việc thắp sáng và đun nấu. +Bếp điện, mỏ hàn điện, lò sưởi điện đang hoạt động giúp cho việc sưởi ấm, nấu chín thức ăn hay làm nóng chảy một vật nào đó. +Mặt Trời luôn tỏa nhiệt làm nóng nhiều vật. Mặt Trời là nguồn nhiệt quan trọng nhất, không thể thiếu đối với sự sống và hoạt động của con người, động vật, thực vật. Trải qua hàng ngàn, hàng vạn năm Mặt Tời vẫn không bị lạnh đi. 2. Cách phòng tránh những rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng nguồn nhiệt +Nhà em sử dụng những nguồn nhiệt nào ? +Em còn biết những nguồn nhiệt nào khác ? - Cho HS hoạt động nhóm -Phát phiếu học tập và bút dạ cho từng nhóm. -Yêu cầu: Hãy ghi những rủi ro, nguy hiểm và cách phòng tránh rủi ro, nguy hiểm khi sử dụng các nguồn điện. -GV đi giúp đỡ các nhóm, nhắc nhở để bảo đàm HS nào cũng hoạt động. -Gọi HS báo cáo kết quả làm việc. Các nhóm khác bổ sung. GV ghi nhanh vào 1 tờ phiếu để có 1 tờ phiếu đúng, nhiều cách phòng tránh. -Nhận xét, kết luận về phiếu đúng. 3. Những rủi ro nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng nguồn nhiệt -Bị cảm nắng. -Bị bỏng do chơi đùa gần các vật toả nhiệt: bàn là, bếp than, bếp củi, -Bị bỏng do bê nồi, xoong, ấm ra khỏi nguồn nhiệt. -Cháy các đồ vật do để gần bếp than, bếp củi. -Cháy nồi, xoong, thức ăn khi để lửa quá to. +Tại sao lại phải dùng lót tay để bê nồi, xoong ra khỏi nguồn nhiệt ? +Tại sao không nên vừa là quần áo vừa làm việc khác ? -Nhận xét, khen ngợi những HS hiểu bài, nhớ các kiến thức đã học để giải thích một cách khoa học. Chặt chẽ và lôgíc 4. Thực hiện tiết kiệm khi sử dụng nguồn nhiệt -GV nêu hoạt động: Trong các nguồn nhiệt chỉ có Mặt Trời là nguồn nhiệt vô tận. Người ta có thể đun theo kiểu lò Mặt Trời. Còn các nguồn nhiệt khác đều bị cạn kiệt. Do vậy, các em và gia đình đã làm gì để tiết kiệm các nguồn nhiệt. Các em cùng trao đổi để mọi người học tập. -Gọi HS trình bày. -Nhận xét, khen ngợi những HS cùng gia đình đã biết tiết kiệm nguồn nhiệt HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG +Nguồn nhiệt là gì ? +Tại sao phải thực hiện tiết kiệm nguồn nhiệt ? ĐÁNH GIÁ -Dặn HS về nhà học bài, luôn có ý thức tiết kiệm nguồn nhiệt, tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh cùng thực hiện và chuẩn bị bài sau. -Nhận xét tiết học. ----------------------------------------------------------- Thứ 6 ngày 12 tháng 3 năm 2016 TOÁN LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU : - Nhận biết được hình thoi và một số đặc điểm của nó. - Tính được diện tích hình thoi. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động KTBC: Diện tích hình thoi -GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu các em làm BT2 tiết trước . Tính diện tích hình thoi -GV nhận xét 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Giới thiệu bài: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài tập1a: -GV tổ chức, hướng dẫn cho HS làm bài theo nhóm bàn -YCHS trình bày KQ -GV nhận xét chốt KQ đúng Bài tập 2: -Yêu cầu HS tự làm bài vào vở -GV chữa bài Bài tập 4: -Gọi HS đọc yêu cầu bài tập trong SGK. -YC HS thực hành gấp giấy như trong bài tập hướng dẫn. