Giáo án Ngữ văn Lớp 9 VNEN - Tuần 13+14 - Đặng Thị Mai Phương

docx 7 trang vnen 16/11/2023 120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 VNEN - Tuần 13+14 - Đặng Thị Mai Phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 VNEN - Tuần 13+14 - Đặng Thị Mai Phương

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 VNEN - Tuần 13+14 - Đặng Thị Mai Phương
Tuần : 13,14 – Bài 13 ( Từ tiết 63 đến tiết 68)
LÀNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước, và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai .
 - Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng truyện, xây dựng tình huống tâm lí, miêu tả diễn biến tâm trạng .
Hiểu thế nào là đối thoại, thé nào là độc thoại và độc thaọi nội tâm, đồng thời thấy được tác dụng của chúng trong văn bản tự sự.
Biết cách trình bày trước tập thể lớp với nội dung kể lại sự việc theo ngôi thứ nhất hoặc thứ ba. Trong khi kể có kết hợp với miêu tả nội tâm, nghị luận, có đối thoại và độc thoại.
 II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên : Định hướng tiết học, nghiên cứu SHD ; phân bố thời gian hợp lý
2. Học sinh : Chuẩn bị bài theo sách hướng dẫn học.
III. TIẾN TRÌNH GÌƠ HỌC
Ổn định tố chức 1':
LỚP
Tiết: 63
Tiết : 64
Tiết : 65
Tiết :66
Tiết 67
9A
......................
......................
.....................
.....................
....................
9B
......................
......................
.....................
.....................
....................
 2. Kiểm tra 2' GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3 Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
HOẠT ĐỘNG A: KHỞI ĐỘNG
Mỗi người dân Việt Nam đều vô cùng gắn bó với làng quê của mình, nơi sinh ra và sống cả cuộc đời ở làng. Không gì khổ bằng phải bỏ làng đi tha hương, lâm vào cảnh sống nơi đất khách quê người. Tình cảm đặc biệt đó được nhà văn Kim Lân thể hiện một cách độc đáo trong một hoàn cảnh đặc biệt, qua truyện ngắn làng.
HOẠT ĐỘNG B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
VĂN BẢN
1.Đọc văn bản:
GV tóm tắt nội dung phần đầu văn bản đã lược bỏ; => HS đọc văn bản
HS đọc chú thích và nêu vài nét về tác giả ?
Điều gì làm tác giả Kim Lân thành công trong truyện ngắn làng ?
Truyện làng được sáng tác trong hoàn cảnh nào? 
GV gọi hs tóm tắt truyện làng 
GV nhận xét sửa lỗi cho hs.
Em hãy nêu nội dung chính của truyện ?
Bố cục của văn bản có thể chia ra làm mấy phần ?
- Đ1 : từ đầu - không nhúc nhích 
- Đ2 : tiếp - đôi phần / Đ3 : còn lại .
GV tóm tắt một số chi tiết thể hiện tình yêu làng của ông Hai đã lược bỏ ( khoe về làng , kể về việc làng ông tham gia kháng chiến , bản thân ông không muốn đi tản cư)
 Để khắc hoạ nổi bật chủ đề của truyện , tính cách nhân vật , tác giả đã đặt nhân vật chính vào tình huống truyện như thế nào ? Tình huống này có liên quan gì đến tình yêu làng của ông Hai ? 
( Tạo nên nút thắt của câu truyện gây mâu thuẫn giằng xé trong ông Hai, tạo điều kiện bộc lộ tâm trạng của ông góp phần bộc lộ tính cách nhân vật )
HS đọc đoạn từ đầu đến bay dật dờ
Trước khi nghe tin xấu về làng, tâm trạng của Ông Hai được miêu tả như thế nào ?
- “ Ruột gan ông lão cứ múa cả lên, vui quá”
- Nhớ làng da diết” Nghĩ đến những ngày làm việc cùng anh emnhớ làng quá.”/ ở phòng thông tin, ông nghe được nhiềutin hay:/- Một em cắm quốc kì/- Một anh trung đội trưởng
- Đội du kích/- Bao nhiêu tin đột kích nữa
Tìm từ ngữ diễn tả điều đó ?
