Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 29 - Đinh Ngọc Tú
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 29 - Đinh Ngọc Tú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 29 - Đinh Ngọc Tú
Thứ hai, ngày 21 tháng 3 năm 2016 Tập đọc ĐƯỜNG ĐI SA PA I.MỤC TIÊU: - Đọc rành mạch, trôi chảy. - Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm; bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả. - Hiểu ND, ý nghĩa: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước. (trả lời các câu hỏi; thuộc hai đoạn cuối bài). II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ. - Tranh, ảnh sưu tầm về cảnh Sa Pa hoặc đường lên Sa Pa. - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu chủ điểm và bài đọc GV giới thiệu chủ điểm Khám phá thế giới và tranh minh họa chủ điểm. Giới thiệu bài đọc: Sa Pa – một huyện thuộc tỉnh Lào Cai, là một địa điểm du lịch và nghỉ mát nổi tiếng ở miền Bắc nước ta. Bài đọc Đường đi Sa Pa sẽ giúp em hình dung được cảnh đẹp đặc biệt của con đường đi Sa Pa và phong cảnh Sa Pa. 2. Luyện đọc Bước 1: GV giúp HS chia đoạn bài tập đọc Bước 2: GV yêu cầu HS luyện đọc theo trình tự các đoạn trong bài (đọc 2, 3 lượt) - Lượt đọc thứ 1: GV chú ý khen HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp. - Lượt đọc thứ 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc. - GV kết hợp hướng dẫn HS quan sát tranh ảnh minh họa; giúp HS hiểu các từ ngữ: rừng cây âm u, hoàng hôn, áp phiên ; lưu ý HS nghỉ hơi đúng trong câu sau để không gây mơ hồ về nghĩa: Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô / tạo nên cảm giác bồng bềnh, huyền ảo. - Bước 3: Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài - Bước 4: GV đọc diễn cảm cả bài GV đọc giọng nhẹ nhàng, nhấn giọng những từ ngữ gợi cảm, gợi tả vẻ đẹp Sa Pa, sự ngưỡng mộ, háo hức của du khách trước cảnh đẹp của con đường lên Sa Pa, phong cảnh Sa Pa: chênh vênh, sà xuống, bồng bềnh, trắng xóa, âm âm, rực lên, lướt thướt, vàng hoe, thoắt cái, trắng long lanh, gió xuân hây hẩy, quà tặng diệu kì 3. Tìm hiểu bài: - HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi: 1/ Mỗi đọan trong bài là một bức tranh đẹp về cảnh và người. Hãy miêu tả những điều em hình dung được về mỗi bức tranh ấy? - Em hãy cho biết mỗi đoạn văn gợi cho chúng ta điều gì về Sa Pa? -HS đọc thầm đoạn 2, nói điều các em hình dung được khi đọc đoạn văn tả cảnh một thị trấn nhỏ trên đường đi Sa Pa: - HS đọc thầm đoạn 3, nói điều các em hình dung được về cảnh đẹp của Sa Pa: Ngày liên tục đổi mùa, tạo nên bức tranh phong cảnh rất lạ 2/ Những bức tranh phong cảnh bằng lời trong bài thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Hãy nêu một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế ấy? 3/ Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “ món quà kì diệu của thiên nhiên”? * Em hãy nêu ý chính của bài văn ? - 2HS nêu lại. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hướng dẫn đọc diễn cảm Bước 1: Hướng dẫn HS đọc từng đoạn văn - GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng đoạn trong bài. - GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi đoạn. - Bước 2: Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 đoạn văn - GV treo bảng phụ có ghi đoạn văn cần đọc diễn cảm (Xe chúng tôi lao chênh vênh lướt thướt liễu rủ) - GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng) - GV sửa lỗi cho các em - Bước 3: Học thuộc lòng đoạn văn - GV yêu cầu HS nhẩm thuộc lòng đoạn văn Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa đến hết. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Bài văn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cảnh đẹp Sa Pa như thế nào? - HS nêu lại. ĐÁNH GIÁ - GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học. - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn, chuẩn bị bài: Trăng ơi từ đâu đến? --------------------------------------------------------------- Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: - Viết được tỉ số của hai đại lượng cùng loại. - Giải được bài toán Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: Kiểm tra bài cũ: Luyện tập - GV kiểm tra lại VBT. - GV nhận xét. 2. Bài mới HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài tập 1: Viết tỉ số của a và b biết - Nhằm phân biệt tỉ số của a và b với tỉ số của b và a GV hướng dẫn học sinh cách làm GV nhận xét Bài tập 3: - Yêu cầu HS đọc đề toán. - Yêu cầu HS chỉ rõ tổng của hai số phải tìm; tỉ số của hai số đó. Bài tập 4: GV yêu cầu học sinh đọc đề bài GV hướng dẫn cách làm GV nhận xét. ĐÁNH GIÁ - HS về nhà xem lại qua bài, làm VBT. - Chuẩn bị bài: Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. - GV nhận xét. Chính tả (Nghe – Viết) AI ĐÃ NGHĨ RA CÁC CHỮ SỐ 1, 2, 3, 4 ? I. MỤC TIÊU: - Nghe – viết và trình bày đúng bài chính tả. - Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng bài báo ngắn có các chữ số. - Làm đúng BT 3 ( kết hợp đọc lại mẩu chuyện sau khi hoàn chỉnh BT), hoặc BT CT phương ngữ (2) a/b. