Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 8 - Đinh Ngọc Tú

doc 24 trang vnen 13/11/2023 1090
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 8 - Đinh Ngọc Tú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 8 - Đinh Ngọc Tú

Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 8 - Đinh Ngọc Tú
 Thứ 2, ngày tháng 10 năm 2015
Tập đọc 
NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
Kiến thức
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui hồn nhiên.
 - Hiểu ND: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu của các bạn nhỏ bộc lộ khác khao về một thế giới tốt đẹp . (Trả lời được các CH 1, 2, 4 ; thuộc 1, 2 khổ thơ trong bài )
Kĩ năng
Đọc được diễn cảm một đoạn thơ.
Thái độ
Yêu thích văn học, thích khám phá
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - GV : Tranh minh hoạ nội dung bài học.
 - Bảng phụ viết những câu luyện đọc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động :
 - Kiểm tra bài cũ : Ở Vương quốc Tương lai
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
 2. Dạy bài mới :
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Giới thiệu bài 
- Bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ cũng nói về mơ ước của thiếu nhi. Chúng ta hãy đọc để xem đó là những ước mơ gì?
2. Hướng dẫn luyện đọc 
- Chia đoạn 
- Giải nghĩa từ khó, hướng dẫn ngắt nhịp.
- Đọc diễn cảm cả bài.
3. Tìm hiểu bài 
- Câu thơ nào được lập lại nhiều lần trong bài?
- Việc lập lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì ?
- Mỗi khổ thơ nói lên một điều ước của các bạn nhỏ. Những điều ước ấy là gì?
- Giải thích ý nghĩa của các cách nói sau:
+ Ước “ Không còn mùa đông”
+ Ước “ hoá trái bom thành trái ngon “
- Nhận xét về ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ ?
- Em thích ước mơ nào trong bài thơ ? 
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Đọc diễn cảm 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài thơ. Giọng đọc hồn nhiên, vui tươi. Chú ý nhấn giọng, ngắt giọng đúng ở các khổ thơ.
ĐÁNH GIÁ
- Nêu ý nghĩa của bài thơ ?
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế.
- Nhận xét tiết học. 
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Chuẩn bị : Đôi giày ba ta màu xanh.
-------------------------------------------
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Kiến thức
Tính tổng của các số và vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số bằng cách thuận tiện nhất .
Kĩ năng
Làm được các bài tập : bài 1(b); 2(dòng 1,2); 4(a)
Thái độ
Tích cực tự giác trong học tập
II. CHUẨN BỊ:
	SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động:
Kiểm tra bài cũ: Tính chất kết hợp của phép cộng
- Yêu cầu học sinh tính giá trị của biểu thức: 
20 + 35 + 45; 75 + 25 + 50
- Nhận xét, sửa bài, tuyên dương
2. Dạy bài mới: 	
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập 1: (làm câu b tại lớp)
- Mời học sinh đọc yêu cầu của bài
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở 
- Mời học sinh trình bày bài làm, nêu cách tính.
- Nhận xét, sửa bài vào vở.
- Lưu ý HS khi cộng nhiều số hạng: ta phải viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số cùng hàng phải thẳng cột, viết dấu + ở số hạng thứ hai, sau đó viết dấu gạch ngang
Bài tập 2: (câu a và b làm 2 phép tính đầu)
- Mời học sinh đọc yêu cầu của bài
 GV : Các em dựa vào tính chất nào để thực hiện bài này? 
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở 
- Mời học sinh trình bày bài làm, nêu cách tính
- Nhận xét, sửa bài vào vở
Bài tập 4: (làm tại lớp câu a)
- Mời học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Hướng dẫn học sinh tóm tắt và cách giải.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vơ.
- Mời học sinh trình bày bài giải.
- Nhận xét, sửa bài vào vơ.
ĐÁNH GIÁ
- Nêu tính chất kết hợp và tính chất giao hoán của phép cộng. 
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế.
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
-------------------------------------------------
Chính tả.
TRUNG THU ĐỘC LẬP
I. Mục tiêu:
Kiến thức
- Nghe-viết đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ.
Kĩ năng
- Viết đúng yêu cầu
- Làm đúng BT(2) a / b
Thái độ
Tích cực, tự giác, có tình yêu quê hương đất nước, quý trọng các anh bộ đội
II. Đồ dùng dạy – học:
- Một số tờ phiếu viết khổ to viết nội dung BT2a hoặc 2b
- Bảng lớp viết nội dung BT3a hoặc 3b + một số mẫu giấy có thể gắn lên bảng để học sinh thi tìm từ.
III. Các hoạt động dạy – học:
 1. Khởi động
Bài cũ: 
- GV gọi HS lên bảng viết, cả lớp viết vào giấy nháp.
- Gv nhận xét.
2. Bài dạy mới:
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Giới thiệu bài: 
- Giáo viên nêu mục đích - yêu cầu cần đạt của tiết học.
