Giáo án Ngữ văn Lớp 9 VNEN - Tuần 11+12 - Đặng Thị Mai Phương
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 VNEN - Tuần 11+12 - Đặng Thị Mai Phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 VNEN - Tuần 11+12 - Đặng Thị Mai Phương
Tuần : 11,12 – Bài 10 ( Từ tiết 53 đến tiết 57) ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS thấy được và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về lao động của T/g đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lễ, giàu màu sắc lãng mạn trong bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá". Giúp HS cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc chân thành của nhân vật trữ tình . - Người cháu và hình ảnh người bà giàu tình thương , giàu đức hi sinh. Giúp HS nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 ( Từ tượng hình, từ tượng thanh, tượng hình, một số phép tu từ, từ vựng, so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, nói quá, nói giảm, nói tránh , điệp ngữ chơi chữ) Giúp HS nắm được đặc điểm, khả năng miêu tả, biểu hiện phong phú của thể thơ tám chữ . II. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên : Định hướng tiết học, nghiên cứu SHD ; phân bố thời gian hợp lý 2. Học sinh : Chuẩn bị bài theo sách hướng dẫn học. III. TIẾN TRÌNH GÌƠ HỌC Ổn định tố chức 1': LỚP Tiết: 53 Tiết : 54 Tiết : 55 Tiết : 56 Tiết 57 9A ...................... ...................... ..................... ..................... .................... 9B ...................... ...................... ..................... ..................... .................... 2. Kiểm tra 2' GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3 Hoạt động dạy và học : Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung kiến thức cần đạt HOẠT ĐỘNG A: KHỞI ĐỘNG Gv khái quát về bối cảnh lịch sử với những đặc điểm có liên quan đến nội dung bài thơ, vào bài. HOẠT ĐỘNG B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VĂN BẢN 1.Đọc văn bản GV tổ chức cho HS hoạt động chung – hướng dẫn HS cách đọc; nhận xét cách đọc. Giới thiệu những nét chính về tác giả? Cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ? Tìm bố cục của bài thơ, nêu nôị dung chính của từng phần? - 2 khổ đầu: Cảnh lên đường và tâm trạng -4 khổ tiếp : Cảnh hoạt động của đoàn thuyền - Còn lại : Cảnh đoàn thuyền trở về. Đọc toàn bài thơ, hãy khái quát cảm hứng bao trùm của "Đoàn thuyền đánh cá"? HS đọc 2 khổ thơ đầu Cảnh hoàng hôn trên biển được tác giả miêu tả qua những câu thơ nào? "Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa" Nhận xét gì về nghệ thuật của tác giả sử dụng ở đây? - ẩn dụ, nhân hóa, so sánh. 2 câu thơ trên, giúp em cảm nhận được cảnh hoàng hôn trên biển ntn ? Cảnh đoàn thuyền đánh cá khởi hành có gì cần chú ý ? Hình ảnh "câu hát căng buồm" có ý nghĩa ntn? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng ở đây ? - ẩn dụ Hai khổ thơ đầu của bài thơ diễn tả điều gì ? Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau ? - Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cải then đêm sập cửa. - Biện pháp nhân hóa, so sánh. HS đọc 4 khổ thơ tiếp theo. Cảnh đoàn thuyền đi trên biển được tác giả miêu tả trong khung cảnh nào? - Cảnh biển đêm Tác dụng của biện pháp nghệ thuật này ntn ? - Làm nổi bật hình ảnh những người dân chài đánh cá. Những người đánh cá thể hiện là những con người ntn ? Cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển hiện lên qua những câu thơ nào? Hình ảnh con thuyền đánh cá ở đây hiện lên ntn? - Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây ...gõ thuyền đã có nhịp Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng - Thủ pháp phóng đại, liên tưởng táo bạo, bất ngờ. - Nhịp trăng, lúc sao mờ thì kéo lưới.... con thuyòn ra khơi có gió làm lái, trăng buồm, gõ thuyền đuổi cá vào lưới cũng theo là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ hoà nhập với con người . Công việc của người đánh cá được thể hiện qua những câu thơ nào? - "Thuyền ta...Ra đậu dặm xa dò bụng biển Dàn đan thế trận lưới..."Ta hát bài ...trăng cao - Tưởng tượng lãn mạn Nhận xét gì về BPNT được sử dụng trong các câu thơ trên ? - Bút pháp lãng mạn, trí tưởng tượng . Tác dụng của các biện pháp trên là gì? NT: ẩn dụ, hoán dụ, lãng mạn. - Vẻ đẹp của bức tranh sơn mài, lung linh Hình ảnh của các loài cá ntn ? - Vấy bạc, đuôi vàng... Thành quả lao động của đoàn thuyền đánh cá sau một đêm lao động vất vả được miêu tả bằng hình nào? Các loài cá trên biển được T/g miêu tả ở những câu thơ nào? Câu hát trăng buồm cùng gió khơi. ...mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi - "Đoàn thuyền...mặt trời" hào hứng, chạy đua tốc độ với thời gian. 2 câu cuối "Mặt trời đội biển...Mắt cá..." - Tưởng tượng sáng tạo, sự tuần hoàn của thời gian, sự tuần hoàn của thời gian. Đoàn thuyền đánh cá trở về được T/g miêu tả qua những câu thơ nào? Nhận xét gì vè bài thơ : câu hát căng buồm tại sao bài thơ là khúc tráng ca về con người lao động trên biển ? - Âm điệu khỏe khoắn tràn đầy cảm hứng lãng mạn, màu sắc lung linh kì ảo. 2.Nội dung: Sự hài hoà giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui ,niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống. I/ Đọc văn bản .GIỚI THIỆU CHUNG: 1.Tác giả : Huy Cận (1919- 2005) - Quê: Vụ Quảng - Hà Tĩnh - Nổi tiếng trong phong trào thơ mới với tập "Lửa thiêng" - Tham gia cách mạng từ năm 1945, sau cách mạng giữ nhiều trọng trách trong chính quyền, là một trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ hiện đại Việt Nam - Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật cho ông năm 1996. 2.Tác phẩm: - Năm 1958, ông đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh bài thơ ra đời trong thời gian ấy và in trong tập thơ. “ Trời mỗi ngày lại sáng” 3.Bố cục : 3 phần 2. Đọc hiểu văn bản 2.1.Cảnh hoàng hôn trên biển và cảnh đoàn thuyền đánh cá: - Vũ trụ như là một ngôi nhà lớn, màn đêm buông xuống như một tấm cửa khổng lồ với những lượn song là then cửa. - Cảnh đoàn thuyền đánh cá khởi hành: - Công việc hàng ngày, đây là một trong trăm nghìn chuyến đi trên biển. - Cảnh hoàng hôn thật độc đáo thiên nhiên được miêu tả sinh động. -Hình ảnh khoẻ khoắn, mới lạ và đẹp lãng mạn ,câu hát của người đánh cá, tiếng hát vang khoẻ bay cao cùng gió, hoà với gió thổi căng cánh buồm cho con thuyền lướt nhanh ra khơi, câu hát chan chứa niềm vui. 2.Cảnh đánh cá và cảnh biểm đêm: - Hình ảnh người lao động và công việc của họ được đặt vào không gian rộng lớn của biển trời trăng sao để làm tăng thêm kích thước và tầm vóc vị thế của con người. ở đây còn là sự hài hoà giữa con người với thiên nhiên vũ trụ. - Cảnh đoàn thuyền đánh cá: - hình ảnh con thuyền kì vĩ, hoà nhập với thiên nhiên, vũ trụ. - Liên tưởng, tưởng tượng bay bổng từ quan sát hiện thực, liệt kê - Công việc lao động nặng nhọc của người đánh cá đã thành bài ca đầy niềm tin, nhịp nhàng với thiên nhiên. - Trong ánh nắng ban mai rực rỡ, hiện lên hàng nghìn, hàng vạn con cá lấp lánh vẩy bạc, đuôi vàng xếp ăm ắp trên những con thuyền. 