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả - GV đọc đoạn văn cần viết chính tả 1 lượt. - Hỏi: + Đầu tiên người ta cho rằng ai đã nghĩ ra các chữ số? + Vậy ai đã nghĩ ra các chữ số? + Mẩu chuyện có nội dung là gì? - GV yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn cần viết và cho biết những từ ngữ cần phải chú ý khi viết bài. - GV viết bảng những từ HS dễ viết sai và hướng dẫn HS nhận xét. - GV yêu cầu HS viết những từ ngữ dễ viết sai vào bảng con. - GV đọc từng câu, từng cụm từ 2 lượt cho HS viết. - GV đọc toàn bài chính tả 1 lượt. - GV yêu cầu từng cặp HS đổi vở soát lỗi cho nhau - GV nhận xét chung HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài tập 2a - GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 2a - GV nhắc HS có thể thêm dấu thanh để tạo thêm nhiều tiếng có nghĩa. - GV phát 3 tờ phiếu cho 3 cặp HS - GV nhận xét kết quả bài làm của HS, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 3: - GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập 3 - GV dán 3 tờ phiếu đã viết nội dung truyện, mời 3 HS lên bảng thi làm bài. - GV hỏi HS về tính khôi hài của truyện vui. ĐÁNH GIÁ - GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. - Nhắc những HS viết sai chính tả ghi nhớ để không viết sai những từ đã học. - Chuẩn bị bài: Nhớ – viết: Đường đi Sa Pa. ------------------------------------------------- Luyện Toán TÌM HAI SỐ KHI BIẾT HIỆU VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ I. MỤC TIÊU: - Khám phá cách giải bài toán “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó” II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS giải bài toán 1 - GV nêu bài toán. - Phân tích đề toán: Số bé là mấy phần? Số lớn là mấy phần? - Yêu cầu HS vẽ sơ đồ đoạn thẳng, nghiên cứu hướng dẫn SGK để tìm ra cách giải 3. Hướng dẫn HS giải bài toán 2 - Tiến hành tương tự bài 1 HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HS làm Bài tập 1: ĐÁNH GIÁ Nhận xét giờ học --------------------------------------------------------- Thứ ba ngày 22 tháng 03 năm 2016 Toán TÌM HAI SỐ KHI BIẾT HIỆU VÀ TỈ SỐ CỦA HAI SỐ ĐÓ I. MỤC TIÊU: - Biết cách giải bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: Kiểm tra bài cũ: Luyện tập chung - Kiểm tra VBT của HS. - GV nhận xét. 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn HS giải bài toán 1 - GV nêu bài toán. - Phân tích đề toán: Số bé là mấy phần? Số lớn là mấy phần? - Yêu cầu HS vẽ sơ đồ đoạn thẳng - Hướng dẫn HS giải: + Hiệu số phần bằng nhau? + Tìm giá trị của 1 phần? + Tìm số bé? + Tìm số lớn? 3. Hướng dẫn HS giải bài toán 2 - GV nêu bài toán. - Phân tích đề toán: Chiều dài là mấy phần? Chiều rộng là mấy phần? - Yêu cầu HS vẽ sơ đồ đoạn thẳng - Hướng dẫn HS giải: + Hiệu số phần bằng nhau? + Tìm giá trị của 1 phần? + Tìm chiều rộng? + Tìm chiều dài? HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài tập 1: - Mục đích làm rõ mối quan hệ giữa hiệu của hai số phải tìm và hiệu số phần mà mỗi số đó biểu thị. + Vẽ sơ đồ + Tìm hiệu số phần bằng nhau + Tìm số bé + Tìm số lớn ĐÁNH GIÁ - HS về nhà xem lại bài và làm VBT. - Chuẩn bị bài: Luyện tập. -------------------------------------------------------- Đạo đức TÔN TRỌNG LUẬT GIAO THÔNG TIẾT 2 I. MỤC TIÊU: - Nêu được một số quy định khi tham gia giao thông ( những quy định có liên quan tới HS). - Phân biệt được hành vi tôn trọng luật giao thông và vi phạm Luật Giao thông. - Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông trong cuộc sống hằng ngày. *KNS: Kĩ năng tham gia giao thông đúng Luật. - Kĩ năng phê phán những hành vi vi phạm Luật giao thông. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Nội dung một số tin về an toàn giao thông thu thập từ sách báo, truyền hình - Một số biển báo giao thông cơ bản (biển báo đường 1 chiều, biển báo có một HS đi qua, biển báo có đường sắt, cấm đỗ xe và biển báo cấm dừng). III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC: 1. Khởi động Kiểm tra bài cũ: - HS nêu lại ghi nhớ. - Cần tôn trọng luật giao thông như thế nào? - 2HS nêu lại, GV nhận xét. 2. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu bài 2. TRAO ĐỔI THÔNG TIN - Yêu cầu HS trình bày kết quả thu thập và ghi chép trong tuần vừa qua. - Yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK. - Hỏi: Từ những con số thu thập được, em có nhận xét gì về tình hình an toàn giao thông của nước ta trong những năm gần đây? - Giới thiệu: Để hiểu rõ ý nghĩa của những con số kể trên, chúng ta sẽ đi vào thảo luận những phần tiếp sau đây. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢ LỜI CÂU HỎI - Yêu cầu đọc 3 câu hỏi trong SGK. - Yêu cầu thảo luận nhóm, trả lời các câu hỏi trên. Tai nạn giao thông để lại những hậu quả gì? Tại sao lại xảy ra tai nạn giao thông ? Cần làm gì để tham gia giao thông an toàn? - Nhận xét câu trả lời của HS - Kết luận : Để hạn chế và giảm bớt tai nạn giao thông, mọi người phải tham gia vào việc giữ gìn trật tự an toàn giao thông, mọi nơi mọi lúc. QUAN SÁT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI - Yêu cầu thảo luận cặp đôi, quan sát các tranh trong SGK và trả lời câu hỏi sau : Hãy nêu nhận xét về việc thực hiện luật giao thông trong các tranh dưới đây, giải thích vì sao ? - Nhận xét câu trả lời của HS. - Kết luận : Để tránh các tai nạn giao thông có thể xảy ra, mọi người đều phải chấp hành nghiêm chỉnh các Luật lệ giao thông. Thực hiện luật giao thông là trách nhiệm của mỗi người dân để tự bảo vệ mình, bảo vệ mọi người và bảo đảm an toàn giao thông. ĐÁNH GIÁ * Tôn trọng Luật giao thông là trách nhiệm của mọi người dân để bảo vệ mình, bảo vệ mọi người và đảm bảo an toàn giao thông. - HS về nhà xem lại bài và học thuộc ghi nhớ. - GV nhận xét tiết học - Chuẩn bị tiết sau: Bảo vệ môi trường. Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ: DU LỊCH – THÁM HIỂM I. MỤC TIÊU: - Hiểu các từ du lịch, thám hiểm (BT1, BT2); bước đầu hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ở BT3; biết chọn tên sông cho trước đúng lời giải câu đố trong BT4. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu bài 2. Tìm hiểu thế nào là du lịch, thám hiểm Bài tập 1: GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. Bài tập 2: GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng GV mời học sinh trình bày Bài tập 3: - HS thảo luận GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài tập 4: Mời 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. GV phát giấy cho các nhóm trao đổi, thảo luận, chọn tên các dòng sông đã cho để giải đố nhanh. GV lập 1 tổ trọng tài; mời 2 nhóm thi trả lời nhanh: nhóm 1 đọc câu hỏi / nhóm 2 trả lời đồng thanh. Hết một nửa bài thơ, đổi ngược lại nhiệm vụ. Làm tương tự như thế với các nhóm sau. Cuối cùng, các nhóm dán lời giải lên bảng lớp. GV cùng tổ trọng tài chấm điểm, kết luận nhóm thắng cuộc. * Qua bài học giúp em hiểu biết điều gì? ĐÁNH GIÁ - GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. - Yêu cầu HS về nhà HTL bài thơ (ở BT4) và câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. - Chuẩn bị bài: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi. ------------------------------------------------------------- Kể chuyện ĐÔI CÁNH CỦA NGỰA TRẮNG I. MỤC TIÊU: - Dựa theo lời kể của GV và tranh minh họa ( SGK), kể lại được từng đoạn và kể nối tiếp toàn bộ câu chuyện Đôi cánh của ngựa trắng rõ ràng, đủ ý (BT1). - Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện (BT2). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu bài 2. HS nghe kể chuyện Bước 1: GV kể lần 1 - GV kết hợp vừa kể vừa giải nghĩa từ. - Giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng ở đoạn đầu, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp của Ngựa Trắng, sự chiều chuộng của Ngựa Mẹ với con, sức mạnh của Đại Bàng Núi; giọng kể nhanh hơn, căng thẳng ở đoạn Sói Xám định vồ Ngựa Trắng; hào hứng ở đoạn cuối – Ngựa Trắng đã biết phóng như bay. -Bước 2: GV kể lần 2 - GV vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - GV mời HS đọc yêu cầu của BT1, 2 - Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm. Kể xong trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. GV nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hay nhất, hiểu ý nghĩa câu chuyện nhất. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Có thể dùng câu tục ngữ nào để nói về chuyến đi của Ngựa Trắng?