2. Hướng dẫn hs nghe-viết:
- GV đọc toàn bài chính tả Trung thu độc lập
- Cho học sinh đọc thầm lại đoạn văn. 
- Nhắc học sinh chú ý cách trình bày những từ ngữ dễ viết sai.Trong bài chính tả này có một số từ các em cố gắng chú ý cách phát âm của cô thật chính xác và cần viết đúng.
- Cho HS đọc các từ khó: mười lăm năm, thác nước, phát điện, phấp phới, bát ngát, nông trườn, to lớn.
- Khi viết chính tả các em nhớ ghi tên bài vào giữa dòng. Khi chấm xuống dòng, chữ đầu nhớ viết hoa, viết lùi vào 1 ô và chú ý ngồi viết đúng tư thế.
- Bây giờ các em gấp SGK lại, chúng ta bắt đầu viết chính tả.
- GV đọc chậm, rõ ràng, chính xác các từ ngữ khó và dễ nhầm lẫn để hs có thể phân biệt được. 
- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
- GV chấm chữa 10-15 bài và cho từng cặp hs đổi vở soát lỗi cho nhau. 
- GV nêu nhận xét chung.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập 2
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- Cho HS đọc thầm truyện vui hoặc đoạn văn và làm bài vào vở. 
- Giáo viên phát riêng cho 3-4 học sinh 
- Cho học sinh làm bài trên phiếu trình bày kết quả 
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét về chính tả/ phát âm, kết luân lời giải đúng.
- Giáo viên hỏi 1 số học sinh về nội dung truyện vui hoặc đoạn văn
ĐÁNH GIÁ
- Về nhà viết lại những lỗi hay sai trong bài chính tả, chuẩn bị bài tiếp theo.
-----------------------------------------------
Đạo đức
TIẾT KỆM TIỀN CỦA
(TIẾT 2)
I. Mục tiêu :
Kiến thức
Biết cần phải tiết kiệm tiền của ntn? Vì sao cần tiết kiệm tiền của 
Kĩ năng
HS biết tiết kiệm, giữ gìn sách vở, đồ dùng, đồ chơi  trong sinh hoạt hằng ngày 
Thái độ
Biết đồng tình ủng hộ những hành vi. Không đồng tình những hành vi, việc làm lãng phí tiền của.
KNS: Bình luận, phê phán việc lãng phí tiền của.
 Lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân.
II. Đồ dùng dạy học :
- Đồ dùng để chơi đóng vai.
-Mỗi HS có 3 tấm bìa màu : Xanh, đỏ, trắng.
III. Các hoạt động dạy học :
1. Khởi động
KTBC:Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK/12
- Em đã làm những việc gì để tiết kiệm tiền của?
- Nhận xét
2. Dạy-học bài mới:
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
1: Em đã tiết kiệm chưa?
- Gọi hs đọc bài tập 4 SGK/13
- Y/c hs thảo luận để lựa chọn những việc làm nào là tiết kiệm tiền của.
- Gọi đại diện nhóm trả lời.
- Treo bảng phụ (viết sẵn bài tập) gọi đại diện nhóm đã trả lời lên đánh dấu x vào trước việc làm tiết kiệm tiền của.
- Khen những hs biết tiết kiệm tiền của
Kết luận: Trong sinh hoạt hàng ngày, ở mọi nơi, mọi lúc, các em cần phải thực hiện những việc làm tiết kiệm tiền của để vừa ích nước, vừa lợi nhà.
2: Xử lí tình huống
- Gọi HS đọc bài tập 5 SGK/13
- Các em hãy thảo luận, chọn 1 tình huống và bàn bạc cách xử lí. 
- Gọi lần lượt từng nhóm lên đóng vai thể hiện trước lớp.
- Gọi các nhóm khác nhận xét cách giải quyết của nhóm bạn.
- Cần phải tiết kiệm tiền của như thế nào?
- Tiết kiệm tiền của có lợi gì?
3: Liên hệ thực tế.
- Em đã tiết kiệm tiền của như thế nào?
- Gia đình em có tiết kiệm tiền của không? Hãy kể một số việc làm mà em cho rằng gia đình em tiết kiệm?
- Hãy kể một số việc làm mà gia đình em không tiết kiệm tiền của và em sẽ nói với gia đình như thế nào để mọi người tiết kiệm tiền của?
Kết luận: Việc tiết kiệm tiền của là nhiệm vụ của tất cả mọi người, muốn gia đình em tiết kiệm thì bản thân em cũng phải biết tiết kiệm và nhắc nhở mọi người thực hiện tiết tiệm. Có như vậy thì mới ích nước, lợi nhà.
KNS - Kĩ năng lập kế hoạch sử dụng tiền của bản thân.
ĐÁNH GIÁ
- Gọi HS đọc lại ghi nhớ SGK/12
- Về nhà thực hành tiết kiệm tiền của, sách vở, đồ dùng, đồ chơi, điện, nước trong cuộc sống hàng ngày.