Từ tâm trạng của ông Hai, em có suy nghĩ gì về tình cảm của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống pháp
Khi nghe tin làng mình theo giặc tâm trạng của ông Hai được thể hiện ntn ?
- Tin đến đột ngột, bất ngờ làm ông sững sờ, bàng hoàng. Cổ ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân... Cảm xúc tê tái.
Về đến nhà ông có tâm trạng như thế nào? Phân tích diễn biến tâm trạng của ông Hai?
- Về nhà: Ông nằm vật ra giường...Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ trào ra.
Chúng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó bị người ta hắt hủi rẻ dúng đấy ư?
Suốt mấy ngày sau tâm trạng của ông hai như thế nào ?
- Suốt mấy ngày ông không dám đi đâu, luôn bị ám ảnh về chuyện làng theo tây. Cứ thấy một đám đông túm lại ...ông cũng chột dạ.“ Thoáng nghe những tiếng Tây Việt gian...ông lủi ra một góc nhà nín thin thít. Thôi lại chuyện ấy rồi „
Tình cảm của ông với làng quê như thế nào ?
- Gia đình ông không biết sẽ sống nhờ ở đâu, tâm trạng của ông lúc này thật bế tắc tuyệt vọng. Có ý nghĩ hay là quay về làng, nhưng vừa chớm nghĩ đến ông lập tức phản đối ngay....Làng thì yêu làng thật nhưng...
Qua những chi tiết trên hay cho biết tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo tây 
Qua đoạn ông nói chuyện với đứa con út, em cảm nhận được gì ở nhân vật ông Hai ?
- Ông muốn đứa con ghi nhớ nhà ta ở làng Chợ Dầu, anh em đồng chí biết cho bố con ông ...
Tâm trạng của nhân vật ông Hai đã có sự thay đổi ra sao khi nghe tin cải chính làng Chợ Dầu không phải theo tây ?
- Làng Chợ Dầu theo tây chỉ là tin đồn nhảm... Ông Hai vui mừng phấn khởi đi khoe khắp nơi.
 Nhận xét gì về vai trò của các nhân vật khác trong văn bản với việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?
- Với các nhân vật khác: Vợ ông Hai, mụ chủ nhà dù chỉ xuất hiện thoáng qua nhưng cũng thể hiện rất rõ tình yêu quê hương, đất nước.
2.Nội dung:- Tình yêu làng và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân trong kháng chiến chống pháp.
I.GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả : Kim Lân (1920- 2007) là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và có sáng tác từ trước cách mạng tháng tám năm 1945. Những cảnh ngộ của người nông dân và sinh hoạt làng quê là đề tài chủ yếu của ông.
2. Tác phẩm :
a. Hoàn cảnh ra đời :- Đầu thời kì kháng chiến chống pháp 1948.
b.Nội dung: Tình yêu làng của ông Hai một người nông dân dời làng đi tản cư .
3.Bố cục : 3 đoạn 
II. PHÂN TÍCH :
1. Tình huống truyện:
- Ông Hai là người yêu làng, yêu nước yêu kháng chiến. Ông Hai tình cờ nghe tin làng chợ dầu theo việt gian .
- Đưa ông Hai vào tình huống gay cấn, bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước của ông Hai.
2.Diễn biến tâm lý của ông Hai
a.Trước khi nghe tin xấu về làng
- Một niềm vui, niềm tự hào của người nông dân, trước thanhhf quả cách của làng quê. Đây là biểu hiện tình yêu làng, yêu nước của nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.
b.Khi nghe tin làng theo Tây:
- Ông băn khoăn không biết có tin hay không vì ở làng ông họ toàn là những người có tinh thần cả.
- Song chứng cứ như vậy thi sai làm sao được nên ông phải tin.
- Khi trò chuyện với vợ ông Hai bực tức, gắt gỏng vô cớ, đau đớn, trằn trọc
- Tâm trạng ngỡ ngàng, sững sờ, xấu hổ, nhục nhã, căm giận, bực bội, đau đớn, lo lắng.
c.Tâm trạng của ông Hai mấy ngày sau đó:
- Tình cảm tự do tình cảm cách mạng, lòng yêu làng, yêu nước đã thực sự hòa quện trong tâm hồn ông. Mâu thuẫn trong nội tâm và tình thế của nhân vật khó giải quyết.
