Giáo án Ngữ văn Lớp 9 VNEN - Tuần 16+17 - Đặng Thị Mai Phương
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 VNEN - Tuần 16+17 - Đặng Thị Mai Phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 VNEN - Tuần 16+17 - Đặng Thị Mai Phương
Tuần : 16,17 – Bài 16 ( Từ tiết 79 đến tiết 83) CỐ HƯƠNG I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Hướng dẫn HS đọc kể tóm tắt văn bản, tìm hiểu tác giả và hoàn cảnh sáng tác, ngôi kể, bố cục của văn bản. Từ đó cảm nhận được nhân vật “ Tôi” trên đường trở về quê cũ. Củng cố ôn tập phần tập làm văn đã nêu ở bài 15 Nắm vững nội dng cơ bản của 3 phần ( Văn; TV; TLV) Biết vận dụng kiến thức kỹ năng vào bài kiểm tra tổng hợp. II. CHUẨN BỊ 1.Giáo viên : Định hướng tiết học, nghiên cứu SHD ; phân bố thời gian hợp lý 2. Học sinh : Chuẩn bị bài theo sách hướng dẫn học. III. TIẾN TRÌNH GÌƠ HỌC Ổn định tố chức 1': LỚP Tiết: 78 Tiết: 79 Tiết: 80 Tiết: 81 Tiết: 82 9A ...................... ...................... ..................... ..................... .................... 9B ...................... ...................... ..................... ..................... .................... 2. Kiểm tra 2' GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3 Hoạt động dạy và học : Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung kiến thức cần đạt HOẠT ĐỘNG A: KHỞI ĐỘNG Nỗi nhớ quê hương xa vời là đề tài cho bao nhiêu nhà thơ cổ kim, những khi có dịp trở về quê cũ. Sau nhiều năm xa cách, thì ai cũng vui mừng, hài lòng. Sau nhiều năm xa cách, khi nhân vật “Tôi” trong truyện “Cố hương” của nhà văn Lỗ Tấn trở lại quê nhà, nỗi buồn tê tái vì cảnh quê, người quê. Tâm trạng của người về thăm lần cuối. HOẠT ĐỘNG B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VĂN BẢN 1.Đọc văn bản: Hãy tóm tắt ngắn ngọn nội dung văn bản ? Sau hai mươi năm xa quê, nhân vật “Tôi” trở về thăm làng cũ. So với những ngày trước cảnh vật và con người thật tàn tệ, nghèo nàn. Mang nỗi buồn thương của nhân vật tôi khi rời cố hương ra đi với ước vọng cuộc sống làng quê mình sẽ được đổi thay. Dựa vào phần giới thiệu ở sgk, em hãy giới thiệu về Lỗ Tấn ? Giải thích từ khó SGK Văn bản có bố cục mấy phần ? Nêu ý nghĩa mỗi phần ? - Phần 1: Từ đầu - Tôi đang làm ăn sinh sống -> Tình cảm và tâm trạng của tôi trên đường về quê. - Phần 2: Tiếp - Sạch trơn như quét -> Tình cảm và tâm trạng của tôi trong những ngày ở nhà. - Phần 3: Còn lại ->Tâm trạng và ý nghĩa của tôi trên đường rời quê. Nhận xét gì về cách kể ? - Cách kể theo trình tự thời gian, với sự thay đổi không gian, đan xen quá khứ với hiện tại. - Kết cấu như vậy cũng góp phần làm nổi rõ chất chữ tình biểu cảm và triết lí trong dòng tự sự của truyện. Truyện được kể ở ngôi thứ mấy ? Tác dụng của ngôi kể đó đối với văn bản ? +Môi trường xã hội thay đổi có ảnh hưởng gì đến con người không ? Tâm trạng cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật tôi về cố hương được thể hiện trong chuyến về thăm từ biệt quê hương như thế nào ? - Diễn biến cảm xúc, tâm trạng và suy nghĩ của t/g trong chuyến về thăm quê được thể hiện qua 3 đoạn, trrên đường về quê, trên đường rời quê. Tâm trạng của tác giả khi ngồi trong thuyền nhìn về làng quê xa đang lại gần, tâm trạng của tác giả ra sao? - Ngồi trong thuyền nhìn qua khe hở mui thuyền về làng quê sau 20 năm xa cách, trong lòng t/g phảng phất buồn, ngạc nhiên không tin về làng cũ. Về đến nhà nỗi buồn càng tăng lên, khi nhìn mấy cọng tranh