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG -Nêu quy tắc và công thức tính diện tích hình thoi, đặc điểm của hai đường chéo,dấu hiệu nhận biết hình thoi -GV giáo dục HS biết vận dụng kiến thức đã học vào ứng dụng trong thực tế ĐÁNH GIÁ -Chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung -Nhận xét tiết học . ------------------------------------------------- TẬP LÀM VĂN TRẢ BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI I. MỤC TIÊU: - Biết rút kinh nghiệm về bài TLV tả cây cối (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV. * - HS khá-giỏi: Biết nhận xét và sửa lỗi để có câu văn tả cây cối sinh động. II. CHUẨN BỊ: -Thầy: Bảng phụ, phấn màu, phiếu sửa lỗi -Trò: SGK, bút, vở, III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động Bài cũ: Miêu tả đồ vật (kiểm tra viết) 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu bài: Trả bài văn miêu tả cây cối 2. Nhận xét chung kết quả bài viết -Gọi HS đọc lại đề bài (ghi sẵn ở bảng phụ) -GV yêu cầu hs nêu lại nội dung yêu cầu. -GV nhận xét chung kết quả bài viết của hs theo các bước: +Nêu ưu điểm: nắm được yêu cầu đề, kiểu bài, bố cục, ý, cách diễn đạt. +Những thiếu sót hạn chế ( nói chung) -Phát bài cho hs. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Hướng dẫn hs sửa bài. a) Hướng dẫn sửa lỗi từng hs: -GV phát phiếu sửa lỗi cho hs. -Gọi hs đọc mẫu phiếu sửa lỗi. -GV yêu cầu hs: Đọc lời phê của thầy cô Xem lại bài viết Viết vào phiếu các lỗi sai và sửa lại -GV cho hs đổi vở, phiếu để soát lỗi. -GV quan sát giúp đỡ những hs kém, kiểm tra việc làm của hs b) Hướng dẫn sửa lỗi chung: - GV ghi một số lỗi chung cần sửa lên bảng. - Gọi hs nêu ý kiến, cách sửa lỗi sai ghi ở bảng. - GV nhận xét và ghi lại từ, câu đúng, gạch dưới bằng phấn màu lỗi sai. -GV yêu cầu hs sửa vào vở. 2. Hướng dẫn học tập những đoạn văn, bài văn hay. -GV đọc 1 –2 bài văn, đoạn văn hay trong lớp cho cả lớp nghe. -Cho hs trao đổi, thảo luận theo nhóm để chỉ ra cái hay cần học của đoạn văn, bài văn đó. -Gv nhận xét và yêu cầu hs về nhà chỉnh lại bài văn của mình. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG -GV đọc một bài văn hay cho cả lớp cùng nghe. -Tuyên dương những hs đạt điểm cao, có bài viết hay. -GV giáo dục HS Nhận thức được cái hay của bài được thầy , cô khen . ĐÁNH GIÁ Dặn HS về viết lại bài. -Nhận xét chung tiết học -------------------------------------------------- KHOA HỌC NHIỆT CẦN CHO SỰ SỐNG I. Mục tiêu Giúp HS: -Nêu được vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất. II. Đồ dùng dạy học -Tranh minh hoạ trang 108, 109 SGK -Phiếu có sẵn câu hỏi và đáp án cho ban giám khảo, phiếu câu hỏi cho các nhóm HS. -4 tấm thẻ có ghi A, B, C, D. III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động KTBC -Gọi 4 HS lên bảng yêu cầu trả lời các câu hỏi. +Hãy nêu các nguồn nhiệt mà em biết. +Hãy nêu vai trò của các nguồn nhiệt, cho ví dụ ? +Tại sao phải thực hiện tiết kiệm khi sử dụng các nguồn nhiệt ? +Có các việc làm thiết thực nào để tiết kiệm nguồn nhiệt ? 