- Tình yêu sâu nặng với làng quê.
- Tấm lòng thủy chung với kháng chiến với cách mạng là biểu tượng là cụ Hồ.
- Tình cảm sâu nặng, bền vững thiêng liêng của ông, của gia đình ông với kháng chiến, với cách mạng.
d.Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cải chính :
- Ông Hai trở lại là người vui tính, yêu làng yêu nước. Đó là tình cảm thống nhất xuyên suốt trong toàn bộ văn bản của nhân vật ông Hai.
1.Nghệ thuật:- Xây dựng tình huống truyện đặc sắc . Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật đặc sắc.
- Ngôn ngữ nhân vật sinh động
TIẾNG VIỆT
3, Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn tự sự
 GV linh hoạt tổ chức các hoạt động hướng học sinh phân tích mẫu, hình thành kiến thức mới; Có thể tham khảo hệ thống câu hỏi sau:
HS đọc đoạn văn
Trong 3 câu đầu đoạn trích, ai nói với ai tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người?
- Hai người tản cư đang nói chuyện với nhau
Dấu hiệu nào cho ta biết đó là một cuộc trò chuyện trao đổi?
- Dấu hiệu: + Có 2 lượt lời qua lại, nội dung nói của mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện.
 + Về mặt hình thức: 2 gạch đầu dòng ( 2 lượt lời)
Hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào?
- Trong việc thể hiện diễn biến của câu chuyện và thái độ của những người tản cư.
- Tạo cho câu chuyện như cuộc sống thực, dẫn dắt các tình tiết trong truyện ( sự phát triển) thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư đối với dân làng chợ Dầu.
- Câu “ Nắng gớm, về nào...” Ông Hai nói với ai, đây có phải là 1 câu đối thoại không? Vì sao?
- Không hướng tới 1 người tiếp chuyện cụ thể nào cả, cũng không liên quan gì đến chủ đề mà 2 người đàn bàtản cư đang trao đổi. Sau câu nói của ông lão chẳng có ai đáp lại.
- Đây không phải là đối thoại, ông lão đang nói với chính mình 1 câu bâng quơ, đánh trống lảng để tìm cách thoái lui. Đó là một độc thoại.
Đoạn trích còn có những câu kiểu này không.
“ Ông lão... rít lên”/ Chúng bay...thế này
 Cách diễn đạt như trên có tác dụng gì ?
- Khắc họa sâu sắc tâm trạng dằn vặt, đau đớn xấu hổ, nhục nhã khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, câu chuyện sinh động hơn.
 Những câu “ Chúng nó...Việt gian đáy ư?” là những câu hỏi ai ? Nhận xét gì về hình thức của các câu hỏi này ?
- Ông Hai hỏi chính mình, diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông Hai. Tâm trạng dằn vặt, đau đớn khi nghe tin làng mình theo giặc.
- Hình thức: Không có gạch đầu dòng vì không thốt ra thành lời độc thoại nội tâm.
TIẾNG VIỆT
3, Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn tự sự
- Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự.
- Đối thoại hình thức đối đáp, trò chuyện giữa 2 hoặc nhiều người. Mỗi lượt lời là 1 lần gạch đầu dòng.
- Độc thoại: Lời của người nào đó với chính mình hoặc nói với ai đó trong tưởng tượng, nói thành lời thì phía trước có gạch đầu dòng.
- Độc thoại nội tâm: Lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc là nói với ai một ai đó trong tưởng tượng song không nói thành lời, không có gạch đầu dòng.
HOẠT ĐỘNG C: LUYỆN TẬP
1.Đọc hiểu văn bản: Làng _ Kim Lân:
 Tổ chức hoạt động cá nhân ; Viết đoạn văn miêu tả tâm lý nhân vật ông Hai
Chương trình địa phương: Tìm hiểu về phương ngữ:
GV Linh hoạt tổ chức các hoạt động nhóm đôi; nhóm 4; hoạt động chung cả lớp thực hiện các yêu cầu trong sách hướng dẫn
Các nhóm chia sẻ; GV chốt lại kiến thức về phương ngữ: Các từ địa phương có trong đoạn trích: rứa; nờ; hắn;tui; cớ răng; mụ. Đây là các phương ngữ miền Trung.