(GV bổ sung thêm: Đi cho biết đó biết đây – Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.) - GV nhận xét tiết học, khen ngợi những HS kể hay, nghe bạn chăm chú, nêu nhận xét chính xác. - Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân. ĐÁNH GIÁ - Chuẩn bị bài: Kể lại chuyện đã nghe, đã đọc (Đọc trước yêu cầu và gợi ý của bài tập kể chuyện trong SGK, tuần 30 để chuẩn bị một câu chuyện em sẽ kể trước lớp. Đọc kĩ để nhớ thuộc câu chuyện. Mang đến lớp truyện các em tìm được). ------------------------------------------------------------- Thứ tư ngày 23 tháng 03 năm 2016 Tập đọc TRĂNG ƠI TỪ ĐÂU ĐẾN? I. MỤC TIÊU: - Đọc rành mạch, trôi chảy. - Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, bước đầu biết ngắt nhịp đúng các dòng thơ. - Hiểu ND: Tình cảm yêu mến, gắn bó của nhà thơ đối với trăng và thiên nhiên đất nước. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 3,4 khổ thơ trong bài. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ. - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: Kiểm tra bài cũ: Đường đi Sa Pa - GV yêu cầu 2 – 3 HS nối tiếp nhau đọc bài, trả lời câu hỏi 3 trong SGK. - GV yêu cầu 1 HS đọc thuộc lòng đoạn văn có yêu cầu học thuộc, trả lời câu hỏi 4 trong SGK. - GV nhận xét 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu bài 2. Hướng dẫn luyện đọc + GV yêu cầu 1 học sinh khá đọc toàn bài - Bước 1: GV yêu cầu HS luyện đọc theo trình tự các khổ thơ trong bài (đọc 2, 3 lượt) - Lượt đọc thứ 1: GV chú ý khen HS đọc đúng kết hợp sửa lỗi phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng hoặc giọng đọc không phù hợp. GV kết hợp hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa bài thơ. - Lượt đọc thứ 2: GV yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài đọc. - Bước 2: Yêu cầu 1 HS đọc lại toàn bài. - Bước 4: GV đọc diễn cảm cả bài. Giọng thiết tha; đọc câu Trăng ơi từ đâu đến? với giọng hỏi đầy ngạc nhiên, ngưỡng mộ; đọc chậm rãi, tha thiết, trải dài ở khổ thơ cuối; nhấn giọng những từ gợi tả, gợi cảm: từ đâu đến?, hồng như, tròn như, bay, soi, soi vàng, sáng hơn. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài + Bước 1: GV yêu cầu HS đọc thầm 2 khổ thơ đầu. - Trong 2 khổ thơ đầu, trăng được so sánh với những gì? - Vì sao tác giả nghĩ trăng từ cánh đồng xa, từ biển xanh? - GV nhận xét và chốt ý + Bước 2: GV yêu cầu HS đọc thầm 4 khổ thơ tiếp theo - Trong mỗi khổ thơ tiếp theo, vầng trăng gắn với 1 đối tượng cụ thể. Đó là những gì, những ai? GV: Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ là vầng trăng dưới con mắt nhìn của trẻ thơ. - Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước như thế nào? - GV nhận xét và chốt ý. + GV nêu nội dung bài thơ. - 2 HS nhắc lại. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hướng dẫn đọc diễn cảm - Bước 1: Hướng dẫn HS đọc từng khổ thơ. - GV mời HS đọc tiếp nối nhau từng khổ thơ trong bài - GV hướng dẫn các em tìm đúng giọng đọc và thể hiện biểu cảm. - Bước 2: Hướng dẫn kĩ cách đọc 1 khổ thơ - GV treo bảng phụ có ghi khổ thơ cần đọc diễn cảm (Trăng ơi từ đâu đến? Bạn nào đá lên trời.) - GV cùng trao đổi, thảo luận với HS cách đọc diễn cảm (ngắt, nghỉ, nhấn giọng) - GV sửa lỗi cho các em. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG - Hình ảnh thơ nào là phát hiện độc đáo của tác giả khiến em thích nhất? - GV chốt lại: Bài thơ là phát hiện độc đáo của nhà thơ về vầng trăng – vầng trăng dưới con mắt nhìn của trẻ em. ĐÁNH GIÁ - GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS trong giờ học. - Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc bài thơ. --------------------------------------------------------- Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Giải được bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: 2. Bài mới: Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài tập 1: - Yêu cầu HS đọc đề toán - Vẽ sơ đồ minh hoạ - Giải toán: Bài tập 2: GV đọc đề toán - Các bước giải toán: + Tìm hiệu số phần bằng nhau? (dựa vào tỉ số) + Tìm giá trị một phần? + Tìm từng số? ĐÁNH GIÁ - Chuẩn bị bài: Luyện tập. ---------------------------------------------- Tập làm văn LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ CÂY CỐI (Bài thay thế) I. MỤC TIÊU: - Nắm được 2 cách kết bài (mở rộng, không mở rộng) trong bài văn miêu tả cây cối ; vận dụng kiến thức đã biết để bước đầu viết được đoạn kết bài mở rộng cho bài văn tả một cây mà em thích. II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động Kiểm tra bài cũ: 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Giới thiệu bài HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1 : - 2 HS nối tiếp đọc đề bài - trao đổi, thực hiện yêu cầu. + HS chỉ đọc và xác định đoạn kết bài trong bài văn miêu tả cây cối. Sau đó xác định xem đoạn kết bài này có thể dùng các câu đó để làm kết bài được không và giải thích vì sao ? - HS trình bày. Sửa lỗi