- Bài sau: Tiết kiệm thời giờ
----------------------------------------
Thứ 3, ngày tháng 10 năm 2015
Toán
TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Kiến thức
Biết cách tìm hai số khi biết tổng & hiệu của hai số đó.
Kĩ năng
Bước đầu biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
Làm được bài tập 1; 2 
Thái độ
Tự giác trong học tập
II. CHUẨN BỊ:
VBT
Tấm bìa, thẻ chữ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động: 
 Kiểm tra bài cũ: Luyện tập
- Yêu cầu học sinh tính giá trị của biểu thức:
 69 + 35 + 41
 82 + 25 + 55	
- Nhận xét, sửa bài, tuyên dương
2. Dạy bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN	
1. Giới thiệu bài: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
2. Hướng dẫn học sinh tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề toán.
 + Bài toán cho biết gì?
 + Bài toán hỏi gì? 
- Giáo viên vẽ tóm tắt lên bảng.
- Hai số này có bằng nhau không? Vì sao em biết?
Hướng dẫn học sinh cách giải :
- Nếu bớt 10 ở số lớn thì tổng như thế nào? (GV vừa nói vừa lấy tấm bìa che bớt đoạn dư ở số lớn)
- Khi tổng đã giảm đi 10 thì hai số này như thế nào? Và bằng số nào?
- Vậy 70 – 10 = 60 là gì? 
- GV ghi : Hai lần số bé: 70–10= 60
- Hai lần số bé bằng 60, vậy muốn tìm một số bé thì ta làm như thế nào? 
- GV ghi: Số bé là: 60 : 2 = 30
- Có hai số, số bé và số lớn. Bây giờ ta đã tìm được số bé bằng 30, vậy muốn tìm số lớn ta làm như thế nào?
- GV ghi: Số lớn là: 30 + 10 = 40
Dựa vào cách giải thứ nhất ta có thể tìm số bé bằng cách nào?
Rút ra quy tắc:
Bước 1: số bé = (tổng – hiệu) : 2
Bước 2: số lớn = số bé + hiệu 
(hoặc: tổng – số bé)
- Mời học sinh lên bảng ghi bài giải.
- Tương tự hướng dẫn học sinh cách giải thứ hai.
- Rút ra quy tắc:
Bước 1: số lớn = (tổng + hiệu) : 2
Bước 2: số bé = số lớn - hiệu
 (hoặc:số bé = tổng – số lớn) 
 - Yêu cầu HS nhận xét bước 1 của 2 cách giải giống và khác nhau như thế nào?
 GV nhắc: Khi giải bài toán các em chỉ chọn 1 trong 2 cách để thể hiện .
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập 1:
- Mời học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Hướng dẫn học sinh tóm tắt và cách giải:
 + Bài toán cho biết gì?
 + Bài toán hỏi gì?
 + Bài toán thuộc dạng nào?
 + Tổng là bao nhiêu?
 + Hiệu là bao nhiêu?
 + Hai số là gì?
- Giáo viên vừa hỏi vừa ghi tóm tắt.
- Gọi 2 HS lên bảng giải theo 2 cách.
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
Bài tập 2:
- Mời học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Tương tự bài tập 1 giáo viên cho học sinh làm theo cặp hoặc cá nhân
- Mời học sinh trình bày bài giải
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
ĐÁNH GIÁ
- Yêu cầu HS nhắc lại 2 quy tắc tìm hai số khi biết tổng và hiệu của2 số đó.
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế.
- Giáo viên nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài: Luyện tập.
----------------------------------------------------------
Luyện Từ & Câu
CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Kiến thức
Nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài. (ND Ghi nhớ).
Kĩ năng
Biết vận dụng quy tắc đã học để viết tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc, làm được BT 1, 2 ( mục III).
Thái độ
Yêu quý, trân trọng chữ viết, các tên phiêm âm tiếng nước ngoài được sử dụng trong Tiếng Việt
II. CHUẨN BỊ:
Phiếu khổ to.
Bảng phụ.
SGK, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Khởi động
 Bài cũ: Luyện tập cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam
- HS viết bảng lớp 2 câu thơ.
 Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông...
- GV nhận xét 
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Giới thiệu bài: 
2. Phần nhận xét
Bài tập 1:
- GV đọc mẫu các tên riêng nước ngoài. 
Bài tập 2:
GV hỏi: Mỗi tên riêng nói trên gồm mấy bộ phận, mỗi bộ phận gồm mấy tiếng?
- Chữ cái đầu của mỗi bộ phận được viết như thế nào?
- Cách viết các tiếng trong cùng 1 bộ phận như thế nào?
Bài tập 3:
GV hỏi: Cách viết 1 số tên người, tên địa lí nước ngoài đã có ý gì đặt biệt?
3. Phần ghi nhớ
- Yêu cầu HS cho ví dụ minh hoạ.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập 1
GV nhắc HS: Đoạn văn có tên riêng viết sai quy tắc chính tả. Các em cần đọc đoạn văn, phát hiện từ sai, chữa lại cho đúng.