khô phất phơ. Cảnh làng quê trong con mắt người trở về sau hai mươi năm xa cách đã hiện ra ntn? - Cuộc sống nơi quê ngày một nghèo khó khiến nhiều gia đình buộc phải rời làng đi nơi khác để tìm cách sinh sống. - Tiêu điều, xơ xác và đáng thương, đáng thất vọng. Từ đó, hình ảnh cố gương đã hiện lên như thế nào trong con mắt và tấm lòng người về thăm quê? Những ngày ở quê, nhân vật tôi đã gặp nhiều người quen cũ, trong đó, cuộc gặp gỡ với nhân vật nào được kể nhiều nhất ? - Nhuận Thổ và chị Hai Dương/ Nhuận Thổ thời quá khứ/ Nhuận Thổ thời hiện tại. Thái độ và tình cảm của tác giả qua cảnh trò chuyện với những người xung quanh như thế nào? Qua tâm trạng hồi tưởng của tác giả vào cảnh, người và việc hiện tại như thế nào ? - Thu dọn đồ đạc, sự thay đổi của Nhuận Thổ. Chị Hai Dương kể công, bé Thuỷ Sinh và Bé Hoàng thân nhau. Tâm trạng hồi tưởng về quá khứ như thế nào ? về Nhuận Thổ về nàng Tây Thi ? -Về cậu bé Nhuận Thổ, khoẻ mạnh, hồn nhiên trong sáng, hồi ức về nàng Tây Thi. HS đọc từ đoạn tôi nằm xuống trên thuyền . Cảm xúc của nhân vật tôi như thế nào ? Cảm xúc của nhân vật tôi khi rời quê và hồi tưởng về quá khứ như thề nào ? Qua diễn biến tâm trạng của nhân vật . - Con thuyền rời xa, làng quê mờ dần . * Trở về quê hương có sự thay đổi nhưng nó tàn tạ hơn trước tâm trạng của tác giả như thế nào ? Tác giả miêu tả Nhuận Thổ thời ấu thơ với hai mươi năm sau như thế nào ? - khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mũ lông chim bé tí tẹo, cổ đeo vòng bạc. Thấy ai cũng bẽn lẽn . -20 n sau: Khuôn mặt vàng sạm những nếp nhăn sâu hoắm, mi mắt viền đỏ, bàn tay thô kệch nặng nề, nứt nẻ./Tính nết thay đổi. Nhuận Thổ già nua, tiều tụy, hèn kém, khô cằn vì cuộc sống vất vả. Nguyên nhân làm cho Nhuận Thổ có sự thay đổi Trong kí ức của tác giả chị Hai Dương là người như thế nào ? - Nàng Tây Thi bộc lộ tình cảm thân thiện Hai mươi năm sau người phụ nữ ấy xuất hiện trước nhân vật tôi, qua lời nói hành động ntn? - Thay đổi cả hình dáng lẫn tính tình, đó là sự suy thoái về lối sống . Tại sao con người lại có sự thay đổi như vậy ? Trong truyện có những con đường nào ? - Con đường thực đưa nhân vật tôi rời quê, nó tượng trưng cho sự thay đổi của cuộc sống . - Con đường trong suy nghĩ, nó khái quát về triết lí của cuộc sống. Theo em con đường nào là quan trọng nhất ? - Hình ảnh ẩn dụ, cũng như những con đường trên mặt đất, mọi thứ trong cuộc sống này không tự có sẵn. Nhưng nếu muốn, bằng sự cố gắng và kiên trì con người sẽ có tất cả./ Tác giả muốn thức tỉnh người dân làng mình không cam chịu cuộc sống nghèo hèn, áp bức. Ông tin ở thế hệ con cháu sẽ mở đường đến ấm no hạnh phúc cho quê hương. Hình con người thay đổi còn quê hương có sự đổi thay không ? Con người thay đổi là do điều gì ? Có phải con người thay đổi là do xã hội phong kiến không ? Vì sao khi rời cố hương, nhân vật tôi lại cảm thấy lòng mình không một chút lưu luyến và vô cùng ngột ngạt ? Khi rời cố hương tác giả mong muốn điều gì ? - Mong chothế hệ con cháu tươi đẹp, con người không bao giờ xa cách nhau, không phải chạy vạy như tôi, không phải khốn khổ mà tàn nhẫn như người khác. Chúng nó không phải khốn khổ mà đần độn như Nhuận Thổ. GIỚI THIỆU CHUNG: 1.GIỚI THIỆU CHUNG 1.Tác giả: Lỗ Tấn (1881 – 1936) là văn nổi tiếng của Trung Quốc. Bối cảnh xã hội Trung Quốc trì trệ, lạc hậu, những đặc điểm tinh thần của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX đã thôi thúc nhà văn có ý chí và mục đích lập nghiệp cao cả. Lỗ Tấn để lại công trình các tác phẩm đồ sộ và đa dạng. 2.Bố cục : Ba phần 3.Ngôi kể : Chọn ngôi kể thứ nhất làm tăng đậm chất trữ tình của truyện. 