Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 11 - Đinh Ngọc Tú
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 11 - Đinh Ngọc Tú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 11 - Đinh Ngọc Tú
TUẦN 11 Thứ hai ngày 26 tháng 10 năm 2015 Tập đọc ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU I. MỤC TIÊU - Biết đọc bài văn với giọng kể chậm rãi - Bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn. - Hiểu ND: Ca ngợi chú bé Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ Trạng nguyên khi mới 13 tuổi. (Trả lời được các CH trong SGK). - Giáo dục học sinh, chăm chỉ làm việc, chịu khó mới thành công. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Bảng viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: Khởi động Kiểm tra bài cũ. - Kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết học của HS. - Nhận xét, đánh giá chung. 2. Bài mới. HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu bài: 2. HD luyện đọc - Gọi 1 HS khá, giỏi đọc toàn bài. - Gợi ý HS chia đoạn. - Gọi HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của bài. + Sửa lỗi phát âm cho học sinh. - Gọi HS đọc 4 đoạn lượt 2. - Giảng từ ngữ mới trong bài: trạng, kinh ngạc - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Gọi 1 HS đọc cả bài. - GV đọc mẫu toàn bài. 3. Tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn, bài, kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi: + Tìm những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền? + Nguyễn Hiền ham học và chịu khó như thế nào? + Vì sao chú bé Hiền được gọi là "Ông Trạng thả diều"? + Nêu câu hỏi 4 SGK, HS thảo luận trả lời. - Câu chuyện khuyên ta điều gì? Kết luận: Cả 3 câu tục ngữ, thành ngữ trên đều có nét nghĩa đúng với nội dung truyện. Nhưng điều mà truyện khuyên ta là có chí thì sẽ làm nên điều mình mong muốn. Vậy câu tục ngữ Có chí thì nên nói đúng ý nghĩa của câu chuyện nhất. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Luyện đọc diễn cảm. - Gọi HS đọc lại 4 đoạn của bài. -Kết luận giọng đọc toàn bài. - HD đọc diễn cảm đoạn 3. + GV đọc mẫu. + Gọi HS đọc lại đoạn vừa luyện đọc. + Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm đôi. + Tổ chức cho HS thi đọc. - Tuyên dương bạn đọc hay. ĐÁNH GIÁ - Câu chuyện ca ngợi ai? Ca ngợi điều gì? - Truyện đọc này giúp em hiểu ra điều gì? - Về nhà đọc lại bài, chú ý luyện giọng đọc theo nội dung bài. - Chuẩn bị bài Chí chí thì nên - Nhận xét tiết học. ____________________________________ Toán NH¢N VíI 10, 100, 1000, CHIA CHO 10, 100, 1000, I. MỤC TIÊU - Biết cách thực hiện phép nhân một số tự nhiên với 10, 100, 1000, và chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn cho 10, 100, 1000,. - Thực hiện được nhân với 10, 100, 1000 và chia số tròn chục cho 10, 100, 1000 - Giáo dục HS tính cẩn thận trong làm bài II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: 1. Khởi động KTBC: Tính chất giao hoán của phép nhân - Gọi hs lên bảng tính Đổi chỗ các thừa số để tính tích theo cách thuận tiện nhất. a) 5 x 74 x 2 4 x 5 x 25 b) 125 x 3 x 8 2 x 7 x 500 Nhận xét 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu bài: 2. HD hs nhân một số tự nhiên với 10 hoặc chia số tròn chục cho 10. a. Nhân một số với 10 - Ghi lên bảng: 35 x 10 - áp dụng tính chất giao hoán của phép nhân, bạn nào cho biết 35 x 10 bằng mấy? - 10 còn gọi là mấy chục? - vậy 10 x 35 = 1 chục x 35 - 1 chục nhân với 35 bằng bao nhiêu? - 35 chục là bao nhiêu? - Vậy 35 x 10 = 350 (Sau mỗi câu trả lời của hs, gv ghi lần lượt như SGK/59) - Em có nhận xét gì về thừa số 35 và kết quả của phép nhân 35 x 10? - Khi nhân một số tự nhiên với 10 ta làm sao? b. Chia số tròn chục cho 10 - Viết bảng: 350 : 10 - Gọi hs lên bảng tìm kết quả - Vì sao em biết 350 : 10 = 35 ? - Em có nhận xét gì về SBC và thương trong phép chia 350 : 10 = 35 - Khi chia số tròn chục cho 10 ta làm sao? 3. HD nhân một số TN với 100, 1000, ... chia số tròn trăm, tròn nghìn, ... cho 100, 1000, ... HD tương tự như nhân một