Giáo án Ngữ văn Lớp 9 VNEN - Tuần 6 - Đặng Thị Mai Phương

docx 4 trang vnen 29/11/2024 190
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 VNEN - Tuần 6 - Đặng Thị Mai Phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 VNEN - Tuần 6 - Đặng Thị Mai Phương

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 VNEN - Tuần 6 - Đặng Thị Mai Phương
Tuần : 6 – Bài 6 ( Từ tiết 26 đến tiết30)
TRUYỆN KIỀU – CHỊ EM THÚY KIỀU
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Kiến thức:
Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du.Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của truyện Kiều. Từ đó thấy được vai trò, vị trí của nguyễn Du và kiệt tác truyện Kiều trong văn học dân tộc.
Thấy được tài năng nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du, khắc hoạ những nét riêng về nhan sắc, tài năng, tính cách, số phận Thuý Kiều, Thuý Vân, bằng bút pháp nghệ thuật cố điển. 
Giúp HS hiểu được khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó.
Thấy được vai trò của yếu tố miêu tả, hành động, sự việc cảnh vật và con người trong văn bản tự sự.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên : Định hướng tiết học, nghiên cứu SHD ; phân bố thời gian hợp lý
2. Học sinh : Chuẩn bị bài theo sách hướng dẫn học.
III. TIẾN TRÌNH GÌƠ HỌC
Ổn định tố chức 1':
LỚP
Tiết:26
Tiết : 27
Tiết : 28
Tiết : 29
Tiết 30
9A
......................
......................
.....................
.....................
....................
9B
......................
......................
.....................
.....................
....................
 2. Kiểm tra 2' GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3 Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
HOẠT ĐỘNG A: KHỞI ĐỘNG
GV Giới thiệu khái quát về tác phẩm truyện kiều ; Học sinh đọc đoạn văn giới thiệu về chị em Thúy Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân ; Liện hệ với truyện kiều rồi vào bài
HOẠT ĐỘNG B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
VĂN BẢN
1.Đọc văn bản
GV tổ chức cho HS hoạt động chung – hướng dẫn HS cách đọc; nhận xét cách đọc. 
GV có thể tạo hệ thống câu hỏi gợi mở cho HS dễ tìm hiểu:
1.3Giá trị nội dung và nghệ thuật :
a.Nội dung :
+ Giá trị hiện thực:
- Phản ánh xã hội đương thời, là bức tranh về xã hội phong kiến bất công, tàn bạo, chà đạp lên quyền sống của con người.
- Phản ánh số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
+ Giá trị nhân đạo: 
- Lên án chế độ phong kiến vô nhân đạo.
- Khẳng định và đề cao tài năng nhân phẩm và khát vọng chân chính của con người.
b.Giá trị nghệ thuật:
- Kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc cả phương diện ngôn ngữ và thể loại.
- Khắc hoạ nhân vật: Dáng vẻ bên ngoài, đời sống nội tâm bên trong.
- miêu tả thiên nhiên đa dạng : Cảnh chân thực sinh động.
II. CHỊ EM THUY KIỀU
Đoạn trích có thể chia ra làm mấy phần ?
- 4 câu đầu giới thiệu 2 chị em
- 4 câu tiếp tả vẻ đẹp của Thuý Vân
- 12 câutiếp tả vẻ đẹp của Thuý Kiều
- 4 câu cuối nhận xét về 2 chị em
Tác giả giới thiệu hai chị em Thuý Kiều bằng hình ảnh nào ? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì khi miêu tả?
 - Nghệ thuật ước lệ, ẩn dụ, tượng trưng.
Hai ả tố nga là gì ?Hai câu đầu tác giả nói lên điều gì ?- Vị trí thứ bậc của hai chị em.
Nhận xét về cách giới thiệu hai chị em Thuý Kiều của tác giả ?->Cách giới thiệu ngắn gọn nhưng nổi bật đặc điểm của hai chị em.