- GV : Ac – boa, Lu – i Pa – xtơ, Quy – dăng – xơ.
- Đoạn văn viết về ai?
Bài tập 2
An – be Anh – xtanh
Crít –xti – an An - đéc – xen
I – u – ri Ga – ga – rin
Xanh Pê – téc – bua
Tô – ki – ô
A – ma – dôn
Mi – a – ga – ra.
Bài tập 3 (Trò chơi du lịch)
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ SGK để hiểu yêu cầu bài
- GV giải thích cách chơi:
Lá phiếu ghi tên nước – HS viết vào tên thủ đô nước đó.
Lá phiếu viết tên thủ đô – HS viết vào tên nước.
- GV chia nhóm thành 4 nhóm.
- GV phát phiếu.
GV nhận xét, bình chọn nhóm giỏi nhất: điền đúng từ, viết đúng quy tắc chính tả, điền nhanh.
Tên nước Tên thủ đô
Nga Mát – xcơ – va
Nhật Tô – ki – ô
Thái Lan Băng Cốc
ĐÁNH GIÁ
- Cách viết 1 số tên người, tên địa lí nước ngoài đã có ý gì đặt biệt?
Nhận xét tiết học.
---------------------------------------------------------
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại được câu chuyện, đoạn truyện) đã nghe đã đọc nói về một ước mơ đẹp hoặc ước mơ viễn vông, phi lí.
 - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 - Tranh minh hoạ truyện Lời ước dưới trăng phóng to để kiểm tra bài cũ
 - Một số báo, sách, truyện viết về những ước mơ đẹp mà GV và HS sưu tầm được.
 - Bảng phụ viết sẵn đề bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động
Kiểm tra bài cũ: 
- Tiết trước chúng ta kể chuyện gì?
- Mời 1 hoặc 2 học sinh kể 1 hoặc 2 đọan của câu chuyện Lời ước dưới trăng theo tranh phóng to.
2. Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
 1. Giới thiệu bài: 
- Giáo viên kiểm tra học sinh tìm đọc truyện ở nhà và chọn chuyện.
2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện
+Hướng dẫn học sinh hiểu yêu cầu của bài.
- Cho HS đọc đề bài.
- Giáo viên gạch dưới những chữ quan trọng của đề bài để học sinh không kể chuyện lạc đề. 
- Hãy kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về những ước mơ đẹp hoặc những ước mơ viễn vông, phi lí. 
- Cho 3 học sinh nối tiếp nhau đọc 3 gợi ý (1,2,3) 
- Cho học sinh đọc thầm lại gợi ý 1
Giáo viên gợi ý: có 2 truyện vốn đã có trong SGK Tiếng Việt (Ở Vương quốc Tương Lai, Ba điều ước). Ngoài ra còn có thêm các truyện như: Lời ước dưới trăng, Vào nghề, Đôi giày ba tanh màu xanh, Điều ước của vua Mi-đát... 
- Giáo viên khuyến khích học sinh kể những câu chuyện không có trong SGK để được cộng thêm điểm.
+ Em sẽ chọn kể chuyện về ước mơ cao đẹp hay một ước mơ viển vông, phi lí? Nói tên truyện mà em lựa chọn.
- Cho học sinh đọc thầm lại gợi ý 2,3.
- Giáo viên lưu ý cho học sinh khi kể chuyện phải có đầu có cuối, đủ 3 phần: mở đầu, diễn biến và kết thúc. Kể xong câu chuyện, cần trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. với những chuyện khá dài học sinh có thể chỉ kể 1,2 đoạn.
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
- Cho học sinh kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. 
- Cho học sinh thi kể chuyện trước lớp. 
- Cùng cả lớp nhận xét, bình chọn bạn chọn được câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hấp dẫn nhất, bạn đặt được câu hỏi hay nhất.
ĐÁNH GIÁ
- Em hãy nêu cho biết nội dung và ý nghĩa câu chuyện.
--------------------------------------------------
LTV - Luyện Từ & Câu
CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ NƯỚC NGOÀI
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Kiến thức
Nắm được quy tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài. (ND Ghi nhớ).
Kĩ năng
Biết vận dụng quy tắc đã học để viết tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc, làm được BT 1, 2 ( mục III).
Thái độ
Yêu quý, trân trọng chữ viết, các tên phiêm âm tiếng nước ngoài được sử dụng trong Tiếng Việt
II. CHUẨN BỊ:
Phiếu khổ to.
Bảng phụ.
SGK, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập 1
GV nhắc HS: Đoạn văn có tên riêng viết sai quy tắc chính tả. Các em cần đọc đoạn văn, phát hiện từ sai, chữa lại cho đúng.
- GV : Ac – boa, Lu – i Pa – xtơ, Quy – dăng – xơ.
- Đoạn văn viết về ai?