số TN với 10 , chia một số tròn trăm, tròn nghìn,... cho 100, 1000, ... - Khi nhân một STN với 10, 100, 1000, ... ta làm thế nào? - Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,... cho 10, 100, 1000,... ta làm thế nào? HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1: Gv nêu lần lượt các phép tính, gọi hs trả lời miệng và nhắc lại cách nhân một STN với 10, 100, 1000,... chia số tròn trăm, tròn nghìn,... cho 10, 100, 1000,... Bài 2: Gọi hs đọc y/c - 1 tạ bằng bao nhiêu kg? - 1 yến bằng bao nhiêu kg? 1 tấn bằng bao nhiêu kg? - Hd mẫu: 300 kg = ... tạ Ta có: 100 kg = 1 tạ Nhẩm: 300 : 100 = 3 Vậy: 300 kg = 3 tạ - Ghi lần lượt từng bài 2 ba dòng đầu lên bảng, gọi hs lên bảng tính , cả lớp tự làm bài vào vở nháp *GV có thể hướng dẫn hs tính bằng cách: Nếu đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn ta chỉ việc thêm vào bên phải số đó một chữ số 0 khi đọc tên 1 đơn vị tiếp theo. Ngược lại đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ thì ta bớt đi 1 chữ số 0 khi đọc tên 1 đơn vị trước đó ĐÁNH GIÁ - Muốn nhân với(chia cho)10;100;1000;.. ta làm thế nào? - Về nhà xem lại bài __________________________________ Chính tả (Nhớ - viết ) NẾU CHÚNG MÌNH CÓ PHÉP LẠ I. MỤC TIÊU - Nhớ - viết đúng chính tả, trình bày đúng các khổ thơ 6 chữ - Làm đúng BT3 (viết lại chữ sai CT trong các câu đã cho) ; làm được BT(2) a/b *HS khá, giỏi làm đúng yêu cầu BT3 trong SGK - Giáo dục HS có những ước mơ cao đẹp, thiết thực không mơ ước viễn vông II. CHUẨN BỊ: - Bảng phụ ghi sẵn BT 2a, BT 3 III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khởi động 2. Bài mới HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu bài 2. Viết chính tả - GV nêu yêu cầu của bài chỉ viết 4 khổ thơ đầu . - GV đọc bài - H/D viết các từ ngữ : phép, mầm giống.... - Cho HS viết chỉnh tả - H/D chữa lỗi - Nhận xét chung HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH BT 2a: Điền vào chỗ trống s/x - GV treo bảng phụ, giao việc .... - Lớp thảo luận nhóm - GV nhận xét, chốt lời giải đúng: Trỏ lối sang - nhỏ xíu - sức nóng - sức sống - thắp sáng * BT 3: Viết lại cho đúng chính tả ... - GV treo bảng phụ - GV nhận xét và chốt lời giải đúng: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn Xấu người đẹp nết Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể Trăng mờ càn tỏ hơn sao Dẫu rằng núi lở còn cao hơn đồi ĐÁNH GIÁ - Nhận xét tiết học - Dặn về học bài và chuẩn bị tiết sau Người chiến sĩ giàu nghị lực ______________________________________ Thứ 3 ngày 27 tháng 10 năm 2015 Toán TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP NHÂN I. MỤC TIÊU: - Nhận biết được tính chất kết hợp của phép nhân. - Biết đầu biết vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân trong thực hành tính. - GD HS cản thận chính xác trong làm toán II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC: - Bảng phụ kẻ bảng phần (b) SGK, bỏ trống các dòng 2,3,4 ở cột 4,5 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: 1. Khởi động KTBC: Nhân với 10, 100, 1000, ... Chia cho 10, 100, 1000,... Gọi hs lên bảng trả lời và thực hiện tính - Khi nhân một STN với 10, 100, 1000,... ta làm sao? Tính nhẩm: 18 x 10 = ? 18 x 100 = ? 18 x 1000 = ? + Khi chia số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn,... cho 10, 100, 1000,... ta làm thế nào? + 420 : 10 = ? 6800 : 100 = ? 2000 : 1000 = ? Nhận xét 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu bài: 2. So sánh giá trị của hai biểu thức: a. So sánh giá trị của các biểu thức - Viết lên bảng 2 biểu thức ( 2 x 3 ) x 4 2 x ( 3 x 4) - Gọi hs lên bảng tính, các em còn lại làm vào vở nháp - Em có nhận xét gì về kết quả của hai biểu thức trên? - Vậy 2 x ( 3 x 4) = 2 x ( 3 x4) * Thực hiện tương tự với một cặp biểu thức khác (5 x 2) x 4 và 5 x (2 x 4) b. Giới thiệu tính chất kết hợp của phép nhân - Treo bảng phụ đã chuẩn bị - Giới thiệu cách làm: cô lần lượt cho các giá trị của a, b, c, các em hãy lần lượt tính giá trị của các biểu thức (a x b) xc, a x (bxc) và viết vào bảng - Với a = 3, b = 4, c = 5 - Với a = 5, b = 2, c = 3 - Với a = 4, b = 6, c = 2 - Nhìn vào bảng, các em hãy so sánh giá trị của biểu thức (a x b) xc và a x (b x c) khi a = 3, b = 4, c = 5 - Hỏi tương tự với 2 trường hợp còn lại - Vậy giá trị của biểu thức (a x b) x c như thế nào so với giá trị của biểu thức a x (bxc) - Ta có thể viết (a x b) x c = a x ( b x c) - Đây là phép nhân có mấy thừa số? - Chỉ vào VT và nói: (a x b) x c gọi là một tích nhân với một số , chỉ VP : a x (b x c) gọi là một số nhân với một tích - Khi nhân một tích hai số với số thứ ba ta làm sao? Kết luận: Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba - Gọi hs nêu lại kết luận trên - Từ nhận xét trên, ta có thể tính giá trị của biểu thức a x b x c = (a x b) x c = a x (b xc) - Nghĩa là có thể tính a x b x c bằng 2 cách: a x b x c = (a xb ) x c hoặc a x b x c = a x (b x c) Tính chất này giúp ta chọn được cách làm thuận tiện nhất khi tính giá trị của biểu thức dạng a x b x c HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1: Thực hiện mẫu 2 x 5 x 4 sau đó ghi lần lượt từng bài lên bảng, gọi hs lên bảng thực hiện, cả lớp làm vào vở nháp HS chỉ thực hiện Bài 1a. Bài 2: Gọi hs đọc y/c - Viết lên bảng 13 x 5 x 2 - Gọi hs lên bảng tính theo 2 cách - Theo em trong 2 cách trên, cách nào thuận tiện hơn? Vì sao? - Gọi hs lên bảng thực hiện bài còn lại, cả lớp làm vào vở nháp ĐÁNH GIÁ - Khi nhân một tích hai số với số thứ ba ta làm thế nào? - Bài sau: Nhân với số có tận cùng là chữ số 0 Nhận xét tiết học __________________________________ Đạo đức ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ 1 I. MỤC TIÊU: Củng cố hiểu biết về : - Sự trung thực trong học tập, ý chí vợt khó trong học tập. - Biết bày tỏ ý kiến và tiết kiệm tiền của, thời gian - Biết đồng tình, ủng hộ các hành vi đúng và phê phán những hành vi chưa đúng. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Phiếu BT, thẻ màu. - Bảng phụ ghi ND 2 câu hỏi III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Khởi động Bài cũ: - Gọi HS đọc bài học - Em đã tiết kiệm thời giờ như thế nào ? 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH HĐ1: Bày tỏ ý kiến a) Em hãy bày tỏ thái độ của mình về các ý kiến dới đây : A. Trung thực trong học tập chỉ thiệt mình. B. Thiếu trung thực trong học tập là giả dối. C. Trung thực trong học tập thể hiện lòng tự trọng. b) Bạn Nam bị ốm phải nghỉ học nhiều ngày. Theo em, bạn Nam cần phải làm gì để theo kịp các bạn trong lớp ? Nếu là bạn cùng lớp với Nam, em có thể làm gì để giúp bạn ? - GV kết luận. HĐ2: Đóng vai - Tiểu phẩm : Một buổi tối ở nhà bạn Hoa + Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa ? + Ý kiến bạn Hoa có phù hợp không ? + Nếu là Hoa, em giải quyết như thế nào ? ĐÁNH GIÁ - Nhận xét, dặn chuẩn bị bài sau Hiếu thảo với ông bà, cha mẹ ___________________________ Luyện từ và câu LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ I. MỤC TIÊU: - Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ (đã, đang, sắp). - Nhận biết và sử dụng các từ đó qua các Bt thực hành (1, 2, 3) trong SGK. - Giáo dục yêu quý sự trong sáng và đẹp đẽ của Tiếng việt II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bài tập 2a viết vào giấy khổ to và bút dạ. - Bảng lớp viết sẵn 2 câu văn của BT 1 và đoạn văn kiểm tra bài cũ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: - HS đọc yêu cầu và nội dung. - HS gạch chân dưới các động từ được bổ sung ý nghĩa trong từng câu. - Từ sắp bổ sung cho ý nghĩa gì cho động từ đến? Nó cho biết điều gì? + Từ đã bổ sung ý nghĩa gì cho động từ trút? Nó gợi cho em biết điều gì? - Kết luận. - HS đặt câu và từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ. Bài 2: - HS đọc yêu cầu và nội dung. - HS trao đổi và làm bài. Mỗi chỗ chấm chỉ điền một từ và lưu ý đến nghĩa sự việc của từ. - Gọi HS nhận xét, chữa bài. - Kết luận lời giải đúng. - Tại sao chỗ trống này em điền từ (đã, sắp, sang)? Bài 3: - HS đọc yêu cầu và truyện vui. - HS tự làm bài. - Gọi HS