Từ ngữ đại phương được phân loại theo các cách sau:
Các từ sự sự vật hiện tượng không có tên trong các ngôn ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân: VD: cọn nước ( Tây Bắc); Rau dớn; măng cụt,..
 Đồng nghĩa nhưng khác âm: Ba = bố = thầy = tía; bắp = ngô; mì = sắn....
 Đồng âm nhưng nghĩa khác phương ngữ khác: Mận = quả roi ( toàn dân)
 Việc sử dụng từ địa phương trong đoạn trích có tác dụng làm nổi rõ đặc điểm tính chất của vùng miền; khắc họa tình cách nhân vật.
3,Luyện tập về đối toại; độc thaoij; độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự:
GV tổ chức llinh hoạt các hoạt động nhằm giúp học nhận biết được tác dụng của độc thoại; độc thoại nội tâm
Bà Hai có 3 lượt lời .
- Ông Hai có 2 lượt lời .
- Ông Hai không đáp lời bà Hai ở lần 1 thể hiện tâm trạng chán chường không muốn nói chuyện 
- Hai lượt sau ông trả lời cộc lốc thể hiện sự miễn cưỡng bất đắc dĩ phải trả lời bà Hai.
- Vì đau đớn dằn vặt nên ông Hai chỉ có thể trả lời cho qua chuyện để bà Hai khỏi tủi thân.
 4,Luyện nói tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm:
Bài tập 1:
Tâm trạng của em sau khi để sảy ra 1 chuyện có lỗi với bạn.
 Gợi ý:
Diễn biến của sự việc 
+ Nguyên nhân nào dẫn tới lỗi lầm của bạn
+ Sự việc gì ? Có lỗi với bạn ở mức độ nào.
+ Có ai chứng kiến hay chỉ một mình biết.
- Tâm trạng:
+ Tại sao em phải suy nghĩ, dằn vặt? Do em tự vấn lương tâm hay có ai nhắc nhở?
+ Em có suy nghĩ gì?
Bài tập 2:
Kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là một người bạn rất tốt.
Gợi ý:
- Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào ( Thời gian? địa điểm? người điều khiển? không khí của buổi sinh hoạt )
- Nội dung sinh hoạt lớp
+ Xác định ngôi kể 
- Xác định cách kể 
Bài tập 3:
 Dựa vào nội dung truyện ngắn Làng, hãy đống vai ông Hai kể lại câu chuyện khi ông nghe tin làng theo Tây và bày tỏ thái độ của ông đối với làng quê, đất nước và cuộc kháng chiến.
Tôi nói với mình mà như chẳng nói với ai. Tôi tự trấn an mình. Lảng ra một chỗ rồi bước hẳn, không dám quay đầu lại nhìn. Tôi cúi gằm mặt xuống mà đi, như mình vừa làm điều gì đó tội lỗi lắm. Về đến nhà, tôi nằm vật ra giường. Tay chân như nhũn hẳn ra, không còn sức. Tôi thở dốc. Mấy đứa nhỏ len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.
Nhìn lũ con, chẳng hiểu sao nước mắt tôi cứ giàn ra. Mắt mờ đi, nhạt nhòa. Mấy đứa nhở... Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu... Tôi nắm chặt hai tay, móng đâm vào da thịt, đau nhói. Tôi rít lên như một con thú bị thương, đau đớn đến tột cùng:
- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian ban nước để nhục nhã thế này.