nhận xét. Bài 2 : - HS đọc đề bài. + GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. + GV dán tranh ảnh chụp về một số loại cây như: na, ổi, mít, cau, si, tre, tràm,... - Yêu cầu trao đổi, - HS trình bày nhận xét chung về các câu trả lời của HS. Bài 3 : - HS đọc đề bài. + Gv kiểm tra sự chuẩn bị của HS. + GV dán tranh ảnh chụp về một số loại cây như: na, ổi, mít, cau, si, tre, tràm,... - HS trao đổi, lựa chọn đề bài miêu tả (là cây gì) sau đó trả lời các câu hỏi SGK, sắp xếp ý lại để hình thành một đoạn kết bài theo kiểu mở rộng. + HS chỉ viết một đoạn kết bài theo kiểu mở rộng cho bài văn miêu tả cây cối do mình tự chọn. + GV phát giấy khổ lớn HS làm, dán bài làm lên bảng. - Gọi HS trình bày. - GV sửa lỗi nhận xét chung và cho điểm những HS làm bài tốt. Bài 4 : - HS đọc đề bài. + GV dán tranh ảnh chụp về một số loại cây theo yêu cầu đề tài như: cây tre, cây tràm cây đa. - HS trao đổi, lựa chọn đề bài miêu tả (là cây gì trong số 3 cây đã cho) sau đó viết thành một đoạn kết bài theo kiểu mở rộng. + HS chỉ viết một đoạn kết bài theo kiểu mở rộng cho bài văn miêu tả cây gì trong số 3 cây đã cho do mình tự chọn không viết về các cây có ở bên ngoài. - Gọi HS trình bày. - GV sửa lỗi, nhận xét chung. ĐÁNH GIÁ - Nhận xét tiết học. - Về nhà hoàn thành đoạn kết theo hai cách mở rộng: Tả cây cây bóng mát, cây hoa, cây ăn quả mà em yêu thích. ------------------------------------------------------ Luyện TV LUYỆN VIẾT BÀI 17, 18 I. Mục tiêu: Học sinh luyện viết theo mẫu, viết đúng mẫu chữ theo bài viết cho trước. GD HS Có ý thức rèn luyện II. Đồ dùng dạy học Vở luyện viết HS III. Hoạt động dạy - học 1. Khởi động: Hát 2. Bài mới Giới thiệu bài: Giới thiệu vở luyện viết và bài viết số 17, 18 HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Hướng dẫn viết và trình bày GV giới thiệu vở luyện viết và hướng dẫn cách viết theo 2 kiểu chữ đứng và nghiêng. 2. Hướng dẫn viết các chữ khó GV hướng dẫn và viết lên bảng các chữ mà học sinh hay sai. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Học sinh viết Theo dõi uốn nắn những em yếu HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG Liên hệ GD ĐÁNH GIÁ Chọn một số bài nhận xét Nhắc nhở học sinh về nhà luyện viết ------------------------------------------------------- Thứ năm ngày 24 tháng 03 năm 2016 Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: - Giải được bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó. - Biết nêu bài toán Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó theo sơ đồ cho trước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: Kiểm tra bài cũ: Luyện tập - GV yêu cầu HS sửa bài làm nhà. - GV nhận xét. 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài tập 1: GV yêu cầu học sinh đọc đề bài - Vẽ sơ đồ - Tìm hiệu số phần bằng nhau - Tìm số bé - Tìm số lớn - GV yêu cầu học sinh lên bảng giải - GV nhận xét Bài tập 3: - Yêu cầu HS chỉ ra hiệu của hai số và tỉ số của hai số đó. Vẽ sơ đồ minh hoạ Yêu cầu HS tự giải Vẽ sơ đồ - Tìm hiệu số phần bằng nhau - Tìm sơ gạo nếp - Tìm số gạo tẻ - GV yêu cầu học sinh lên bảng giải - GV nhận xét Bài tập 4: - Yêu cầu HS lập đề toán theo sơ đồ (trả lời miệng, không cần viết thành bài toán) - Yêu cầu HS chỉ ra hiệu của hai số và tỉ số của hai số đó. - Vẽ sơ đồ minh hoạ. - Yêu cầu HS tự giải. ĐÁNH GIÁ - HS về nhà xem lại BT và làm VBT. - Chuẩn bị bài: Luyện tập chung - GV nhận xét. ------------------------------------------------------- Luyện từ và câu GIỮ PHÉP LỊCH SỰ KHI BÀY TỎ YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ I. MỤC TIÊU: - Hiểu thế nào là lời yêu cầu, đề nghị lịch sự (ND Ghi nhớ). - Bước đầu biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự (BT1, BT2, mục III); phân biệt được lời yêu cầu, đề nghị lịch sự và lời yêu cầu, đề nghị không giữ được phép lịch sự (BT3); bước đầu biết đặt câu khiến phù hợp với một tình huống giao tiếp cho trước (BT4). KNS: Giao tiếp: Ứng xử, thể hiện sự cảm thông. - Thương lượng. - Đặt mục tiêu. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - 1 tờ phiếu ghi lời giải BT2, 3 (phần Nhận xét). Vài tờ giấy khổ to để HS làm BT4 (phần Luyện tập). III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: Kiểm tra bài cũ: MRVT: Du lịch – Thám hiểm. - GV kiểm tra 2 HS. - GV nhận xét. 