Giáo án Ngữ văn Lớp 9 VNEN - Tuần 1

docx 5 trang vnen 09/12/2024 150
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 VNEN - Tuần 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 VNEN - Tuần 1

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 VNEN - Tuần 1
Soạn ngày: .
	Ngày dạy:.
 Tuần : 1 – Bài 1-Tiết: 1,2,3,4,5
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Chỉ ra, phân tích được những chi tiết, hình ảnh thể hiện vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh; Nhận xét được nghệ thuật của văn bản
Hiểu; vận dụng một số phương châm hội thoại trong giao tiếp ( Phương châm về lượng; phương châm về chất).
 Biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên : Định hướng tiết học, nghiên cứu SHD ; phân bố thời gian hợp lý
2. Học sinh : Chuẩn bị bài theo sách hướng dẫn học.
III. TIẾN TRÌNH GÌƠ HỌC
1.ổn định tố chức 1':
 2. Kiểm tra 2' GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3 Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
HOẠT ĐỘNG A: KHỞI ĐỘNG
GV Hướng dẫn học sinh khởi động theo sách hướng dẫn; Kể thêm một số câu chuyện về HCT; qua đó nêu cảm nhận về phong cách HCM
HOẠT ĐỘNG B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
VĂN BẢN
Đọc văn bản
GV tổ chức cho HS hoạt động chung – hướng dẫn HS cách đọc; nhận xét cách đọc.
2.Tìm hiểu văn bản:
GV linh hoạt tổ chức hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân theo các câu hỏi trong sách hướng dẫn. 
 GV có thể đứ ra các câu hỏi định hướng cho học sinh tự cảm thụ
 Bác đã tiếp thu vốn tri thức ấy bằng cách nào ?
- Bác đi nhiều, biết nhiều thứ tiếng, học hỏi, tìm hiểu tiếp thu
Bác đã tiếp thu những vốn tri thức ấy bằng cách nào? 
Nhận xét cách viết của tác giả ?
- So sánh một cách bao quát đan xen giữa kể và bình luận 
Điều kì lạ nhất trong phong cách văn hóa Hồ Chí Minh là gì ?
- Người đã tiếp thu một cách chọn lọc những tinh hoa văn hóa nước ngoài. Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế. Bác đã kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa phương Đông và phương Tây, xưa và nay, dân tộc và quốc tế 
Phong cách Hồ Chí Minh có được nhờ sự ảnh hưởng nào 
- ảnh hưởng quốc tế sâu đậm 
- Một lối sống bình dị 
- Sự kết hợp và thống nhất trong lịch sử dân tộc và tinh hoa nhân loại 
Nhận xét về nghệ thuật của tác giả trong đoạn này ? Tác dụng ?
- > Nghệ thuật đối lập 
Phong cách sống của Bác được tác giả kể trên những
 phương diện nào ?
- Nơi ở : Nhà sàn, vài phòng tiếp khách, họp bộ chính
trị, làm việc và phòng ngủ ..đồ dạc thì mộc mạc, đơn
sơ .
- Trang phục: Bộ quần áo, đôi dép, chiếc va li
- Bữa ăn : rất đạm bạc những món ăn dân tộc như cá 
kho, dưa muối, rau luộc
HS liên hệ với những bài viết đã sưu tầm về Bác ?
Trong bài viết tác giả đã so sánh lối sống của Bác
 với lối sống của những ai ? Đó là lối sống như thế 
nào ?
HS thảo luận nhóm : Vì sao Bác vừa giản dị vừa 
thanh cao ?
- Đây không phải lối sống khắc khổ, tự vui trong 
nghèo đói, cũng không phải tự thần thánh hóa làm 
khác đời.
Theo quan niệm thẩm mỹ về cuộc sống của Chủ Tịch
Hồ Chí Minh là gì ?
Nhận xét gì về cách đưa dẫn chứng, cách viết của tác
 giả ?