đọc các từ mình thay đổi hay bỏ bớt từ và nhận xét bài làm của bạn. - Gọi HS đọc lại truyện đã hoàn thành. - Hỏi HS từng chỗ: Tại sao lại thay đã bằng đang (bỏ đã, bỏ sẽ)? + Truyện đáng cười ở điểm nào? ĐÁNH GIÁ -Những từ ngữ nào thường bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ ? - HS kể lại truyện Đãng trí. - Nhận xét tiết học. - Dặn về học bài và chuẩn bị bài sau. _____________________________ Kể chuyện BÀN CHÂN KÌ DIỆU I. MỤC TIÊU: - Nghe, quan sát tranh để kể lại được từng đoạn, kể nối tiếp được toàn bộ câu chuyện Bàn chân kì diệu (Do GV kể). - Kế được câu chuyện theo tranh - Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi tấm gương Nguyễn Ngọc Ký giàu nghị lực, có ý chí vươn lên trong học tập và rèn luyện. - GD HS noi gương Nguyễn Ngọc Ký, có ý chí vươn lên trong cuộc sống. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Tranh SGK phóng to. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: 1. Khởi động - KT sự chuẩn bị cho tiết học của HS. - Nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu bài: 2. Kể chuyện: - Kể lần 1 giọng kể chậm rãi thong thả. - Kể lần 2 vừa kể vừa chỉ tranh và đọc lời phía dưới mỗi tranh. 3. HD kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện: - Gọi HS nối tiếp nhau đọc YC SGK. - Các em hãy kể trong nhóm , mỗi em kể 1 tranh và trao đổi về điều các em học được ở anh Nguyễn Ngọc Ký. - Tổ chức cho HS thi kể trước lớp. -Yêu cầu HS chất vấn lẫn nhau về nội dung câu chuyện. - Tuyên dương bạn kể hay và trả lời được câu hỏi của bạn hoặc đặt được câu hỏi cho các bạn. - Em học được điều gì ở anh Nguyễn Ngọc Ký ? - Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? ĐÁNH GIÁ - Thầy Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng về học tập, ý chí vươn lên trong cuộc sống. Từ cậu bé bị tàn tật ông trở thành một nhà thơ, nhà văn... - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Nhận xét tiết học. ________________________________ Thứ tư ngày 28 tháng 10 năm 2015 Tập đọc CÓ CHÍ THÌ NÊN I. MỤC TIEÂU - Biết đọc từng câu tục ngữ với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi. - Hiểu lời khuyên qua các câu tục ngữ: Cần có ý chí, giữ vững mục tiêu đã chọn, không nản lòng khi gặp khó khăn. (trả lời các câu hỏi trong SGK). - GD HS có ý chí và vững vàng với mục tiêu đã chọn không nản lòng khi gặp khó khăn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Tranh minh họa bài đọc - Bảng phụ ghi đoạn luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: 1. Khởi động KTBC: Ông Trạng thả diều Gọi hs lên bảng đọc bài kết hợp TLCH: + Vì sao chú bè Hiền được gọi là "Ông Trạng thả diều" + Nêu nội dung bài? Nhận xét 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu bài: 2. HD luyện đọc và tìm hiểu bài: a. Luyện đọc: - Gọi hs nối tiếp nhau đọc 7 câu tục ngữ + Sửa lỗi phát âm cho hs - Gọi hs đọc bài lượt 2 - Giảng từ ngữ mới trong bài : nên, hành, lận, keo, cả, rã. - Gọi hs đọc lượt 3 - Y/c hs luyện đọc theo cặp - GV đọc diễn cảm toàn bài với giọng đọc rõ ràng, nhẹ nhàng thể hiện lời khuyên chí tình 3. Tìm hiểu bài: - Gọi hs đọc câu hỏi 1 - Các em hãy đọc thầm toàn bài, thảo luận nhóm 4 để hoàn thành y/c của bài (phát phiếu cho 2 nhóm), các em chỉ cần viết 1 dòng đối với những câu tục ngữ có 2 dòng - Gọi đại diện nhóm lên dán kết quả và trình bày - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung - Kết luận lời giải đúng - Gọi hs đọc câu hỏi 2 - Các em hãy đọc lướt toàn bài để TLCH: Cách diễn đạt của câu tục ngữ có đặc điểm gì khiến người đọc dễ nhớ, dễ hiểu? Kết luận: Cách diễn đạt của các câu tục ngữ trên dễ nhớ, dễ hiểu vì: + Ngắn gọn: chỉ bằng 1 câu + Có vần, có nhịp cân đối cụ thể + Có công mài sắt , /có ngày nên kim. + Ai ơi đã quyết thì hành/ Đã đa thì lận tròn vành mới thôi! + Có hình ảnh - Người kiên nhẫn mài sắt mà nên kim - Người đan lát quyết làm cho sản phẩm tròn vành - Gọi hs đọc câu hỏi 3 - Theo em, hs phải rèn luyện ý chí gì? Lấy ví dụ về những biểu hiện của một hs không có ý