2.3. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về: - Niềm vui thắng lợi sau một chuyến ra khơi may mắn, tôm cá đầy khoang. - Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong ảnh bình minh, vẫn tiếng hát căng buồm, niềm vui chiến thắng đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời. 2.4 Nghệ thuật : - Âm hưởng khoẻ khoắn, sôi nổi - Cách gieo vần linh hoạt Liên tưởng, tưởng tượng phong phú. TẬP LÀM THƠ 8 CHỮ GV tổ chức hoạt động nhóm; Hướng dẫn HS tìm hiểu thể thơ 8 chữ; HS thực hiện yêu cầu mục a trong SHD Trao đổi, rút ra đặc điểm chung của thơ 8 chữ. GV hướng dẫn HS hoạt động cá nhân thực hiện mục b ( lưu ý điền từ không như hợp vần mà còn phù hợp; đảm bảo logich) HS tự tập làm thơ 8 chữ theo chủ đề thầy cô, mái trường; tuổi học trò. Nơi ta đến hàng ngày quen thuộc thế . Sân trường mênh mông, nắng cũng mênh mông . Khăn quàng tung bay rực rỡ sắc hồng. Nay xa bạn bè, sao thấy bâng khuâng. TẬP LÀM THƠ 8 CHỮ 1.Đặc điểm thơ 8 chữ: - Ngắt nhịp đa dạng, linh hoạt theo cảm xúc . - Cách gieo vần linh hoạt nhiều nhưng chủ yếu phổ biến nhất là vần chân. 2.Tập làm thơ 8 chữ: HOẠT ĐỘNG C: LUYỆN TẬP 1.Đọc hiểu văn bản: Bếp lửa GV đọc mẫu - gọi hs đọc HS đọc chú thích và nêu vài nét về tác giả ? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ ? Hình ảnh bếp lửa hiện lên trong trí nhớ của tác giả như thế nào ? Đoạn thơ đầu tác giả sử dụng từ gì ? - Từ láy - chờn vờn - Sương sớm đang bay nhè nhẹ gợi lại hình ảnh theo kí ức của thời gian . Chờn vờn ấp iu có nghĩa là gì ? - ấp iu là từ láy gợi đến bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng của người nhóm bếp . Từ hình ảnh bếp lửa gợi lên điều gì ? Biết mấy nắng mưa nói lên điều gì ? - Nói lên sự vất vả lo toan của bà - ẩn dụ . HS đọc 5 câu thơ tiếp theo và cho biết tác giả nhớ lại những năm tháng cuộc sống như thế nào? - Kỉ niệm về thời thơ ấu rất xa nó gây ấn tượng ám ảnh suốt cả cuộc đời . - Hình ảnh những năm tháng chiến tranh chống Pháp gian khổ kéo dài , đói , mệt mỏi, kiệt sức . Hình ảnh chi tiết nào ám ảnh mãi trong tâm trí tác giả , đến bây giờ nghĩ lại vẫn xúc động? - Đói mòn đói mỏi, con ngựa gầy rạc, người bố đánh xe. - ấn tượng nhất là mùi khói bếp, hun nhèm mắt cháu. Ngọn khói mùi khói cùng hình ảnh người bà hiện ra trong nỗi nhớ . HS đọc tiếp và cho biết sau chi tiết hình ảnh mùi khói , ngọn khói là hình ảnh nào ? - Hình ảnh tiếng chim tu hú , báo hiệu mùa hè, râm ran trong vườn lá khắc khoải kêu mãi, kêu hoài trong nỗi nhớ da diết . Hình ảnh tiếng chim tu hú giúp tác giả nhớ lại điều gì ? - Nhớ về hình ảnh người bà đang kể chuyện cho cháu nghe , những cử chỉ việc làm tận tuy, thương yêu đùm bọc cháu , chăm sóc dạy dỗ cháu , vẫn liên quan đến bếp lửa . HS đọc tiếp từ năm giặc đốt làng ...dai dẳng. Và cho biết lời dặn cháu của bà nhằm mục đích gì ? Hình ảnh ngọn lửa ở cuối đoạn nói lên điều gì? HS đọc đoạn lận đận....thiêng liêng bếp lửa và cho biết điệp từ nhóm trong câu có ý nghĩa giống nhau và khác nhau như thế nào ? - Điệp từ nhóm cũng là hành động nhóm bếp , nhóm lửa của bà nhưng lúc thì ấp iu nồng đượm để sưởi ấm cho bà cháu qua cái lạnh sương sớm. - Nhóm bếp để luộc khoai , sắn cho cháu đỡ đói lòng Ôi kì lạ ....tác giả muốn nói lên điều gì ? - Bếp lửa giản dị , bình thường phổ biến trong gia đình Việt Nam , nhưng bếp lửa cũng thật cao quý , kì diệu và thiêng liêng vì nó luôn gắn liền với bà , người tạo nên tuổi thơ của cháu . 