Tác giả bình luận và so sánh như thế nào ?
- Chưa có vị nguyên thủ quốc gia nào sống giản dị 
như vậy.
HS đọc đoạn 3
ý nghĩa cao đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là 
gì ?
- Giống các vị danh nho 
- Khác các vị danh nho : Đây là lối sống của người 
cộng sản, một vị Chủ Tịch nước.
Để làm nổi bật phong cách Hồ Chí Minh tác giả đã
dùng biện pháp nghệ thuật nào ? 
- Kể chuyện, bình luận, phân tích, so sánh...
Phân tích hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật
 trên ?
 1. Đọc văn bản : PCHCM
 Tác giả : Lê Anh Trà (1927-1999) quê Quảng Ngãi
-Tác phẩm: sgk
2.Tìm hiểu văn bản
a.Con đường hình thành phong cách Hồ Chí Minh :
- Bác có vốn tri thức hết sức sâu rộng .
- Tiếp thu chọn lọc không chịu ảnh hưởng thụ động, tiếp thu cái hay, phê phán cái hạn chế .
- Sự kết hợp hài hoà giữa văn hoá thế giới và gốc văn hóa dân tộc tạo nên phong cách rất Việt Nam, dân tộc mà quốc tế, vĩ đại mà bình dị.
bPhong cách Sống và làm
 việc của Hồ Chí Minh :
- Thể hiện ở lối sống giản dị 
mà thanh cao của người .
- Cách sống giản dị mà vô 
cùng thanh cao, sang trọng
 giống như các vị hiền triết
xưa.
- Một cách sống có văn hóa 
đã trở thành quan niệm thẩm
mỹ về cái đẹp là sự giản dị, 
tự nhiên, thanh cao. Một
 cách sống làm cho tinh
 thần sảng khoái.
c. ý nghĩa trong phong 
cách Hồ Chí Minh 
- Nét đẹp của lối sống rất 
Việt Nam của người cộng
 sản lão thành. Một vị Chủ
Tịch nước.
d. Giá trị nổi bật của nghệ thuật văn bản
Kết hợp giữa kể và bình luận, so sánh
 TIẾNG VIỆT
3.Tìm hiểu về các phương châm hội thoại
GV tổ chức HĐ nhóm đôi thực hiện yêu cầu a
HS báo cáo kết quả trước lớp. GV chốt và cùng HS phân tích đúng sai.
Chốt lại kiến thức 
Yêu cầu b; HS hoạt động cá nhân; GV theo dõi uốn nắn kịp 
Trao đổi chung cả lớp theo câu hỏi; GV chốt kiến thức.
3.Tìm hiểu về các phương châm hội thoại
a, phương châm về lượng
- Khi giao tiếp cần nói đúng 
với nội dung cần giao tiếp.
- Không nên nói nhiều hơn những điều cần nói.
b; Phương châm về chất
Không nên nói những điều mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
TẬP LÀM VĂN
4.Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
Cá nhân thực hiện theo yêu cầu SHD mục 
a Văn bản thuyết minh là gì ?
Văn bản thuyết minh viết ra nhằm mục đích gì ?
- Cung cấp tri thức khách quan về những sự vật,hiện tượng.
Trong văn bản thuyết minh thường sử dụng những phương pháp nào ?
HS trao đổi thảo luận; chia sẻ nội dung đã tìm hiếu được. GV chốt kiến thức
 GV có thể dùng bảng phụ ( hoặc máy chiếu); giảng và chốt kiến thức cho cả lớp mục (b) Có thể hướng dẫn theo hệ thống câu hỏi sau cho phù hợp
HS đọc văn bản Hạ Long đá và nước
HS thảo luận nhóm
Đây có phải là văn thuyết minh không? Vì sao? 
Vấn đề thuyết minh là gì ?
 Câu nào nêu khái quát sự kì lạ của Hạ Long?