Bài tập 2
An – be Anh – xtanh
Crít –xti – an An - đéc – xen
I – u – ri Ga – ga – rin
Xanh Pê – téc – bua
Tô – ki – ô
A – ma – dôn
Mi – a – ga – ra.
Bài tập 3 (Trò chơi du lịch)
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ SGK để hiểu yêu cầu bài
- GV giải thích cách chơi:
Lá phiếu ghi tên nước – HS viết vào tên thủ đô nước đó.
Lá phiếu viết tên thủ đô – HS viết vào tên nước.
- GV chia nhóm thành 4 nhóm.
- GV phát phiếu.
GV nhận xét, bình chọn nhóm giỏi nhất: điền đúng từ, viết đúng quy tắc chính tả, điền nhanh.
Tên nước Tên thủ đô
Nga Mát – xcơ – va
Nhật Tô – ki – ô
Thái Lan Băng Cốc
ĐÁNH GIÁ
- Cách viết 1 số tên người, tên địa lí nước ngoài đã có ý gì đặt biệt?
Nhận xét tiết học.
---------------------------------------------------------
Thứ 4, ngày tháng 10 năm 2015
Tập đọc
ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
Kiến thức
Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài (giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, hợp nội dung hồi tưởng).
Hiểu ND :Chị phụ trách đã quan tâm tới ước mơ của cậu bé Lái, làm cho cậu rất xúc động vui sướng đến lớp với dôi giầy được thưởng .( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
Kĩ năng
Đọc được diễn cảm một đoạn văn bản
Thái độ
Biết quan tâm và giúp đỡ những người khó khăn
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
 - GV : Tranh minh hoạ nội dung bài học.
 Giấy khổ to, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động :
Kiểm tra bài cũ : Nếu chúng mình có phép lạ
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng và trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa.
2. Dạy bài mới :
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Giới thiệu bài 
- Bài đọc Đôi giày ba ta màu xanh sẽ cho các em biết chị phụ trách Đội trong truyện bằng tình thương yêu và sự quan tâm đến ước mơ của một cậu bé sống lang thang trên đường phố đã nghĩ ra cách gì để mang lại cho cậu niềm vui , sự tin yêu trong buổi đầu cậu đến lớp.
2. Hướng dẫn luyện đọc 
- Chia đoạn 
- Giải nghĩa từ khó, sửa lỗi phát âm , ngắt nghỉ hơi cho 
- Đọc diễn cảm cả bài.
3. Tìm hiểu bài 
* Đoạn 1 : Từ đầu đến của các bạn tôi.
- Nhân vật “tôi “ là ai ?
- Ngày bé, chị phụ trách Đội từng mơ ước điều gì ?
- Tìm những câu văn tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta ?
- Mơ ước của chị phụ trách Đội ngày ấy có đạt được không ?
* Đoạn 2 : Phần còn lại
- Chị phụ trách Đội được giao việc gì ?
- Chị phát hiện ra Lái thèm muốn cái gì ?
- Vì sao chị biết điều đó ? 
- Chị đã làm gì để động viên cậu bé Lái trong ngày đầu đến lớp ?
- Tại sao chị phụ trách Đội lại chọn cách làm đó ?
- Tìm những chi tiết nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày ?
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Đọc diễn cảm 
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài văn. 
- Chú ý ngắt giọng, nhấn giọng một số câu văn.
ĐÁNH GIÁ
- Nêu ý chính của bài ?
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế.
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị : Thưa chuyện với mẹ.
Toán
LUYỆN TẬP
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
Kiến thức
Biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
Kĩ năng
Làm được và đúng các bài tập 1( a,b); 2 ;4
Thái độ
Tích cực tự giác trong học tập
II. CHUẨN BỊ:
	SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
1. Khởi động
Kiểm tra bài cũ: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó
- Yêu cầu học sinh tìm hai số biết tổng là 24 và hiệu của chúng là 6
- Nhận xét, sửa bài, tuyên dương
2. Dạy bài mới: 	
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập 1: (a, b)
- Mời học sinh đọc yêu cầu của bài, xác định tổng, hiệu 
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở 
- Mời học sinh nêu kết quả trước lớp
- Nhận xét, sửa bài vào vở
.Bài tập 2:
- Mời học sinh đọc yêu cầu của bài, hướng dẫn học sinh tóm tắt và làm bài
 + Bài toán cho biết gì?
 + Bài toán hỏi gì?
 + Bài toán thuộc dạng nào?
 + Tổng là bao nhiêu?
 + Hiệu là bao nhiêu?
 + Hai số là gì?
- Giáo viện vừa hỏi vừa ghi tóm tắt.
- Mời học sinh trình bày bài giải 
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
Bài tập 4:
- Mời học sinh đọc yêu cầu của bài, hướng dẫn học sinh tóm tắt và làm bài
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở
- Mời học sinh trình bày bài giải 
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài
ĐÁNH GIÁ
- Nêu quy tắc tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế.