Tôi bỗng ngừng lại, ngờ ngợ. Tôi nhớ lại từng người. Họ toàn những người có tinh thần cả mà. Họ quyết không chịu đi để ở lại giữ làng, định bụng một phen sống mái với lũ chúng nó. Có đời nào họ chịu nhục nhã mà đi làm cái điều kinh khủng ấy!... Nhưng không! Không có lử thì làm sao có khói? Ai người ta đi đặt điều vu oan cho mà làm gì? Chao ôi! Cực nhục chưa? Cả làng Việt gian! Rồi đây biết sống ra sao? Ai người ta chứa? Ai người ta buôn bán mấy?... Tôi cứ bần thần nghĩ ngợi. Mọi thứ rối tung lên, như tơ vò, một mớ bòng bong. Gỡ thế nào cũng không ra được. Thôi thì cắt đi cho nhẹ nợ. Bụng bảo dạ, tôi cố nhét cho sâu cái chuyện đó vào sâu trong bộ não. ..
Đêm xuống yên ắng đến lạ. Đêm đen như mực, như chỉ trực đợi tôi nhắm mắt là sẽ ôm trọn tâm hồn tôi. Tôi vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt lặng hẳn đi, tôi nghe có tiếng léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ... Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực tôi đập thình thịch. Nín thở, ruột gan như sôi lên, tôi lắng tai nghe ra bên ngoài...
Từ ngày hôm ấy, tôi chỉ ru rú một góc nhà, đến cả nhà bác Thứ cũng không dám sang. Tủi hổ lắm! Tôi còn mặt mũi nào mà nhìn người ta nữa?... Ruột gan tôi lúc nào cũng như lửa đốt. Cứ một đám đông túm lại tôi cũng để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa cũng nơm nớp lo sợ, thoáng nghe thấy mấy tiếng Tây, Việt gian... là lại chột dạ. Lủi thủi trong nhà, nin thin thít. Thôi lại chuyện ấy rồi! Các cụ đã nói "Ghét của nào trời chao của ấy". Đúng như nhũng gì tôi lo sợ, mụ chủ đã đến, ý tứ đuổi khéo chúng tôi. Phải rồi! Ai người ta dại mà đi chứa lũ bán nước cơ chứ? Tất cả đang quay lưng lại với tôi. Thật đáng sợ! Thật là tuyệt đường sống! Biết đem nhau đi đâu bây giờ? Biết đâu người ta chứa gia đình tôi? Cứ nghĩ, nghĩ và nghĩ mãi. Những ý nghĩ đen tối, ghê rợn cứ theo đó mà len lỏi vào tâm chí tôi. Từng bước, từng bước một, chúng thống lĩnh suy nghĩ của tôi... Hay là quay về làng?...
Nước mắt tôi cứ giàn ra. Mặn chát. Về làng ư? Không... Không... Về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ. Về làng đồng nghĩa với việc chịu quay lại làm nô lệ cho thằng Tây. Không thể được! Làng thì yêu. Yêu thật! Nhưng làng theo Tây mất rồi. Làng đã phản bội lại ta thì phải thù.
..
Cái nhà cháy ấy là minh chứng cho việc làng tôi không theo giặc. Tôi hô hào như để trút bỏ những phiền muộn vừa qua. Đã thật! Ai cũng mừng, cũng vui cho tôi...
Tiếng mấy đứa con léo réo. Thằng út kéo tay tôi gọi lớn, kéo tôi ra khỏi hồi tưởng. Tôi nhìn quanh. Mắt ngân ngấn lệ. Tôi nhấc bổng thằng nhỏ, hôn nó cái chụt. Nó cười khúc khích, tiếng cười như tan vào gió, như mang niềm hạnh phúc của tôi bao trùm lên cả làng Dầu. Tôi gói ghém những hồi ức đó, nhét vào một nơi thật sâu rồi vững bước, thẳng về phía trước, thẳng về cái làng của tôi. Còn hồi ức kia, nó chỉ làm cho tình yêu làng của tôi thêm nồng đượm mà thôi... Tôi tin rằng, tương lai vẫn còn ở phía trước. Và tôi sẽ gieo hạt ở nơi đây để hạnh phúc nở hoa nơi chốn này.
HOẠT ĐỘNG D : VẬN DỤNG:
GV Hướng dẫn HS Về nhà thực hiện theo SHD: 
HOẠT ĐỘNG E: TÌM TÒI MỞ RỘNG
Mở rộng thêm hiểu biết về thơ; văn nói về tình yêu đất nước

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_vnen_tuan_1314_dang_thi_mai_phuong.docx