Tác giả miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân ntn ? Qua những chi tiết nào ? Hình ảnh nào mang tính ước lệ khi miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân ?
- Trang trọng, quí phái.
- Khuôn mặt, mái tóc, làn da, nụ cười, giọng nói -> So sánh với vẻ đẹp của trăng, mây, hoa, tuyết, ngọc.
 Tác giả sử dụng biện pháp biện nghệ thuật nào?
- So sáng, ẩn dụ, liệt kê, ước lệ.
Chân dung của Thuý Vân gợi tính cách và số phận ntn?- Tương lai sẽ sáng sủa.
Tác giả miêu tả Thuý Kiều với vẻ đẹp ntn? Có gì khác so với Thuý Vân ?Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào khi miêu tả?- So sánh, ẩn dụ, ước lệ.
- Ước lệ, không miêu tả tỉ mỉ, chỉ miêu tả đôi mắt, nước mùa thu gợi vẻ đẹp của đôi mắt sáng trong.
Nét xuân sơn gợi vẻ đẹp ntn? - Gợi lông mày thanh tú trên gương mặt trẻ trung. Vẻ đẹp đến hoa phải ghen, liễu hờn-> cuộc đời nhiều bất hạnh.
Ngoài vẻ đẹp tác giả còn miêu tả tài của Thuý Kiều là gì ?- Cầm kì, thi, hoạ...-> đều giỏi-> ca ngợi cái tâm của Thuý Kiều. Đàn là sở trường vượt lên trên mọi người.
Đẹp tới mức nghiêng nước nghiêng thành sẽ dự báo số phận ntn?- Cung bạc mệnh-> Ghi lại tiếng lòng đa sầu đa cảm.-> Dự báo số phận éo le, đau khổ.
? Giá trị nhân đạo; giá trị nghệ thuật của truyện
1.TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
1.1Nguyễn Du : ( 1765- 1820)
Sinh trưởng trong 1 thời đại có nhiều biến cố. Chế độ phong kiến suy yếu phong trào Tây Sơn nổ ra.
- Gia đình Nguyễn Du là gia đình quý tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn học.
- Bản thân học giỏi nhưng nhiều lận đận bôn ba nhiều nơi, là người hiểu biết sâu rộng. là người có trái tim yêu thương.
1.2.Tóm tắt tác phẩm : 3 phần
- Gặp gỡ và đính ước.
- Gia biến và lưu lạc.
- Đoàn tụ.
2. CHỊ EM THUY KIỀU
2.1Kết cấu của đoạn thơ: 
Tác giả đi từ khái quát đến cụ thế; tả ThúyVân trước để làm nền cho Thúy Kiều; 
2.2.Giới thiệu vẻ đẹp của hai chị em:
- Vẻ đẹp duyên dáng thanh cao, trong trắng, hoàn hảo về tâm hồn, tính cách.
2.3 Vẻ đẹp của Thuý Vân:
- Vẻ đẹp tinh tế, quí phái, cao sang, trang trọng, đoan trang, phúc hậu.
2.4 Vẻ đẹp của Thuý Kiều:
- Đẹp sắc sảo, mặm mà, hơn cả Thuý Vân cả tài lẫn sắc.
- Thuý Kiều là người có tài năng đạt tới mức lý tưởng của thẩm mĩ
2.5. Giá trị nội dung và nghệ thuật
- Đề cao vẻ đẹp của người con gái tài sắc vẹn toàn.
- bút pháp ước lệ; nghệ thuật đòn bẩy; vẻ đẹp; tài năng gắn với số phận
 TIẾNG VIỆT
3.Tìm hiểu về sự phát triển của từ vựng
GV tổ chức HĐ nhóm đôi thực hiện yêu cầu a;b
HS báo cáo kết quả trước lớp. GV chốt và cùng HS phân tích đúng sai => Chốt lại kiến thức 
GV có thể lựa chọn thêm một số ngữ liệu khác phù hợp với thực tế.