chí? HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Đọc diễn cảm và HTL: - Treo bảng phụ HD hs đọc luyện đọc diễn cảm toàn bài (có vần, có nhịp) - Gọi vài hs đọc cả bài - Y/c hs luyện HTL trong nhóm - Tổ chức cho hs đọc thuộc lòng từng câu theo hình thức truyền điện - Tổ chức cho hs thi đọc cả bài - Nhận xét, tuyên dương ĐÁNH GIÁ - Các câu tục ngữ trong bài muốn nói với chúng ta điều gì? - Về nhà HTL 7 câu tục ngữ - Bài sau: "Vua tàu thuỷ" Bạch Thái Bưởi Nhận xét tiết học __________________________________ Toán NHÂN VỚI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0 I. MỤC TIÊU: - HS biết cách thực hiện phép nhân với các số có tận cùng là chữ số 0 vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm. - GD HS biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: 1. Khởi động 2. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn nhân với số tận cùng là chữ số 0 : *Phép nhân 1324 x 20 - GV viết phép tính 1324 x 20. ? 20 có chữ số tận cùng là mấy ? - 20 bằng 2 nhân mấy ? - Vậy ta có thể viết: 1324 x 20 = 1324 x (2 x 10) - Tính giá trị của 1324 x (2 x 10) - Vậy 1324 x 20 bằng bao nhiêu ? 2648 là tích của các số nào ? - Nhận xét gì về số 2648 và 26480 ? - Số 20 có mấy chữ số 0 ở tận cùng ? - Khi nhân 1324 x 20 ta chỉ thực hiện 1324 x 2 rồi viết thêm một chữ số 0 vào bên phải tích 1324 x 2. - Hãy đặt tính và thực hiện tính 1324 x 20. - GV yêu cầu HS thực hiện tính: 123 x 30 4578 x 40 5463 x 50 - GV nhận xét. * Phép nhân 230 x 70 - GV viết lên bảng phép nhân 230 x 70. 230 x 70 = (23 x 10) x (7 x 10) - GV: Hãy áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân để tính giá trị của biểu thức (23 x 10) x (7 x 10). - Nhận xét gì về số 161 và 16100 ? - Vậy cả hai thừa số của phép nhân 230 x 70 có mấy chữ số 0 ở tận cùng - GV: Hãy đặt tính và thực hiện tính 230 x 70. - HS nêu cách thực hiện phép nhân. - GV yêu cầu HS thực hiện tính: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1 - HS tự làm bài, nêu cách tính. Bài 2 - HS tính nhẩm, không đặt tính. Bài 3 - GV gọi HS đọc đề bài. - Bài toán hỏi gì ? - HS làm baì. - GV nhận xét. ĐÁNH GIÁ - GV tổng kết giờ học. - Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. ____________________________________ Tập làm văn LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN I. MỤC TIÊU: - Xác định được đề tài, nội dung hình thức trao đổi ý kiến với người thân theo đề bài trong SGK. - Bước đầu biết đóng vai, trao đổi một cách tự nhiên, cố gắng đạt được mục đích đề ra. - GD tính mạnh dạn tự tin khi đưa ra ý kiến. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Sách truyện đọc lớp 4 - Bảng phụ ghi sẵn tên truyện hay nhân vật có nghị lực, ý chí vươn lên. - Bảng lớp viết sẵn đề bài và một vài gợi ý trao đổi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: 1. Khởi động 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn trao đổi: *Phân tích đề bài: - KT việc chuẩn bị truyện ở nhà. - Gọi HS đọc đề bài. - Cuộc trao đổi diễn ra giữa ai với ai? + Trao đổi về nội dung gì? + Khi trao đổi cần chú ý điều gì? + Khi trao đổi cần phải thể hiện thái độc khâm phục nhân vật trong truyện. *Hướng dẫn tiến hành trao đổi: - Gọi 1 HS đọc gợi ý. - HS đọc tên các truyện đã chuẩn bị. - Gọi HS nói tên nhân vật mình chọn. - Gọi HS đọc gợi ý 2. + Hoàn cảnh sống của nhân vật (những khó khăn khác thường). - Gọi HS đọc gợi ý 3. - Gọi 2 HS thực hiện hỏi- đáp. + Người nói chuyện với em là ai? + Em xưng hô như thế nào? + Em chủ động nói chuyện với người thân hay người thân gợi chuyện. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH - Trao đổi trong nhóm. - Gọi HS nhận xét - Nhận xét chung ĐÁNH GIÁ - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà viết lại nội dung trao đổi. _____________________________________ Luyện Toán NH¢N VíI 10, 100, 1000, CHIA CHO 10, 100, 1000, I. MỤC TIÊU - Thực hiện được nhân với 10, 100, 1000 và chia số tròn chục cho 10, 100, 1000 II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1: Gv nêu lần lượt các phép tính, gọi hs trả lời miệng và nhắc lại cách nhân một STN với 10, 100, 1000,... chia số tròn trăm, tròn nghìn,... cho 10, 100, 1000,... Bài 2: Gọi hs đọc y/c - 1 tạ bằng bao nhiêu kg? - 1 yến bằng bao nhiêu kg? 1 tấn bằng bao nhiêu kg? - Hd mẫu: 300 kg = ... tạ Ta có: 100 kg = 1 tạ Nhẩm: 300 : 100 = 3 Vậy: 300 kg = 3 tạ - Ghi lần lượt từng bài 2 ba dòng đầu lên bảng, gọi hs lên bảng tính , cả lớp tự làm bài vào vở nháp *GV có thể hướng dẫn hs tính bằng cách: Nếu đổi từ đơn vị nhỏ sang đơn vị lớn ta chỉ việc thêm vào bên phải số đó một chữ số 0 khi đọc tên 1 đơn vị tiếp theo. Ngược lại đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị nhỏ thì ta bớt đi 1 chữ số 0 khi đọc tên 1 đơn vị trước đó ĐÁNH GIÁ - Muốn nhân với (chia cho) 10; 100; 1000;.. ta làm thế nào? ___________________________________ Thứ năm ngày 29 tháng 10 năm 2015 Toán ĐỀ - XI - MÉT VUÔNG I. MỤC TIÊU: - Biết 1dm2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1dm. - Biết đọc, viết đúng các số đo diện tích theo đơn vị đề- xi- mét vuông. - Biết được 1dm2 =100 cm 2.. Bước đầu biết chuyển đổi từ dm 2 sàn cm 2 và ngược lại. - GD HS biết vận dụng kiến thức đã học để chuyển đổi các đơn vị đo thường gặp hằng ngày. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV vẽ sẵn trên bảng hình vuông có diện tích 1dm2 được chia thành 100 ô vuông nhỏ, mỗi ô vuông có diện tích là 1cm 2. - HS chuẩn bị thước và giấy có kẻ ô vuông 1cm x 1cm. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: 1. Khởi động 2. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu bài: 2. Ôn tập về xăng- ti- mét vuông : - GV: Vẽ một hình vuông có diện tích là 1cm 2. - GV: 1cm2 là diện tích của hình vuông có cạnh là bao nhiêu xăng- ti- mét ? c. Giới thiệu đề- xi- mét vuông (dm2) *Giới thiệu đề- xi- mét vuông Để đo diện tích các hình người ta còn dùng đơn vị là đề- xi- mét vuông. - Hình vuông trên bảng có diện tích là 1dm 2. - HS thực hiện đo cạnh của hình vuông. - Vậy 1dm2 chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1dm. - Xăng- ti- mét vuông viết kí hiệu như thế nào ? - Đề- xi- mét vuông viết kí hiệu là dm 2. -GV viết lên bảng các số đo diện tích: 2cm2, 3dm2, 24dm2 và yêu cầu HS đọc các số đo trên. * Mối quan hệ giữa xăng- ti- mét vuông và đề- xi- mét vuông -Hãy tính diện tích của hình vuông có cạnh dài 10cm. 10cm bằng bao nhiêu đề- xi- mét ? -Vậy hình vuông cạnh 10cm có diện tích bằng diện tích hình vuông cạnh 1dm. - Hình vuông cạnh 10cm có diện tích là bao nhiêu? -Hình vuông có cạnh 1dm có diện tích là bao nhiêu? - Vậy 100cm2 = 1dm2. - GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ. - HS vẽ hình vuông có diện tích 1dm2. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1 GV viết các số đo diện tích có trong đề bài, chỉ định HS đọc Bài 2 GV đọc các số đo diện tích có trong bài và các số đo khác, yêu cầu HS viết theo đúng thứ tự đọc. Bài 3 HS tự điền cột đầu tiên trong bài. -HS điền số thích hợp vào chỗ trống. 48dm2 = cm2 - GV nhắc lại cách đổi trên. 2000cm2 = dm2 - HS suy nghĩ tìm số thích hợp điền vào chỗ trống. - GV nhắc lại cách đổi trên. - GV yêu cầu HS tự làm phần còn lại của bài. Bài 5 -HS tính diện tích của từng hình, sau đó ghi Đ (đúng), S (sai) vào từng ô trống. - GV nhận xét và cho điểm HS. ĐÁNH GIÁ - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. ________________________________ Luyện từ và câu TÍNH TỪ I. MỤC TIÊU: - Hiểu được tính từ là những từ miêu tả đặc điểm, hoặc tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái, ... (ND ghi nhớ) - Nhận biết được tính từ trong đoạn văn ngắn, Đặt được câu có dùng tính từ (BT2). - GD HS biết sử dụng tính từ để đặt câu, viết văn, làm giàu vốn ngôn ngữ II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Bảng lớp kẻ sẵn từng cột ở BT2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: 1. Khởi động KTBC: - Gọi HS lên bảng đặt câu có các từ bổ sung ý nghĩa cho động từ. - Nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu bài: 2. Tìm hiểu ví dụ: - HS đọc truyện cậu HS ở