4.Nhân vật và hình ảnh nghệ thuật rất đặc biệt trong truyện: - Nhân vật : Tôi, Nhuận Thổ, Chị Hai Dương, bé Thủy Sinh, những người làng. + Hai hình ảnh: - Hình ảnh “cố hương” - Hình ảnh con đường + Đó là hia hình ảnh giàu ý nghĩa biểu cảm và ý nghĩa tượng trưng. II.PHÂN TÍCH: 1.Nhân vật tôi. a. Trên đường về quê. - Xa gần thấp thoáng mấy thôn xóm tiêu điều, hoang vắng, nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa. Tàn tạ, nghèo khổ. Ngạc nhiên yêu quê đến độ xót xa cho sự nghèo khổ của làng quê mình. - Thái độ của tác giả buồn, thương cảm, nhưng chấp nhận hoàn cảnh, không nén được lòng . b.Tâm trạng của “Tôi” trong những ngày ở nhà . - Buồn đau xót, cô đơn vì cảnh vật, con người thay đổi sa sút vì nghèo đói, vì lễ giáo phong kiến cổ hủ, xót xa vì sự ngăn cách giữa tôi với Nhuận Thổ. c.Cảm xúc, tâm trạng và suy nghĩ của nhân vật “tôi” trên đường rời cố hương. - Lòng tôi không chút lưu luyến, hi vọng, tin tưởng vào con đường đã chọn, vào tương lai, mơ ước cuộc đời mới tốt đẹp hơn. - Đó là tình yêu quê hương gia đình, buồn đau vì sa sút, nghèo nàn của làng quê, hi vọng vào tương lai, vào thế hệ trẻ . 2.Nhân vật Nhuận Thổ: - Là do xã hội phong kiến, sự lạc hậu của con người. + Nhân vật chi Hai Dương: - Do cuộc sống bế tắc, nghèo khổ, làng quê tàn tạ, con người hèn kém. Tác giả bộc lộ nỗi thương xót. 3.Hình ảnh con đường - Con đường đến tự do, hạnh phúc của con người, con đường dựng xây, con đường là do chính con người tạo nên. 4.Hình ảnh cố hương. - Cố hương bây giờ chỉ còn là xơ xác nghèo hèn, xa lạ từ cảnh vật đến con người. HOẠT ĐỘNG C: LUYỆN TẬP Ôn tập phần tập làm văn: a.GV hướng dẫn học sinh Hoàn thành bảng; căn cứ vào bảng tiếp tục thảo luận mục b Nhận diện văn bản . a.Tự sự + Miêu tả + Nghị luận + Biểu cảm+ Thuyết minh. b. Miêu tả + Tự sự + Biểu cảm + Thuyết minh. c. Nghị luận +Miêu tả +Biểu cảm + Thuyết minh. d. Biểu cảm + Tự sự + Miêu tả + Nghị luận. b. Khi gọi tên một văn bản, người ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của văn bản đó . (1).Trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi là văn tự sự vì các yếu tố ấy chỉ có nghĩa bổ trợ cho phương thức chính . Trong thực tế ít gặp hoặc không có một văn bản nào chỉ có một phương thức biểu đạt. (2). Một số tác phẩm tự sự đã được học không phải bao giờ cũng phân biệt rõ bố cục ba phần nói trên vì các nhà văn quan tâm đến vấn đề tài năng và cá tính sáng tạo. Bố cục ba phần giúp hs bước đầu làm quen khi xây dựng văn bản. HS đang bước đầu luyện tập, phải rèn luyện theo yêu cầu chuẩn mực để sau này có thể viết một cách hoàn chỉnh. (3). Những kiến thức và kĩ năng về văn bản tự sự của phần tập làm văn đã soi sáng rất nhiều cho việc đọc hiểu văn bản, tác phẩm văn học ứng trong sách giáo khoa. - Những kiến thức kĩ năng về tác phẩm tự sự của phần đọc hiểu văn bản ,giúp hcọ sinh học tốt hơn bài văn kể chuyện 2 Luyện tập về Tiếng Việt GV linh hoạt tổ chức các hoạt động nhóm; hoạt động cá nhân; hoạt động chung cả lớp hoàn thành các bài tập ở vở. GV giúp đỡ định hướng theo gợi ý sau: A, Câu “ Vô ăn cơm” của bé thu vi phạm phương châm lịch sự; nói thiếu chủ ngữ; sửa “Con mới ba vô ăn cơm”. Bé Thu vi phạm phương châm hội thoại vì không công nhận Ông Sáu là ba; nó không muoonns gọi tiếng “ba” vì bé Thu chỉ gọi khi người đó thật sự là ba của bé. B, Trong bài này, biện pháp tu từ chủ yếu dc sử dụng là: biện pháp so sánh tu từ Hai phía của dãy Trường Sơn cũng như 2 con người (anh và em), 2 miền đất nước (Nam và Bắc), 2 hướng (Đông và Tây) của 1 dải rừng, luôn gắng bó keo sơn, không gì chia cắt được. - Bên cạnh đó còn sử dụng nghệ thuật sử dụng từ ngữ tương phản: mây, mưa, nắng,... dù có khác trên cùng dãy núi nhưng tình người, tình đồng đội, tình dân tộc, tình bạn chiến đấu, trước sau vẫn son sắc, bền chặt thủy chung. (2) . Câu văn sử dụng những biện pháp tu từ: – Phép so sánh: “Tiếng kêu của nó như tiếng xé” – Phép điệp từ: “xé” – Phép nói quá: “xé cả ruột gan mọi người” * Thể hiện tình cảm mãnh liệt của bé Thu – tình yêu và nỗi mong nhớ người cha xa cách bấy lâu nay bùng ra thật mạnh mẽ.Đồng thời còn bộc lộ được niềm xúc động của người kể chuyện và mọi người khi được chứng kiến cảnh chia tay đó. (3) Xác định và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ Nhân hóa: Đồng chiêm phả nắng; cánh cò dẫn gió; gió nâng tiếng hát; lưỡi hái liếm ngang. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Tiếng hát chói chang Đảo trật tự từ: Long lanh lưỡi hái Nói quá: Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời * Phân tích tác dụng: Các biện pháp tu từ trên kết hợp với cách sử dụng nhiều hình ảnh đẹp với màu sắc tươi tắn rực rỡ, với cách sử dụng nhiều động từ độc đáo, nhà thơ đã khắc họa bức tranh về mùa vàng bội thu. Trong bức tranh đó có thiên nhiên rộng lớn, khoáng đạt, có niềm vui, sự lạc quan, hăng say của người lao động. Thiên nhiên và con người hòa quyện với nhau; tầm vóc con người lao động lớn lao ngang tầm vũ trụ. Bức tranh đã thể hiện được niềm vui rộn ràng của người nông dân trước vụ mùa bội thu. 3,Luyện tập về tập làm văn 1.Văn bản thuyết minh : Trung thành với đặc điểm của đối tượng một cách khách quan khoa học.Cung cấp đầy đủ tri thức về đối tượng cho người nghe người đọc. - Luyện tập việc kết hợp giữa thuyết minh với các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả. Thuyết minh giúp cho người đọc người nghe hiểu biết về đối tượng. - Cần giải thích các khái niệm có liên quan đến tri thức về đối tượng giúp cho người đọc, người nghe. - Cần phải miêu tả để giúp cho người đọc, người nghe có hứng thú tìm hiểu, tránh sự khô khan. 2.Văn tự sự : Tự sự là dùng vốn trực tiếp và vốn sống gián tiếp để giải thích cho người đọc, người nghe hiểu - Tự sự : Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm, giữa tự sự với lập luận. Câu 5:(206) - Đối thoại : Sự đối đáp giữa 2 hay nhiều người . - Độc thoại : Là lời nói với chính mình không thành lời là độc thoại nội tâm. - Đoạn văn trong dế mèn phiêu lưu kí . Câu 6:( 206) - Ngôi 1: Chiếc lược ngà, cố hương. - Ngôi 3: Lặng lẽ sa pa. Câu 7:(220) a. Giống nhau : - Văn bản tự sự : Có nhân vật chính, nhân vật phụ cốt truyện, sự việc chính, sự việc phụ. b.Khác nhau: + Lớp 9 có : - Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm. - Sự kết hợp giữa tự sự với yếu tố nghị luận. - Đối thoại và độc thoại nội tâm trong tự sự. - Người kể chuyện có vai trò của người kể chuyện trong tự sự . HOẠT ĐỘNG D : VẬN DỤNG: GV Hướng dẫn học sinh vận dụng kiên sthwcs đã học làm bài theo đề tham khảo trong SHD HOẠT ĐỘNG E: TÌM TÒI MỞ RỘNG GV hướng dẫn HS đọc thêm các tác phẩm của Lỗ Tấn
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_vnen_tuan_1617_dang_thi_mai_phuong.docx