2. Bài mới Giới thiệu bài: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Trò chơi: Cuộc thi “Hành trình văn hoá” Cách tiến hành: -GV kê bàn sao cho các nhóm đều hướng về phía bảng. -Mỗi nhóm cử 1 HS tham gia vào Ban giám khảo. Ban giám khảo có nhiệm vụ đánh dấu câu trả lời đúng của từng nhóm và ghi điểm. -Phát phiếu có câu hỏi cho các đội trao đổi, thảo luận. -1 HS lần lượt đọc to các câu hỏi: Đội nào cũng phải đưa ra sự lựa chọn của mình bằng cách giơ biển lựa chọn đáp án A, B, C, D. -Gọi từng đội giải thích ngắn gọn, đơn giản rằng tại sao mình lại chọn như vậy. -Mỗi câu trả lời đúng được 5 điểm, sai trừ 1 điểm. Lưu ý: GV có quyền chỉ định bất cứ thành viên nào trong nhóm trả lời để phát huy khả năng hoạt động, tinh thần đồng đội của HS. Tránh để HS ngồi chơi. Mỗi câu hỏi chỉ được suy nghĩ trong 30 giây. -Tổng kết điểm từ phía Ban giám khảo. -Tổng kết trò chơi Câu hỏi và đáp án: 1. 3 loài cây, con vật có thể sống ở xứ lạnh: a. Cây xương rồng, cây thông, hoa tuy-líp, gấu Bắc cực, Hải âu, cừu. b. Cây bạch dương, cây thông, cây bạch đàn, chim én, chim cánh cụt, gấu trúc. c. Hoa tuy-líp, cây bạch dương, cây thông, gấu Bắc cực, chim cánh cụt, cừu. 2. 3loài cây, con vật sống được ở xứ nóng: a. Xương rồng, phi lao, thông, lạc đà, lợn, voi. b. Xương rồng, phi lao, cỏ tranh, cáo, voi, lạc đà. c. Phi lao, thông, bạch đàn, cáo, chó sói, lạc đà. 3. Thực vật phong phú, phát triển xanh tốt quanh năm sống ở vùng có khí hậu: a. Sa mạc c. Ôn đới b. Nhiệt đới d. Hàn đới 4. Thực vật phong phú, nhưng có nhiều cây rụng lá về mùa đông sống ở vùng có khí hậu: a. Sa mạc c. Ôn đới b. Nhiệt đới d. Hàn đới 5. Vùng có nhiều loài động vật sinh sống nhất là vùng có khí hậu: a. Sa mạc c. Ôn đới b. Nhiệt đới d. Hàn đới 6. Vùng có ít loài động vật và thực vật sinh sống là vùng có khí hậu: a. Sa mạc và ôn đới b. Sa mạc và nhiệt đới c. Hàn đới và ôn đới d. Sa mạc và hàn đới 2. Vai trò của nhiệt đối với sự sống trên Trái Đất -Tổ chức cho HS thảo luận, trả lời câu hỏi: +Điều kiện gì sẽ xảy ra nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm ? -GV đi gợi ý, hướng dẫn HS. -Gọi HS trình bày. Mỗi HS chỉ nói về một vai trò của Mặt Trời đối với sự sống. -Nhận xét câu trả lời của HS. *Kết luận: Nếu Trái Đất không được Mặt Trời sưởi ấm, gió sẽ ngừng thổi. Trái Đất sẽ trở nên lạnh giá. Khi đó nước trên Trái Đất sẽ ngừng chảy và đóng băng, sẽ không có mưa. Trái Đất sẽ trở thành một hành tinh chết, không có sự sống. 3. Cách chống nóng, chống rét cho người, động vật, thực vật -Tổ chức cho HS thảo luận nhóm. --GV giúp đỡ, hướng dẫn các nhóm. -Gọi HS trình bày. Các nhóm có cùng nội dung nhận xét, bổ sung. +Biện pháp chống nóng cho cây: tưới nước vào buổi sáng sớm, chiều tối, che giàn (không tưới nước khi trời đang nắng gắt). +Biện pháp chống rét cho cây: ủ ấm cho gốc cây bằng rơm, rạ, mùn, che