 Nhận xét, dặn dò: 
- Giáo viên nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung.
--------------------------------------------
Tập làm văn
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Kiến thức
- Viết được câu mở bài cho các đoạn văn 1, 3, 4 (ở tiết TLV tuần 7) – ( bT1) ;
Kĩ năng
Kể lại được câu chuyện đã học có các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian (BT3).
Thái độ
Tích cực tự giác trong học tập
KNS: - Tư duy sáng tạo, phân tích, phán đoán.
 - Thể hiện sự tự tin.
 - Xác định giá trị
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh minh hoạ cốt truyện Vào nghề
- Bốn tờ phiếu khổ to viết nội dung bốn đoạn văn (mở đầu, diễn biến, kết thúc). Viết 1-2 câu phần Diễn biến, Kết thúc. Viết đầy đủ, in đậm hay gạch dưới bằng bút đỏ những câu mở đầu.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động
Bài cũ: 
- Kiểm tra 2-3 học sinh đọc bài viết phát triển câu chuyện từ đề bài: Trong giấc mơ em đước bà tiên cho 3 điều ước.
- Gv nhận xét 
 2. Bài dạy mới:
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
* Bài tập 1:
KNS: - Tư duy sáng tạo, phân tích, phán đoán.
- Cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Dán tranh minh họa truyện Vào nghề, yêu cầu học sinh mở SGK, tuần 7 tr 73,74, xem lại nội dung BT2, xem lại bài đã làm trong vở.
- Cho học sinh làm bài - mỗi em đều viết lần lượt 4 câu mở đầu cho cả 4 đoạn văn.
- GV nhận xét
*Bài tập 3:
KNS:- Thể hiện sự tự tin.
 - Xác định giá trị
- Cho học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Giáo viên nhấn mạnh yêu cầu của bài:
+ Các em có thể chọn kể một câu chuyện đã học qua các bài tập đọc trong sách Tiếng Việt và các bài Kể chuyện.
+ Khi kể, các em cần chú ý làm nổi rõ trình tự tiếp nối nhau của sự việc.
- Cho 1 số học sinh nói tên câu chuyện mình sẽ kể.
- Cho học sinh thi kể chuyện.
- Cùng cả lớp nhận xét, và đưa ra kết luận.
* Quan trọng nhất là xem câu chuyện ấy có đúng là được kể theo trình tự thời gian không.
ĐÁNH GIÁ
- Em hãy nêu cho biết nội dung của bài.
-------------------------------------------------
Thứ 5, ngày tháng 10 năm 2015
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU : 
Kiến thức, kĩ năng
 - Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ; vận dụng một số tính chất của phép cộng khi tính giá trị của biểu thức số.
- Giải được bài toàn liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
Thái độ
- GD HS thêm yêu môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : 
Thước thẳng, ê ke (dùng cho GV và cho HS)
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 
1. Khởi động
KTBC: 
 -GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 38, kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác.
 -GV chữa bài, nhận xét 
2. Bài mới : 
 HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
 Bài 1
 -GV yêu cầu HS nêu cách thử lại của phép cộng và phép trừ:
 +Muốn biết một phép tính cộng làm đúng hay sai, chúng ta làm thế nào ?
 +Muốn biết một phép tính trừ làm đúng hay sai, chúng ta làm thế nào ?
 -GV yêu cầu HS làm bài.
 -GV yêu cầu HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
 Bài 2
 -GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
 -GV nhắc nhở HS các biểu thức trong bài có các dấu tính nhân, chia, cộng, trừ, có biểu thức có cả dấu ngoặc nên cần chú ý thực hiện cho đúng thứ tự.
 -GV nhận xét.
 Bài 3
 -GV viết lên bảng biểu thức 98 + 3 + 97 + 2
GV yêu cầu HS cả lớp cùng tính giá trị của biểu thức trên theo cách thuận tiện nhất.
 -GV hướng dẫn HS: Chúng ta có thể tính giá trị của các biểu thức (chỉ có phép cộng) theo cách thuận tiện bằng cách đổi chỗ các số hạng của tổng và nhóm các số có kết quả là số tròn để cộng với nhau.
 -GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
 -GV nhận xét và cho điểm HS.
 -GV hỏi thêm: Dựa vào tính chất nào mà chúng ta có thể thực hiện được việc tính giá trị của các biểu thức trên theo cách thuận tiện ?
 -GV yêu cầu HS phát biểu quy tắc của hai tính chất trên.
 Bài 4
 -GV yêu cầu HS đọc đề bài trước lớp.
 -Bài toán thuộc dạng gì ?
 -GV yêu cầu HS làm bài.
 -GV có thể yêu cầu HS nêu cách tìm số lớn, cách tìm số bé trong bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
 -GV nhận xét 
ĐÁNH GIÁ
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế.
 -GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau.
---------------------------------------------
Luyện Từ & Câu
DẤU NGOẶC KÉP
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
Kiến thức
Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép ( ND Ghi nhớ). 