 3. Tìm hiểu về thuật ngữ
->Thuật ngữ biểu thị khái niệm khoa học.
-> Mỗi thuật ngữ biểu thị một khái niệm.
-> Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
TẬP LÀM VĂN
 GV đưa ra câu hỏi gợi mở giúp học sinh hoàn thiện nội dung kiến thức theo SHD:
 GV theo dõi giúp đỡ cho các em nhận thức chậ Đoạn trích kể về trận đánh nào ?
a.Trận đánh đồn Ngọc Hồi
Quang Trung đã làm gì ?
- Ghép ván, quân Thanh bắn không trúng
- Quang trung xông lên.
Chỉ ra chi tiết miêu tả trong đoạn trích ? 
b.Nhân gió bắc
- Quân Thanh chống không nổi.
- Quân Tây Sơn thừa thế...lung tung.
Các chi tiết nhằm thể hiện đối tượng nào?
- Làm nổi bật quân Thanh và quân tây Sơn.
Mới chỉ là liệt kê các sự việc diễn ra theo trình tự thời gian và mới chỉ trả lời được câu hỏi “việc gì đã xảy ra” chưa trả lời được xảy ra ntn? Chưa sử dụng yếu tố miêu tả?
=> Câu chuyện khô khan, không sinh động.
Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự như thế nào? 
TẬP LÀM VĂN
Tìm hiểu về miêu tả trong văn tự sự
Các sự việc chính đã nêu đầy đủ nhưng không sinh động vì chỉ đơn giản.
- Trong văn bản tự sự, sự miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dung làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động
HOẠT ĐỘNG C: LUYỆN TẬP
Văn bản:
a,HS dựa vào nội dung tiết học tự hoàn thiện sơ đồ tư duy về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của truyện Kiều
b, Lưu ý HS các dùng biện pháp nghệ thuật so sánh; ản dụ; nghệ thuật ước lệ khi miêu tả chân dung cũng như tài năng đã ngầm dự báo tương lai của hai nhân vật.
2.Luyện tập về thuật ngữ
GV tổ chức HĐ nhóm đôi thực hiện yêu cầu a ; b
HS báo cáo kết quả trước lớp. GV chốt và cùng HS phân tích đúng sai.
a,1.Lực -> vật lí 2.Xâm thức -> địa 3.Hiện tượng hóa học -> Hóa 
4.Trường từ vựng -> Văn 5.Di chỉ -> Lịch sử 6.Thụ phấn -> sinh
7.Lưu lượng ->Địa 8.Trọng lực ->Lý 9.Khí áp -> Địa
10.Đơn chất ->hóa 11.Phụ hệ ->Sử 12.Đường trung trực -> Toán
b, - Điểm tựa ở đây là gửi gắm niềm tin và hi vọng của nhân loại.
Luyện tập về miêu tả trong văn tự sự:
a. GV tổ chức HS hoạt động nhóm đôi; trao đổi hoàn thành nội dung phần luyện tập
HS trình bày bài làm của mình; GV nhận xét, chốt ý đúng
 Tả Thuý Vân: “Mây thuamàu da”/“Khuân trăng đầy đặn nét ngài nở nang/Hoa cười ngọc thốt”
+ Thuý Kiều: “Làn thu thuỷLiễu hờn kém xanh”
b. HS làm việc cá nhân hoàn thành đoạn văn theo sách HD; thực hiện yêu cầu c.
HOẠT ĐỘNG D : VẬN DỤNG:
GV Hướng dẫn HS Về nhà thực hiện theo SHD
HOẠT ĐỘNG E: TÌM TÒI MỞ RỘNG
HS Tìm đọc Truyện Kiều; ghi lại một số câu thơ hay. Học thuộc lòng đoạn tríchs
 Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thêm một số thuật ngữ và nghĩa của chúng.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_vnen_tuan_6_dang_thi_mai_phuong.docx