“Chính nước .tâm hồn”
Sự kì lạ ấy giới thiệu qua mấy đặc điểm ?phương pháp nào được dùng chủ yếu trong bản ?
 Nếu chỉ dùng phương pháp liệt kê thì đã nêu được sự kì lạ của Hạ Long chưa ? Vì sao ?
- Vấn đề trừu tượng không dễ nói được.
Ngoài phương pháp thuyết minh tác giả còn dùng biện pháp nghệ thuật nào tác dụng của nó ?
Tác giả đã trình bày được sự kì lạ của Hạ Long chưa ? Nhờ biện pháp gì ?
-.
Khi sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong vănbản thuyết minh ta phải chú ý đến điều gì ?
+ Lưu ý : Không nên quá lạm dụng mất đi 
tính khách quan.
4.Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
a, Ôn vế văn thuyết minh Kiểu văn bản thông dụng trong mọi lĩnh vực 
đời sống nhằm cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân một cách khách quan
 - PPTM: Nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, ví dụ, số liệu, so sánh, phân tích, phân loại.
b, Văn bản Hạ Long đá và nước
- Văn bản thuyết minh về sự kì lạ vô tận của Hạ Long .
+ Hai đặc điểm: 
- Nước di chuyển
 - Đá hóa thân 
+ Phương pháp giải thích, liệt kê
- Kết hợp tưởng tượng nhân hóa
-> bài văn sinh động hấp dẫn hơn .
Các biện pháp sử dụng thích hợp làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh và gây hứng thú cho người đọc
HOẠT ĐỘNG C: LUYỆN TẬP
Văn bản:
GV yêu cầu HS chuẩn bị ở nhà; GV gọi HS báo cáo kết quả, chia sẻ với các bạn. 
GV hướng dẫn học sinh dựa vào nội dung bài học để hoàn thành nội dung này
1.Văn bản:
a. Phong cách rất Việt Nam, dân tộc mà quốc tế, vĩ đại mà bình dị.
b, HS luyện viết đoạn văn cản thụ theo dạng nghị luận xã hội
2.Luyện tập về phương châm hội thoại
GV tổ chức HĐ nhóm đôi thực hiện yêu cầu a; b; c
HS báo cáo kết quả trước lớp. GV chốt và cùng HS phân tích đúng sai.
b, Liên quan đến phương châm về chất; nói không đúng sự thực
- ăn ốc nói mò: nói không có căn cứ
- ăn không nói có: vu khống đặt điều.
- cãi chày cãi cối: tranh luận không theo lý(ngang bướng) 
- khua môi múa mép: nói năng phô trương
- hứa hươu hứa vượn: hứa mà không thực hiện
2.Luyện tập về phương châm hội thoại
a,(1), (2)Vi phạm phương châm về lượng; Không trả lời đúng vào nội dung
c, Đội khi phải nói như vậy đề đảm bảo tính khách quan và phương châm về chất.
3.Lyện tập về sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
a, Đoạn trích trên có tính chất thuyết minh vì đã cung cấp kiến thức đầy đủ và khách quan về đến thờ Mẫu Liễu Hạnh ; Kết hợp với tự sự ( Kể một giai thoại liên quan) => Tạo sự hấp dẫn cho người đọc.
b, Lập dàn ý chi tiết.Mở bài: Giới thiệu chung về cái bút.
b.Thân bài: Cấu tạo bút/ Các loại bút/ Công dụng bút/ Bảo quản sử dụng bút
c.Kết bài: Cảm nghĩ chung về cái bút
Dựa vào đó HS thêm các biện pháp nghệ thuật cho bài văn thêm sinh động.
HOẠT ĐỘNG D : VẬN DỤNG:
GV Hướng dẫn HS Về nhà thực hiện theo SHD
HOẠT ĐỘNG E: TÌM TÒI MỞ RỘNG
HS tìm hiểu và sưu tầm những mẩu truyện về lối sống giản dị củaHCT;
 IV: RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_vnen_tuan_1.docx