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu bài 2. Hình thành khái niệm Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét - GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập. - GV kết luận, chốt lại ý đúng. Câu 3: Em có nhận xét gì về cách nêu yêu cầu, của hai bạn Hùng và Hoa ? Câu 4: Như thế nào là lịch sự khi yêu cầu, đề nghị? - Tại sao phải giữ phép lịch sự khi yêu cầu, đề nghị ? Bước 2: Ghi nhớ kiến thức - Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài tập 1: - GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập - GV mời 3 HS đọc các câu khiến trong bài đúng ngữ điệu, sau đó lựa chọn cách nói lịch sự. - GV nhận xét. Bài tập 2: - GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV mời 3 HS đọc các câu khiến trong bài đúng ngữ điệu, sau đó lựa chọn cách nói lịch sự. - GV nhận xét Bài tập 3: - GV mời 4 HS tiếp nối nhau đọc các cặp câu khiến đúng ngữ điệu, phát biểu ý kiến, so sánh từng cặp câu khiến về tính lịch sự, giải thích vì sao những câu ấy giữ & không giữ được lịch sự. - GV nhận xét, kết luận. a. Lan ơi, cho tớ về với! - Cho đi nhờ một cái! b. Chiều nay, chị đón em nhé! Chiều nay, chị phải đón em đấy! c. Đừng có mà nói như thế! - Theo tớ, cậu không nên nói như thế! d. Mở hộ cháu cái cửa! - Bác mở giúp cháu cái cửa này với! Bài tập 4: - GV: với mỗi tình huống, có thể đặt những câu khiến khác nhau để bày tỏ thái độ lịch sự. - GV phát giấy khổ rộng cho vài em. - GV nhận xét. ĐÁNH GIÁ *Giữ phép lịch sự là biết đưa ra lời yêu cầu một cách lịch sự để người nghe vui vẻ thực hiện. - GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. ------------------------------------------------------------ Khoa học THỰC VẬT CẦN GÌ ĐỂ SỐNG ? I. Mục tiêu Nêu được những yếu tố cần để duy trì sự sống của thực vật: Nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ và khoáng chất II. Đồ dùng dạy học -HS mang đến lớp những loại cây đã được gieo trồng. -GV có 5 cây trồng theo yêu cầu như SGK. -Phiếu học tập theo nhóm. II. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động KTBC + Nước có thể ở những thể nào? +Ở mỗi thể nước có tính chất như thế nào? 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Giới thiệu bài: 1. Mô tả thí nghiệm -Kiểm tra việc chuẩn bị cây trồng của HS. -Tổ chức cho HS tiến hành báo cáo thí nghiệm trong nhóm. -Yêu cầu: Quan sát cây các bạn mang đến. Sau đó mỗi thành viên mô tả cách trồng, chăm sóc cây của mình. Thư ký thứ nhất ghi tóm tắt điều kiện sống của cây đó vào một miếng giấy nhỏ, dán vào từng lon sữa bò. Thư ký thứ hai viết vào một tờ giấy để báo cáo. -GV đi giúp đỡ, hướng dẫn từng nhóm. -Gọi HS báo cáo công việc các em đã làm. GV kẻ bảng và ghi nhanh điều kiện sống của từng cây theo kết quả báo cáo của HS. -Nhận xét, khen ngợi các nhóm đã có sự chuẩn bị chu đáo, hăng say làm thí nghiệm. +Các cây đậu trên có những điều kiện sống nào giống nhau ? +Các cây thiếu điều kiện gì để sống và phát triển bình thường ? Vì sao em biết điều đó ? +Thí nghiệm trên nhằm mục đích gì ? +Theo em dự đoán thì để sống, thực vật cần phải có những điều kiện nào để sống ? +Trong các cây trồng trên, cây nào đã có đủ các điều kiện đó ? -Kết luận: Thí nghiệm chúng ta đang phân tích nhằm tìm ra những điều kiện cần cho sự sống của cây. Các cây 1, 2, 3, 5 gọi là các cây thực nghiệm, mỗi cây trồng đều bị cung cấp thiếu một yếu tố. Riêng cây số 4 gọi là cây đối chứng, cây này phải đảm bảo được cung cấp tất cả mọi yếu tố cần cho cây sống thì thí nghiệm mới cho kết quả đúng. Vậy với những điều kiện sống nào thì cây phát triển bình thường ? Chúng ta cùng tìm hiểu hoạt động 2. 2. Điều kiện để cây sống và phát triển bình thường. -Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm mỗi nhóm -Phát phiếu học tập cho HS. -Yêu cầu: Quan sát cây trồng, trao đổi, dự đoán cây trồng sẽ phát triển như thế nào và hoàn thành phiếu. -GV đi giúp đỡ các nhóm để đảm bảo HS nào cũng được tham gia. -Gọi các nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung. GV kẻ bảng như phiếu học tập và ghi nhanh lên bảng -Nhận xét, khen ngợi những nhóm HS làm việc tích cực. - Trong 5 cây đậu trên, cây nào sẽ sống và phát triển bình thường ? Vì sao ? +Các cây khác sẽ như thế nào ? Vì sao cây đó phát triển không bình thường và có thể chết rất nhanh ? +Để cây sống và phát triển bình thường, cần phải có những điều kiện nào ? -GV kết luận hoạt động :Thực vật cần có đủ nước, chất khoáng, không khí và ánh sáng thì mới sống và phát triển bình thường được. Đất có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của cây. Đất cung cấp nước và các chất dinh dưỡng cho cây. Ánh sáng, không khí giúp cây quang hợp, thực hiện các quá trình tổng hợp chất hữu cơ, quá trình trao đổi chất, trao đổi khí giúp cây sống, sinh trưởng và phát triển bình thường. Thiếu một trong các điều kiện trên cây sẽ bị chếâu2 HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Tập làm vườn -Hỏi: Em trồng một cây hoa (cây cảnh, cây thuốc, ) hàng ngày em sẽ làm gì để giúp cây phát triển tốt, cho hiệu quả cao ? -Gọi HS trình bày. -Nhận xét, khen ngợi những HS đã có kĩ năng trồng và chăm sóc cây. ĐÁNH GIÁ +Thực vật cần gì để sống ? Dặn dò -Dặn HS về nhà sưu tầm, ảnh, tên 3 loài cây sống nơi khô hạn, 3 loài cây sống nơi ẩm ướt và 3 loài cây sống dưới nước. -Nhận xét tiết học. -------------------------------------------------------- Thứ sáu ngày25 tháng 03 năm 2016 Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: - Giải được bài toán Tìm hai số khi biết Tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: 1. Khởi động: 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài tập 2: GV yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài + Gv hướng dẫn học sinh cách làm + GV mời học sinh lên giải + Gv nhận xét Bài 4: GV yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài + Gv hướng dẫn học sinh cách làm + GV mời học sinh lên giải + Gv nhận xét ĐÁNH GIÁ - HS về nhà xem lại bài và làm VBT. - Chuẩn bị bài: Tỉ lệ bản đồ. - GV nhận xét. --------------------------------------------------------- Tập làm văn CẤU TẠO BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT I. MỤC TIÊU: - Nhận biết được 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả con vật (ND Ghi nhớ). - Biết vận dụng hiểu biết về cấu tạo bài văn tả con vật để lập dàn ý tả một con vật nuôi trong nhà( mục III). II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh, ảnh minh họa trong SGK; tranh ảnh một số vật nuôi sưu tầm được. - Giấy khổ rộng. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: Kiểm tra bài cũ: Luyện tập tóm tắt tin tức. - GV kiểm tra 2 HS - GV nhận xét . 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu bài 2. Hình thành khái niệm Bước 1: Hướng dẫn phần nhận xét - GV dán bảng tờ phiếu đã ghi kết quả lời giải, chốt lại ý kiến đúng: + Đoạn 1: Mở bài + Đoạn 2 + 3: Thân bài + Đoạn 4: Kết luận Bước 2: Ghi nhớ kiến thức - Yêu cầu HS đọc thầm phần ghi nhớ. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH - GV mời HS đọc yêu cầu của bài tập. - GV dán tranh ảnh một số vật nuôi trong nhà. - GV nhắc HS: + Nên chọn lập dàn ý một con vật nuôi gây cho em ấn tượng đặc biệt. + Nếu trong nhà không nuôi con vật nào, các em có thể lập dàn ý cho bài văn tả một vật nuôi em biết (của người thân, của nhà hàng xóm, hoặc một vật nuôi ở công viên). + Dàn ý cần cụ thể, chi tiết; tham khảo thêm bài văn mẫu Con Mèo Hung để biết tác giả đã tìm ý như thế nào: Khi tả ngoại hình tác giả đã tả những bộ phận lông, đầu, chân, đuôi; khi tả hoạt động tác giả chọn tả những hoạt động: bắt chuột, ngồi rình, đùa với chủ - GV kiểm tra dàn ý của những HS làm bài trên phiếu, chọn 1 dàn ý tốt nhất đưa lên bảng, xem như là 1 mẫu. ĐÁNH GIÁ - GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. - Yêu cầu về nhà hoàn chỉnh lại dàn ý, viết lại vào vở. - Chuẩn bị bài: Luyện tập quan sát con vật. Khoa học NHU CẦU NƯỚC CỦA THỰC VẬT I. Mục tiêu Giúp HS: - Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển chủ thực vật có nhu cầu về nước khác nhau. II. Đồ dùng dạy học -HS sưu tầm tranh, ảnh, cây thật về những cây sống nơi khô hạn, nơi ẩm ướt và dưới nước. -Hình minh hoạ trang 116, 117 SGK. -Giấy khổ to và bút dạ. III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động KTBC -Gọi HS lên KTBC: +Thực vật cần gì để sống ? +Hãy mô tả cách làm thí nghiệm để biết cây cần gì để sống ? 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Giới thiệu bài: -GV giới thiệu bài và nêu mục tiêu bài học. 1. Mỗi loài thực vật có nhu cầu về nước khác nhau -Kiểm tra việc chuẩn bị tranh, ảnh, cây thật của HS. -Tổ chức cho HS hoạt động nhóm -Phát giấy khổ to và bút dạ cho HS. -Yêu cầu : Phân loại tranh, ảnh về các loại cây thành 4 nhóm: cây sống ở nơi khô hạn, nơi ẩm ướt, cây sống dưới nước, cây sống cả trên cạn và dưới nước. -GV đi giúp đỡ từng nhóm, hướng dẫn HS chia giấy làm 3 cột và có tên của mỗi nhóm. Nếu HS viết thêm loài cây nào đó mà không sưu tầm được tranh, ảnh. -Gọi đại diện HS trình bày yêu cầu các nhóm khác bổ sung. -Nhận xét, khen ngợi những HS có hiểu biết, ham đọc sách để biết được những loài cây lạ. Ví dụ : +Nhóm cây sống dưới nước: bèo, rong, rêu, tảo, khoai nước, đước, chàm, cây bụt mọc, vẹt, sú, rau muống, rau rút, +Nhóm cây sống ở nơi khô hạn :xương rồng, thầu dầu, dứa, hành, tỏi, thuốc bỏng, lúa nương, thông, phi lao, +Nhóm cây ưa sống nơi ẩm ướt : khoai môn, rau rệu, rau má, thài lài, bóng