gió. +Biện pháp chống nóng cho vật nuôi: cho vật nuối uống nhiều nước, chuồng trại thoáng mát, làm vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. -Nhận xét câu trả lời của HS. -GD HS luôn có ý thức chống nóng, chống rét cho bản thân, những người xung quanh, cây trồng, vật nuôi trong những điều kiện nhiệt độ thích hợp. ĐÁNH GIÁ -GV tổng kết giờ học tuyên dương các cá nhân, nhóm HS tích cực hoạt động hiểu và thuộc bài ngay tại lớp. Nhắc nhở các HS chưa chú ý hoạt động trong giờ học. -Dặn HS về nhà học bài và xem lại các bài từ 20 đến 54. ---------------------------------------------------- HĐNGLL PHÁT ĐỘNG THI ĐUA HỌC TẬP CHĂM NGOAN, LÀM NHIỀU VIỆC TỐT CHÀO MỪNG 8/3 I. Yêu cầu giáo dục : + Giúp HS : - Giúp HS hiểu được ý nghĩa của ngày 8/3 II.Nội dung và hình thức : a, Nội dụng : - Giúp các em hiểu được về các nội dung ngày 8/3 - Các bài hát, bài thơ, truyện . b, Hình thức : - Báo cáo kết quả, thảo luận, trao đổi . III. Chuẩn bị hoạt động : - Chuẩn bị một số câu hỏi . - Một số tình huống . IV. Tiến hành hoạt động : 1. Khởi động : - Cho cả lớp hát . 2. Bài mới HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu nội dung bài học : 2. Thảo luận nội dung hoạt động * Đưa ra một số câu hỏi - Chia nhóm, yêu cầu HS thảo luận và trả lời . - Gọi các nhóm trình bày kết quả trước lớp . - Nhận xét, tuyên dương những HS trả lời tốt . HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH * Nêu một số tình huống . - Yêu cầu các nhóm thảo luận và đóng vai - Gọi các nhóm lên đóng vai trước lớp . ĐÁNH GIÁ - Nhận xét, khen ngợi . - Tổng kết giờ học . --------------------------------------------------- SINH HOẠT ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TUẦN 27 I. MỤC TIÊU: - Giúp HS nhận ra ưu, khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp. - Biết suy nghĩ để nêu ra ý tưởng xây dựng phương hướng cho hoạt động tập thể lớp. - Thông qua phương hướng thực hiện của cả lớp, HS định hướng được các bước tu dưỡng và rèn luyện bản thân -Tự giác, mạnh dạn, tự tin phát biểu trước lớp. -Có ý thức tự sửa sai khuyết điểm mắc phải và biết phát huy những mặt tích cực của bản thân, có tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: CT HĐQT lập báo cáo tuần 27 GV: Kế hoạch tuần 28 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Khởi động: Hát Hoạt động HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Nhận xét lớp tuần 27: -CT HĐQT điều khiển sinh hoạt. - Các nhóm trưởng báo cáo tình hình trong nhóm -Các thành viên có ý kiến. -CT HĐQT nhận xét . -Giáo viên tổng kết chung : a) Hạnh kiểm : b) Học tập: c) Hoạt động khác: Kế hoạch tuần 28 1. Duy trì những kết quả đạt được trong tuần 27, khắc phục khuyết điểm. 2. Tiếp tục thực hiện hoạt động Đội nghiêm túc, chất lượng. 3. Dọn vệ sinh lớp học sạch sẽ. 4. Ôn tập, phụ đạo HS yếu, tiếp tục bồi dưỡng HS giỏi. __________________________________ Ngày tháng 3 năm 2016 Chuyên môn kí duyệt
File đính kèm:
- giao_an_lop_4_vnen_tuan_27_dinh_ngoc_tu.doc