Giáo án Ngữ văn Lớp 9 VNEN - Tuần 4 - Đặng Thị Mai Phương

docx 5 trang vnen 28/11/2024 80
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 VNEN - Tuần 4 - Đặng Thị Mai Phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 VNEN - Tuần 4 - Đặng Thị Mai Phương

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 VNEN - Tuần 4 - Đặng Thị Mai Phương
Tuần : 4 – Bài 24-Tiết: 16,17,18,19,20
CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1.Kiến thức:
Chỉ ra và phân tích được những hình ảnh về người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến; nhận xét về nghệ thuật của loại truyện truyền kỳ.
 Hiểu được sự phát triển của từ vựng trước hết là do sự phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc với hai cơ sở chủ yếu là ẩn dụ và hoán dụ
 Hiểu được cách dẫn trực tiếp và gián tiếp; biết dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp lời của một người hay một nhân vật
.II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên : Định hướng tiết học, nghiên cứu SHD ; phân bố thời gian hợp lý
2. Học sinh : Chuẩn bị bài theo sách hướng dẫn học.
III. TIẾN TRÌNH GÌƠ HỌC
Ổn định tố chức 1':
LỚP
Tiết:16
Tiết : 17
Tiết : 18
Tiết : 19
Tiết 20
9A
......................
......................
.....................
.....................
....................
9B
......................
......................
.....................
.....................
....................
 2. Kiểm tra 2' GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3 Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
HOẠT ĐỘNG A: KHỞI ĐỘNG
Ngày nay ở xã Lý Nhân, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà nam vẫn còn đền thờ Vũ Nương bên sông Hoàng Giang. Vũ Nương là ai ? Nàng có phẩm chất gì đáng quý ? Số phận của nàng chính là số phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
HOẠT ĐỘNG B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
VĂN BẢN
1.Đọc văn bản
GV tổ chức cho HS hoạt động chung – hướng dẫn HS cách đọc; nhận xét cách đọc. 
GV có thể tạo hệ thống câu hỏi gợi mở cho HS dễ tìm hiểu:
GV đọc mẫu gọi HS đọc 
Giới thiệu những nét chính về tác giả ?
Em hiểu thế nào truyền kì ?
- Truyền kì : Loại văn xuôi tự sự, có nguồn gốc từ văn học Trung Quốc, thịnh hành từ thời Đường.
Em hiểu thế nào là truyền kì mạn lục ?
- Truyền kì mạn lục: Tác phẩm viết bằng chữ Hán, khai thác truyện cổ dân gian và các truyền thuyết lịch sử 
Nêu đại ý của văn bản ?
Văn bản có thể chia ra làm mấy phần ?
Đ1: Từ đầu -> Cha mẹ đẻ mình -> Cuộc hôn nhân 
Đ2 : Tiếp -> Việc trót đã rồi -> nỗi oan khuất của Vũ Nương 
Đ 3: Còn lại -> Cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương . 
HS đọc đoạn 1
Nhân vật Vũ Nương được tác giả giới thiệu như thế nào ?
Trong cuộc sống thường ngày Vũ nương là người như thế nào ?
- Trương Sinh có tính đa nghi, phòng ngừa vợ
- Nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng bất hoà.
Khi Trương Sinh đi lính, nàng đã bộc lộ những phẩm chất gì ?
- Không mong vinh hiển, áo gắm phong hầu.
- Mong chồng được bình an trở về.
- Cảm thông trước những nỗi vất vả của chồng, lo lắng cho chồng.
Khi xa chồng Vũ Nương thể hiện là người vợ như thế nào ? Qua những chi tiết nào ?
- “Khi bướm lượn đầy vườn...”
Với mẹ chồng thì nàng cư xử như thế nào ?
Tất cả những cử chỉ, lời nói, việc làm của Vũ Nương nói lên khát vọng gì ?
Nàng Vũ Nương bị nghi oan là không chung thuỷ 
với chồng, nguyên nhân là do điều gì ?
- Cuộc hôn nhân giữa Trương Sinh và Vũ Nương không bình đẳng.
Theo em tính cách của Trương Sinh có phải là nguyên nhân dẫn tới nỗi oan của vợ không ?
- Trương Sinh đa nghi, với vợ phòng ngừa quá sức.
Còn nguyên nhân nào dẫn tới nỗi oan của Vũ Nương?
- Lời nói của đứa con ngây thơ.
Nỗi oan của Vũ Nương là gì ?
- Bị nghi ngờ là thất tiết.
Khi bị nghi oan Vũ Nương đã giải thích với chồng ntn ?
- Nói tới thân phận, tình nghĩa tấm lòng thuỷ chung 
Vũ Nương tiếp tục giải thích ở lời thoại 2,3 là những gì ?
- Đau đớn thất vọng, không hiểu vì sao bị đối xử bất công, mượn dòng sông để dãi bày.
Vũ Nương là người phụ nữ như thế nào ?
Vì sao Vũ Nương lại tìm đến cái chết ?
- Bày tỏ nỗi oan.
Nêu cảm nhận của em về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ?
Nêu nguyên nhân dẫn đến cái chết của Vũ Nương?
- Trực tiếp: Chồng nghi oan, ruồng rẫy
- Gián tiếp: Do cuộc chiến tranh.
 Do con trẻ vô tình
Câu truyện phê phán ai ?
Trong truyện có những yếu tố kì ảo nào ?
- Phan Lang Nằm mộng...
- Phan Lang lạc vào động rùa...
-Hình ảnh Vũ Nương khi Trương Sinh lập đàn tràng giải oan...
Tác giả đưa những yếu tố kì ảo vào trong truyện có tác dụng gì ?