nước, ráy, rau cỏ bợ, cói, lá lốt, rêu, dương xỉ, +Nhóm cây vừa sống trên cạn, vừa sống dưới nước : rau muống, dừa, cây lưỡi mác, cỏ, +Em có nhận xét gì về nhu cầu nước của các loài cây ? -Cho HS quan sát tranh minh hoạ trang 116 SGK. -GV kết luận : Để tồn tại và phát triển các loài thực vật đều cần có nước. Có cây ưa ẩm, có cây chịu được khô hạn. Cây sống ở nơi ưa ẩm hay khô hạn cũng đều phải hút nước có trong đất để nuôi cây, dù rằng lượng nước này rất ít ỏi, nhưng phù hợp với nhu cầu của nó. 2. Nhu cầu về nước ở từng giai đoạn phát triển của mỗi loài cây -Cho HS quan sát tranh minh hoạ trang 117, SGK và trả lời câu hỏi. +Mô tả những gì em nhìn thấy trong hình vẽ ? +Vào giai đoạn nào cây lúa cần nhiều nước ? +Tại sao ở giai đoạn mới cấy và làm đòng, cây lúa lại cần nhiều nước ? +Em còn biết những loại cây nào mà ở những giai đoạn phát triển khác nhau sẽ cần những lượng nước khác nhau ? +Khi thời tiết thay đổi, nhu cầu về nước của cây thay đổi như thế nào ? -GV kết luận: Cùng một loại cây, trong những giai đoạn phát triển khác nhau cần những lượng nước khác nhau. Ngoài ra, khi thời tiết thay đổi, nhu cầu về nước của cây cũng thay đổi. Vào những ngày nắng nóng, lá cây thoát nhiều hơi nước hơn nên nhu cầu nước của cây cũng cao hơn. Biết được những nhu cầu về nước của cây để có chế độ tưới nước hợp lý cho từng loại cây vào từng thời kì phát triển của cây mới có thể đạt năng suất cao. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Trò chơi “Về nhà” Cách tiến hành: -GV phát cho HS cầm tấm thẻ ghi: bèo, xương rồng, rau rệu, ráy, rau cỏ bợ, rau muống, dừa, cỏ, bóng nước, thuốc bỏng, dương xỉ, hành, rau rút, đước, chàm, và 3 HS cầm các tấm thẻ ghi: ưa nước, ưa khô hạn, ưa ẩm. -Khi GV hô: “Về nhà, về nhà”, tất cả các HS tham gia chơi mới được lật thẻ lại xem tên mình là cây gì và chạy về đứng sau bạn cầm thẻ ghi nơi mình ưa sống. -Cùng HS tổng kết trò chơi. Đội nào cứ 1 bạn đúng tính 5 điểm, sai trừ 1 điểm. Lưu ý: Với loại cây: rau muống, dừa, cỏ, HS có thể đứng vào vị trí ưa nước hoặc ưa ẩm đều tính điểm. GV có thể giải thích thêm đây là những loài cây có thể vừa sống trên cạn, vừa sống dưới nước. ĐÁNH GIÁ -Gọi 2 HS đọc lại mục Bạn cần biết trang 117, SGK. Dặn dò -Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. -Nhận xét tiết học. ------------------------------------------------------- ĐNGLL HOẠT ĐỘNG ĐỘI I. Yêu cầu giáo dục : - Giúp HS hiểu được và ý thức trong hoạt động tập thể - HS có ý thức vươn lên xứng đáng là mầm non tương lai của đất nước II. Nội dung và hình thức : a, Nội dụng : - Sinh hoạt đội truyền thống - GD ý thức vươn lên b, Hình thức : - Hát múa III. Chuẩn bị hoạt động : - Một số bài hát ca ngợi Đảng, Bác Hồ kính yêu IV. Tiến hành hoạt động : 1. Khởi động : - Cho cả lớp hát 2. Bài mới HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu nội dung bài học 2. Yêu cầu HS trình bày những hiểu biết về Đảng cộng sản Việt Nam. Và các sản phẩm tranh ảnh về Đảng và Bác Hồ - Các nhóm trình bày kết quả sưu tầm và giới thiệu . - Các nhóm khác nhận xét . - Gọi các nhóm báo cáo kết quả trước lớp. - Nhận xét, tuyên dương . 3. Cho HS hát các bài hát về Đảng và Bác Hồ - Cho HS thi hát - Nhận xét, khen ngợi . - Tổng kết giờ học . SINH HOẠT ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TUẦN 29 I. MỤC TIÊU: - Giúp HS nhận ra ưu, khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp. - Biết suy nghĩ để nêu ra ý tưởng xây dựng phương hướng cho hoạt động tập thể lớp. - Thông qua phương hướng thực hiện của cả lớp, HS định hướng được các bước tu dưỡng và rèn luyện bản thân -Tự giác, mạnh dạn, tự tin phát biểu trước lớp. -Có ý thức tự sửa sai khuyết điểm mắc phải và biết phát huy những mặt tích cực của bản thân, có tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: CT HĐQT lập báo cáo tuần 29 GV: Kế hoạch tuần 30 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Khởi động: Hát Hoạt động HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN Nhận xét lớp tuần 29: -CT HĐQT điều khiển sinh hoạt. - Các nhóm trưởng báo cáo tình hình trong nhóm -Các thành viên có ý kiến. -CT HĐQT nhận xét . -Giáo viên tổng kết chung : a) Hạnh kiểm : b) Học tập: c) Hoạt động khác: Kế hoạch tuần 30 1. Duy trì những kết quả đạt được trong tuần 28, khắc phục khuyết điểm. 2. Tiếp tục thực hiện hoạt động Đội nghiêm túc, chất lượng. 3. Dọn vệ sinh lớp học sạch sẽ. 4. Ôn tập, phụ đạo HS yếu, tiếp tục bồi dưỡng HS giỏi. __________________________________ Ngày tháng 3 năm 2016 Chuyên môn kí duyệt
File đính kèm:
- giao_an_lop_4_vnen_tuan_29_dinh_ngoc_tu.doc