KĨ năng
Biết vận dụng những hiểu biết đã học để dùng dấu ngoặc kép trong khi viết (mục III).
Thái độ
II. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ viết sẵn nội dung các bài tập 2, 4.
SGK, VBT.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Khởi động
Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 1HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ (Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài) 
- GV nhận xét:
2 Dạy bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1. Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC cần đạt của tiết học .
2. Phần nhận xét:
Bài tập 1:
-GV đưa nội dung bài tập lên bảng – hướng dẫn cả lớp đọc thầm lại đoạn văn của Trường Chinh, suy nghĩ, trả lời các câu hỏi :
+Những từ ngữ và câu nào được đặt trong dấu ngoặc kép ? 
+ Câu : Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập . . . . ai cũng được học hành” Những từ ngữ và câu đó là lời của ai ? 
+ Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép?
Bài tập 2: Gv yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài và nêu câu hỏi: 
+Khi nào dấu ngoặc kép được dụng độc lập, khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm ?
Bài tập 3:
-GV nói về con tắc kè : một con vật nhỏ có hình dáng giống như con thạch sùng.
+Từ lầu chỉ cái gì ? 
+Tắc kè hoa có xây được lầu theo nghĩa trên không ? 
3. Phần ghi nhớ:
GV nhắc HS học thuộc phần ghi nhớ 
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài tập 1:
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng :
 + “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”
“ Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. 
Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu đề bài và trả lời câu hỏi.
- GV gợi ý : Đề bài của cô giáo và các câu văn của bạn HS có phải là những lời đối thoại trực tiếp giữa hai người không?
Bài tập 3 : 
-GV gợi ý HS tìm những từ ngữ có ý nghĩa đặc biệt trong đoạn a và b , đặt những từ đó trong dấu ngoặc kép. 
ĐÁNH GIÁ
- Khi nào dấu ngoặc kép được dùng với dấu 2 chấm?
- Khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập?
- Nêu tác dụng của dấu hai chấm.
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS học thuộc nội dung cần ghi nhớ .
--------------------------------------------------------
Thứ 6, ngày tháng 10 năm 2015
Toán
GỌC NHỌN - GÓC TÙ - GÓC BẸT
I. MỤC ĐÍCH- YÊU CẦU
Kiến thức
Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt (bằng trực giác hoặc sử dụng ê ke).
Kĩ năng
Sử dụng eke để nhận biết các góc
Làm được các bài tập 1; 2 (chọn 1 trong 3 ý)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Ê ke (cho GV & HS)
Bảng phụ vẽ các góc nhọn, góc tù, góc bẹt, tam giác vuông.
Tam giác có 3 góc nhọn, tam giác có góc tù.
SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1. Khởi động
Kiểm tra bài cũ: 
- Cho học sinh lên bảng làm , lớp làm bảng con. 
- Tổng hai số là 25 số bé kém số lớn 7. Tìm hai số đó?
- GV nhận xét.
2. Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN
1.Giới thiệu bài:
Ghi bảng : Góc nhọn , góc tù , góc bẹt 
2. Giới thiệu với góc nhọn, góc tù, góc bẹt
 a.) Giới thiệu góc nhọn cho HS hiểu
- GV vẽ goc nhọn : đỉnh O, cạnh OA, OB
 A 
 O B
- Vẽ lên bảng một góc nhon khác để HS quan sát rồi đọc 
 P
 O Q
- Cho HS nêu ví dụ thực tế về góc nhọn.
 - Hãy dùng ê ke để kiểm tra độ lớn của góc nhọn và cho biết góc nhọn này lớn hơn hay bé hơn góc vuông.
b) Giới thiệu góc tù 
 M 
 O N
c)Giới thiệu về góc bẹt 
C O D
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Bài 1 : Cho học sinh nêu yêu cầu của bài
-Yêu cầu HS sinh nhận biết được góc nào là góc nhọn, góc tù, góc vuông . 
Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn
Bài 2 : (chọn 1 trong 3 ý).
-Cho học sinh yêu yêu cầu của bài
- Yêu cầu HS nêu được hình tam giác nào là hình tam giác có 3 góc nhọn, hình tam giác nào có góc vuông, hình tam giác nào có góc tù .( HS có thể dùng ê ke để nhận biết các góc của hình tam giac có góc nhọn, góc vuông, góc tù.
-Yêu cầu học sinh nhận xét bài làm của bạn
ĐÁNH GIÁ
- Vừa rồi chúng ta học bài gì ?
- Giáo dục HS và liên hệ thực tế.
- Xem lại bài và hoàn thành các bài tập chưa làm xong .Chuẩn bị bài sau.
---------------------------------------------------------
Tập làm văn
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 
Kiến thức và kĩ năng :
- Viết được câu mở đầu cho các đoạn văn 1, 3, 4 (ở tiết TLV tuần 7) - (BT1) ; nhận biết được cách sắp xếp theo trình tự thời gian của các đoạn văn và tác dụng của câu mở đầu ở mỗi đoạn văn(BT2). Kể lại được câu chuyện đã học có các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian(BT3).