4 câu cuối trở về hiện tại tác giả muốn nói gì với bà? 1.Đọc hiểu văn bản: Bếp lửa 1.1 Bố cục bài thơ Bài thơ chia làm mấy phần ? Đ 1 - 3 câu đầu Đ 2 - 4 khổ thơ Đ 3 - khổ thơ 6 Đ 4 - còn lại 1.2 Khơi nguồn dòng hồi tưởng cảm xúc . - Hình ảnh đầu tiên hiện lên trong trí nhớ của tác giả là hình ảnh bếp lửa ở làng quê Việt Nam, thời thơ ấu . - Hình ảnh bếp lửa liên tưởng đến người nhóm bếp, đến nỗi nhớ tình thương của người cháu với bà . 2. Hồi tưởng những kỉ niệm tuổi thơ. - Theo dòng hồi tưởng hình ảnh người bà hiện lên với những phẩm chất cao quý, bình tĩnh, vững lòng, đinh ninh vượt qua thử thách, làm tròn nhiệm vụ hậu phương để người đi xa công tác yên tâm. - Lời dặn của bà chính là phẩm chất của bà người mẹ việt Nam yêu nước . - Ngọn lửa là tấm lòng ấm áp , tình yêu thương con cháu, ngọn lửa của niềm tin dai dẳng bền chặt vào tương lai. Ôn tập - Tổng kết từ vựng: GV tổ chức linh hoạt các hoạt động hướng dẫn HS ôn tập - Tổng kết từ vựng . .TỪ TƯỢNG HÌNH VÀ TỪ TƯỢNG THANH. 1.Khái niệm: a.Từ tượng thanh: Mô phỏng âm thanh của thiên nhiên của con người. b.Từ tượng hình: Gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sinh vật. 2.Bài tập : - Tắc kè, tu hú, chèo bẻo. - Lốm đốm, lê, thê, loáng thoáng. - Miêu tả đám mây một cách cụ thể. II.MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ TỪ VỰNG: 1.Khái niệm: a.So sánh: đối chiếu sự việc này, sự vật khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt . b.ẩn dụ :Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật ,hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. c.Nhân hoá: Gọi hoặc tả con vật cây cối, đồ vật...bằng những từ ngữ vốn trước dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật cây cối gần gũi với con người. d.Hoán dụ: Gọi tên sự vật, hiện tượng khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng có quan hệ gần gũi, tăng sức gợi cảm. e. Nói quá : Là biện pháp phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật. g. Nói giảm, nói tránh : Là biện pháp dùng cách diễn đạt tế nhị, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, tránh thô tục. h. Điệp ngữ: Là biện pháp lặp lại từ ngữ để làm nổi bật ý i. Chơi chữ : Lợi dụng ngữ âm, nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm. HOẠT ĐỘNG D : VẬN DỤNG: GV Hướng dẫn HS Về nhà thực hiện theo SHD mục 1: 2, Không thể bỏ khổ cuối đi được vì: Cháu đã trưởng thành nhưng không nguôi nhớ về bà . Trở về hiện tại nhà thơ lại muốn hỏi bà , nhắc bà việc nhóm bếp để nói cái ý không bao giờ quên quá khứ , không bao giờ quên hình ảnh người bà với bếp lửa của một thời thơ ấu nghèo khổ, gian nan mà ấm áp . 3. HS điền hoàn chỉnh câu thơ: Hoa lựu nở đầy một vườn đỏ nắng /Lũ bướm vàng lơ đãng lướt bay qua . 4 HOẠT ĐỘNG E: TÌM TÒI MỞ RỘNG HS thực hiện để nâng cao khả năng phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ.
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_vnen_tuan_1112_dang_thi_mai_phuong.docx