- Các yếu tố được xen kẽ với những địa danh như sông hoàng giang và ải chi Lăng, nhân vật lịch sử, thời điểm lịch sử.
Hãy phân tích tình tiết kì ảo ở cuối truyện ?
Theo em chi tiết cái bóng nói lên điều gì ?
- Bóng gieo oan, bóng lại giải oan.
Vì sao Vũ Nương lại không trở về như đã nói với Phan Lang ?
I/GIỚI THIỆU CHUNG 
11.Tác giả :
- Nguyễn Dữ là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm 
2.Tác phẩm :
3. Đại ý và bố cục:
- Đại ý: Câu chuyện kể về số phận oan nghiệt của một người phụ nữ có nhan sắc, đức hạnh, dưới chế độ phong kiến. Chỉ vì lời nói ngây thơ của trẻ con mà bị nghi ngờ, bị đẩy đến bước đường cùng, phải tự kết liễu cuộc đời. Tác phẩm còn thể hiện ước mơ ngàn đời của nhân dân. 
II.PHÂN TÍCH 
1.Nhân vật Vũ Nương:
a.Những phẩm chất tốt đẹp của Vũ Nương :
- Là người phụ nữ vẹn toàn thuỳ mị nết na, tư dung tốt đẹp, đức hạnh, đảm đang tháo vát.
- Người vợ thuỷ chung, yêu chồng tha thiết.
- Nàng là người mẹ hiền, người con dâu hiếu thảo.
-> Khát vọng sống hạnh phúc yên ấm.
b.Nỗi oan khuất của Vũ Nương :
- Vũ Nương là người phụ nữ nết na, đảm đang, tháo vát, hiếu thảo, thuỷ chung, hết lòng vì gia đình.
- Sự bất lực của Vũ Nương là số phận tất yếu của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
2.Giá trị hiện thực :
- Bi kịch của Vũ Nương là lời tố cáo xã hội phong kiến, tố cáo cuộc chiến tranh.
3.những chi tiết kì ảo :
- Chi tiết kì ảo “Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiẹu hoa đứng giữa dòng
->An ủi số phận của Vũ Nương
đồng thời tố cáo xã hội phong kiến.
 TIẾNG VIỆT
3.Tìm hiểu về sự phát triển của từ vựng
GV tổ chức HĐ nhóm đôi thực hiện yêu cầu a;b
HS báo cáo kết quả trước lớp. GV chốt và cùng HS phân tích đúng sai => Chốt lại kiến thức 
GV có thể lựa chọn thêm một số ngữ liệu khác phù hợp với thực tế.
Tìm hiểu về cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
GV tổ chức HĐ nhóm đôi thực hiện yêu cầu a;b
HS báo cáo kết quả trước lớp. GV chốt và cùng HS phân tích đúng sai => Chốt lại kiến thức .
GV có thể lựa chọn thêm một số ngữ liệu khác phù hợp với thực tế.
 3. Tìm hiểu về sự phát triển của từ vựng
-> Nghĩa của từ không phải là bất biến có thể thay đổi theo thời gian, nghĩa cũ mất đi, nghĩa mới hình thành. -> Phát triển trên cơ sở nghĩa gốc
-> Chuyển theo phương thức ẩn dụ và hoán dụ.
4. Tìm hiểu về cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
-> Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của nhân vật
Được đặt trong ngoặc kép sau dấu hai chấm.
-> Cách dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh. Không có dấu hiệu ngăn cách.
HOẠT ĐỘNG C: LUYỆN TẬP
Văn bản:
GV yêu cầu HS chuẩn bị ở nhà; GV gọi HS kể tóm tắt lại truyện; lưu ý đảm bảo ý chính.
GV hướng dẫn học sinh dựa vào nội dung bài học để hoàn thành nội dung mục b; hoàn thiện vào vở theo yêu cầu mục c
1.Văn bản:
a, Tóm tắt văn bản
b, GV hướng dẫn học sinh lựa chọn nhân vật để viết đoạn văn cảm nhận theo yêu cầu.
2.Luyện tập về sự phát triển của từ vựng
GV tổ chức HĐ nhóm đôi thực hiện yêu cầu a ; b
HS báo cáo kết quả trước lớp. GV chốt và cùng HS phân tích đúng sai.
3.Luyện tập về cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
3.Luyện tập về cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
 a,GV cho HS hoạt động nhóm đôi; trao đổi hoàn thiện phần này.
 GV có thể gợi ý cho học sinh căn cứ vào dấu hiệu nhận biết và ý nghĩa của câu để làm
b, GV yêu cầu HS làm việc cá nhân
c, GV hướng dẫn HS làm bài
2.Luyện tập về sự phát triển của từ vựng
2.a (1; 2; 3) Mũi-> Chuyển ẩn dụ; (4) Mũi chỉ mũi người -> nghĩa gốc
2.b
1.Chân ->bộ phận cơ thể-> Gốc
2.Chân -> Chuyển -> Hoán dụ
3,4 .Chân -> Chuyển -> ẩn dụ
3.Luyện tập về cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp.
3.a (1) dẫn lời nói; gián tiếp (2) Dẫn trực tiếp; lời nói; (3) dẫn trực tiếp - ý nghĩ
b.
c.
HOẠT ĐỘNG D : VẬN DỤNG:
GV Hướng dẫn HS Về nhà thực hiện theo SHD
HOẠT ĐỘNG E: TÌM TÒI MỞ RỘNG
HS Tìm đọc truyền kỳ mạn lục; tóm tắt lại một truyện trong đó.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_vnen_tuan_4_dang_thi_mai_phuong.docx