Thái độ : 
HS yêu thích môn kể chuyện.
KNS : Tư duy sáng tạo phân tích phán đoán, thể hiện sự tự tin, xác định giá trị.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC : 
-Tranh minh hoạ cốt truyện Vào nghề trang 73., SGK..
- Giấy khổ to và bút dạ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Khởi động
Bài cũ:
- Gọi HS lên bảng kể lại câu chuyện từ đề bài : Trong giấc mơ em được một bà tiên cho ba điều ước và em đã thực hiện cả ba điều ước.
- Nhận xét cề nội dung truyện, cách kể 
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
 Bài 1:
KNS : Tư duy sáng tạo phân tích phán đoán.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Phát phiếu cho HS. Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và viết câu mở đầu cho từng đoạn, 4 nhóm làm xong trước mang nộp phiếu.
- Yêu cầu 1 HS lên sắp xếp các phiếu đã hoàn thành theo đúng trình tự thời gian.
- Gọi HS nhận xét, phát biểu ý niến.
GV ghi nhanh các cách mở đoạn khác nhau của từng HS vào bên cạnh.
- Kết luận về những câu mở đoạn hay.
Bài 2:
KNS : Xác định giá trị.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS đọc toàn truyện và thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi.
- Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự nào?
- Các câu mở đoạn đóng vai trò gì trong việc thể hiện trình tự ấy?
 Bài 3:
KNS : Thể hiện sự tự tin.
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Em chọn câu truyện nào đã đọc để kể ?
- Gọi HS tham gia thi kể chuyện. HS chưa kể theo dõi, nhận xét xem câu chuyện bạn kể đã đúng trình tự thời gian chưa.
- Nhận xét
ĐÁNH GIÁ
- Phát triển câu truyện theo trình tự thời gian nghĩa là thế nào ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà viết lại một câu truyện theo trình tự thời gian vào vở bài tập và chuẩn bị bài sau.
--------------------------------------------------
HĐNGLL
HỘI VUI HỌC TẬP
I. Mục tiêu
Kiến thức và kĩ năng
-Xây dựng thái độ phấn đấu vươn lên học giỏi, say mê học tập.
-Rèn tư duy nhạy và kĩ năng phát hiện, trả lời các câu hỏi.
Thái độ
Giáo dục ý thức học tập
II. Phương tiện dạy học:
Câu đố vui về các môn học.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Khởi động:
Kiểm tra bài cũ: 
-Bạn cần làm gì và làm như thế nào để góp phần thực hiện tiết học tốt?
2. Bài mới:
* Hát tập thể.
-Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình.
*Hội vui học tập:
Phần 1: Ai nhanh, ai giỏi
-Đây là phần thi cá nhân.
Phần 2: Đội nào nhanh hơn, giỏi hơn.
-Đây là phần thi giữa các tổ.
Một số câu hỏi:
Vua nào xuống chiếu dời đô
 Về Thăng Long vững cơ đồ nước Nam.
 2. Ải nào núi đá giăng giăng
Năm xưa tướng giặc Liễu Thăng rụng đầu?
 3. Sông nào nổi sóng bạc đầu
Ba phen cọc gỗ đâm tàu giặc tan.
 4. Vua nào từ thở ấu thơ
Cờ lau tập trận đợi giờ khởi binh.
5. Vua nào đã bốn nghìn xuân
Vẫn ghi công đức toàn dân phụng thở.
Phần 2: Các sự kiện cần nhớ
? Bạn haỹ kể tên một số ngày lễ trong tháng 10?
? Bạn hãy kể một vài tấm gương sáng trong học tập?
*Công bố kết quả thi giữa các đội.
* Văn nghệ xen kẽ.
ĐÁNH GIÁ
 -Ban tổ chức nhận xét kết quả tham gia, ý thức chuẩn bị của cá nhân và các tổ.
-----------------------------------------------
Sinh hoat
SINH HOẠT LỚP
I. Yêu cầu: 
Tổng kết công tác tuần 8, phương hướng sinh hoạt tuần 9
II. Lên lớp: 
Nội dung sinh hoạt
1. Các nhóm tổng kết: Tác phong đạo đức, thái độ học tập của từng đội viên
Xếp loại thi đua nhóm
2. Nêu công tác tuần 9
 - Mua sắm đủ dụng cụ học tập
 - Nộp đủ quỹ theo quy định 
Thi đua học tập
Chăm sóc cây xanh
Vệ sinh trường lớp
Vệ sinh cá nhân
Chuẩn bị bài mới, thuộc bài cũ trước khi đến lớp
Sinh hoạt đầu giờ 
Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc 
___________________________
Ngày tháng 10 năm 2015
Kí duyệt

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_vnen_tuan_8_dinh_ngoc_tu.doc