Ac- boa. - HS đọc phần chú giải. + Câu chuyện kể về ai? Bài 2. - HS thảo luận và làm bài. - Gọi HS nhận xét, chữa bài cho bạn. - Kết luận các từ đúng. Bài 3: - GV: Từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ nào? -Từ nhanh nhẹn diễn tả dáng đi như thế nào? -GV: Những từ miêu tả đặc điểm tính chất của sự vật, hoạt động trạng thái của người vật được gọi là tính từ. - Thế nào là tính từ? 3. Ghi nhớ: - Gọi HS đọc phần ghi nhớ. - HS đặt câu có tính từ. - Nhận xét, tuyên dương HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung. - HS trao đổi và làm bài. - Gọi HS nhận xét, bổ sung. - Kết luận lời giải đúng. Bài 2: - HS đọc yêu cầu. - Người bạn và người thân của em có đặc điểm gì? Tính tình ra sao? Tư cách như thế nào? -HS đặt câu, GV nhận xét chữa lỗi dùng từ, ngữ pháp cho từ em. - HS viết bài vào vở. ĐÁNH GIÁ - Thế nào là tính từ? Cho ví dụ. - Nhận xét tiết học. Dặn HS về học ghi ghớ và chuẩn bị bài sau MRVT: Ý chí - Nghị lực Luyện TV - Tập đọc ÔNG TRẠNG THẢ DIỀU I. MỤC TIÊU - Biết đọc diễn cảm đoạn văn. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC: - Bảng viết sẵn đoạn văn cần luyện đọc. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Luyện đọc diễn cảm - Gọi HS đọc lại 4 đoạn của bài. -Kết luận giọng đọc toàn bài. - HD đọc diễn cảm đoạn 3. + GV đọc mẫu. + Gọi HS đọc lại đoạn vừa luyện đọc. + Yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm đôi. + Tổ chức cho HS thi đọc. - Tuyên dương bạn đọc hay. ĐÁNH GIÁ - Câu chuyện ca ngợi ai? Ca ngợi điều gì? - Truyện đọc này giúp em hiểu ra điều gì? ______________________________ Thứ sáu ngày 30 tháng 10 năm 2015 Toán MÉT VUÔNG I. MỤC TIÊU - Biết mét vuông là đơn vị đo diện tích; đọc, viết được “mét vuông”, “m2”. - Biết được 1m2 = 100dm2 . Bước đầu biết chuyển đổi từ m2 sang dm2, cm2. - GD HS biết sử dụng đơn vị đo DT để đo một số đồ vật trong cuộc sống thường gặp II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC: - chuẩn bị hình vuông cạnh 1m đã chia thành 100 ô vuông, mỗi ô vuông có diện tích 1dm2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: 1. Khởi động KTBC: -Viết bảng 45 dm2, 956 dm2; 8945dm2 gọi HS đọc. -Viết số thích hợp vào chỗ chấm. -Nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. giới thiệu bài: 2. Giới thiệu mét vuông -Cùng với cm2, dm2, để đo diện tích người ta còn dùng đơn vị mét vuông. -Treo hình vuông đã chuẩn bị và nói: mét vuông chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1m. -Mét vuông viết tắt là: m2 -Các em hãy đếm số ô vuông có trong hình? -Vậy 1m 2 = 100 dm2 và ngược lại HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1: Yêu cầu HS thực hiện vào SGK. -Gọi lần lượt 2 HS lên bảng, 1 HS đọc, 1 HS viết. Bài 2 cột 1: Ghi lần lượt từng phép tính lên bảng, Yêu cầu HS thực hiện vào nháp. Bài 3: Gọi HS đọc đề toán. - Yêu cầu HS giải bài toán trong nhóm đôi (phát bảng nhóm cho 2 nhóm). - HS lên đính kết quả và nêu cách giải. - Kết luận bài giải đúng. ĐÁNH GIÁ - Trong các đơn vị đo diện tích đã học, đơn vị nào lớn nhất? - 1 HS lên bảng viết mối q/ hệ giữa các đ/vị đo diện tích đã học. - Dặn HS chuẩn bị bài: Nhân một số với một tổng - Nhận xét tiết học. ________________________________ Tập làm văn MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I. MỤC TIÊU: - Nắm được cách mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài văn KC (ND Ghi nhớ). - Nhận biết được mở bài theo cách đã học (BT1, BT2, mục III); bước viết được đoạn mở bài theo cách gián tiếp (BT3, mục III). - GD HS thêm yêu Tiếng việt, tự tin trong giao tiếp, biết hợp tác khi làm việc *KNS: Thể hiện sự tự tin; giao tiếp; hợp tác. II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC: - Bảng phụ viết sẵn nội dung cần ghi nhớ kèm ví dụ minh họa cho mỗi cách mở bài III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: 1. Khởi động KTBC: HS thực hành trao đổi với người thân về người có nghị lực. - Nhận xét, đánh giá. 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu bài: 2. Tìm hiểu phần nhận xét. - Treo tranh và hỏi: Em có biết tranh minh họa thể hiện câu chuyện nào? câu chuyện kể về điều gì? - Để biết tình tiết của truyện thầy mời các em đọc truyện "Rùa và Thỏ". Bài 1, 2: Gọi HS đọc truyện, các em lắng nghe bạn đọc để tìm đoạn mở bài trong truyện trên. - Gọi HS phát biểu ý kiến. - Chốt lại đoạn mở bài đúng: Ở cách mở bài này, chúng ta kể ngay vào sự việc đầu tiên của câu chuyện, ta gọi là cách mở bài trực tiếp. Bài tập 3 Gọi HS đọc YC và nội dung. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi để tìm hiểu cách mở bài thứ hai có gì khác so với cách mở bài thứ nhất. - Gọi đại diện nhóm phát biểu ý kiến. - Gọi các nhóm khác nhận xét. Kết luận: Mở bài bằng cách nói chuyện khác để dẫn vào truyện mình định kể gọi là mở bài gián tiếp. - Thế nào là mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp? - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài tập 1: - Gọi HS đọc 4 cách mở bài. - Các em hãy đọc thầm lại 4 cách mở bài, suy nghĩ để tìm xem đó là những cách mở bài nào và giải thích vì sao đó là cách mở bài trực tiếp (gián tiếp). - Gọi HS phát biểu ý kiến Kết luận: a) - mở bài trực tiếp. b) c) d) - mở bài gián tiếp. - Gọi HS đọc 2 cách mở bài :trực tiếp, gián tiếp. Bài tập 2: Gọi HS đọc nội dung bài tập. - Các em hãy đọc thầm câu chuyện trên, suy nghĩ để tìm xem câu chuyện được mở bài theo cách nào? - Gọi HS nêu ý kiến. - Nhận xét, kết luận câu trả lời đúng ĐÁNH GIÁ - Có những cách mở bài nào? hãy nêu những cách đó? - Nhận xét tiết học. _____________________________________ HĐNGLL GIÁO DỤC QUYỀN VÀ BỔN PHẬN TRẺ EM I. MỤC TIÊU: Giúp HS biết - Mình được quyền làm gì và bổn phận phải làm gì ? - Rèn cho HS tính tích cực, tự giác trong học tập và trong sinh hoạt hằng ngày . II. ĐỒ DÙNG DẠY -HỌC : - Chuẩn bị về các điều về quyền và bổn phận của HS (trẻ em) . - Một số tình huống . - Bộ thẻ màu: xanh, đỏ, vàng . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 1. Khởi động : - Cho cả lớp hát. 2. Bài mới HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu nội dung bài học . 2. Giúp HS biết được quyền và bổn phận trẻ em . - Đọc các điều về quyền và bổn phận của trẻ em . - Giảng cho HS hiểu hơn về các điều, khoản . - Hướng dẫn HS nêu phổn phận của mình phải làm gì ? - Gọi vài HS nêu trước lớp . - Nhận xét, tuyên dương . 3. Xử lí tình huống (bày tỏ ý kiến). - Lần lượt nêu các tình huống có liên quan đến quyền và bổn phận của trẻ em -Yêu cầu HS bày tỏ ý kiến của mình đúng hay sai . - Nhận xét . - Yêu cầu HS liên hệ thực tế ở trường, lớp, địa phương . - Nhận xét, kết luận . ĐÁNH GIÁ - Nhận xét về tinh thần, thái độ tham gia chương trình văn nghệ của các tổ và cá nhân _____________________________ Sinh hoạt SINH HOẠT CUỐI TUẦN 11 I. MỤC TIÊU: - Giúp HS nhận ra ưu, khuyết điểm của bản thân, từ đó nêu ra hướng giải quyết phù hợp. - Biết suy nghĩ để nêu ra ý tưởng xây dựng phương hướng cho hoạt động tập thể lớp. - Thông qua phương hướng thực hiện của cả lớp, HS định hướng được các bước tu dưỡng và rèn luyện bản thân -Tự giác, mạnh dạn, tự tin phát biểu trước lớp. -Có ý thức tự sửa sai khuyết điểm mắc phải và biết phát huy những mặt tích cực của bản thân, có tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: CT HĐQT lập báo cáo GV: phương hướng tuần 11. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC: Ổn định: Hát Hoạt động Nhận xét lớp tuần 11: -CT HĐQT điều khiển sinh hoạt. - Các nhóm trưởng báo cáo tình hình trong nhóm -Các thành viên có ý kiến. -CT HĐQT nhận xét . -Giáo viên tổng kết chung : a) Hạnh kiểm : b) Học tập: c) Hoạt động khác: Nêu phương hướng tuần 12: 1. Duy trì những kết quả đạt được trong tuần 11, khắc phục khuyết điểm. 2. Tiếp tục thực hiện hoạt động Đội nghiêm túc, chất lượng. 3. Dọn vệ sinh lớp học sạch sẽ. 4. Phát động thi đua chào mừng ngày 20-11 5. Ôn tập, phụ đạo HS yếu, tiếp tục bồi dưỡng HS giỏi. _______________________________ Ngày tháng 10 năm 2015 Chuyên môn kí duyệt
File đính kèm:
- giao_an_lop_4_vnen_tuan_11_dinh_ngoc_tu.doc