Giáo án Ngữ văn Lớp 9 VNEN - Tuần 2 - Đặng Thị Mai Phương
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 VNEN - Tuần 2 - Đặng Thị Mai Phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 VNEN - Tuần 2 - Đặng Thị Mai Phương
Tuần : 2 – Bài 2-Tiết: 6;7;8;9;10 ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HÒA BÌNH I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức: - Chỉ ra, phân tích được những chi tiết, hình ảnh cho thấy nguy cơ chiến tranh hạt nhân và cuộc chạy đua vũ trang đang đe dọa sự sống trên trái đất; nhận thức được nhiệm vụ của con người là ngăn chặn nguy cơ đó; nhận xét được nghệ thuật nghị luận của tác giả - Hiểu và biết vận dụng một số phương châm họi thoại ( phương châm quan hệ; phương châm cách thức; phương châm lịch sự) trong giao tiếp - Biết sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên : Định hướng tiết học, nghiên cứu SHD ; phân bố thời gian hợp lý 2. Học sinh : Chuẩn bị bài theo sách hướng dẫn học. III. TIẾN TRÌNH GÌƠ HỌC Ổn định tố chức 1': LỚP Tiết: 6 Tiết : 7 Tiết : 8 Tiết : 9 Tiết 10 9A ...................... ...................... ..................... ..................... .................... 9B ...................... ...................... ..................... ..................... .................... 2. Kiểm tra 2' GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3 Hoạt động dạy và học : Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung kiến thức cần đạt HOẠT ĐỘNG A: KHỞI ĐỘNG Chiến tranh đã đi qua từ lâu nhưng hậu quả của nó để lại còn hết sức nặng nề với nhân dân Việt Nam. Đó chính là những di chứng do chất đọc màu da cam mà bom Mỹ đã sử dụng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam... HOẠT ĐỘNG B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VĂN BẢN Đọc văn bản GV tổ chức cho HS hoạt động chung – hướng dẫn HS cách đọc; nhận xét cách đọc. Nêu những nét chính về tác giả ? Văn bản này được trích rút ra từ đau ? Nêu ý nghĩa của nó Văn bản thuộc thể loại nào ? Văn bản có thể chia ra làm mấy phần ? Đ1: Từ đầu đến đẹp hơn -> Nguy cơ của chiến tranh hạt nhân. Đ2 : tiếp đến của nó -> Sự phi lí của chiến tranh Đ3 : Còn lại -> Nhiệm vụ của chúng ta. 2.Tìm hiểu văn bản: GV linh hoạt tổ chức hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân theo các câu hỏi trong sách hướng dẫn. GV có thể đưa ra các câu hỏi định hướng cho học sinh tự cảm thụ Hãy nêu luận điểm chính của bài ? Hãy nêu nội dung của các luận cứ ? - Kho vũ khí hạt nhân có thể huỷ diệt trái đất. - Chạy đua vũ trang là tốn kém và phi lí. - Chiến tranh đi ngược lại lí trí loài người. - Nhân loại phải ngăn chặn chiến tranh hạt nhân. HS đọc đoạn 1 Mở đầu tác giả đưa ra vấn đề gì ? - Đưa ra câu hỏi rồi tự trả lời bằng một thời điểm hiện tại, cụ thể. Chúng ta đang ở đâu... Tác giả đưa ra số liệu thời điểm cụ thể nhằm mục đích gì? - Việc xác định thời gian, đưa ra số liệu cụ thể, hỏi rồi tự trả lời. Cách vào đề của tác giả cho em nhận xét gì ? - Tác giả so sánh hiểm hoạ chiến tranh với điều gì ? - So sánh với thanh gươm và dịch hạch . Cho biết tác dụng của cách viết này ? -Thu hút, gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc về tính chất hệ trọng của vấn đề. Các dẫn chứng mà tác giả đưa ra để so sánh giữa chi phí cho các lĩnh vực đời sống xã hộivà chiến tranh như thế nào ? - 500 trẻ em nghèo -> chi phí cho 100 máy bay. - 14 năm phòng bệnh cho 1tỉ người và 14 triệu trẻ em ->10 chiếc tàu Ni mít. - Dinh dưỡng 575 triệu người thiếu dinh dưỡng bằng chi phí ->149 tên lửa. - Tiền nông cụ cho nước nghèo 4 năm -> 27 tên lửa. - Xoá mù chữ cho toàn thế giới ->2 tàu ngầm Theo tác giả sự tồn tại của vũ khí hạt nhân làm chúng ta mất đi khả năng sống tốt hơn vì sao Qua bảng so sánh em rút ra kết luận gì ? Theo tác giả chạy đua vũ trang là đi ngược lí trí Lý trí của tự nhiên vì sao vậy ? - Lý trí của tự nhiên là quy luật của tự nhiên lô gích tất yếu của tự nhiên. Tác giả đã so sánh về nguy cơ huỷ diệt sự sống và nền văn minh trên trái đất khi chiến tranh hạt nhân nổ ra ? - Tác giả đưa ra chứng cứ từ khoa học địa chất. - Để làm rõ luận cứ tác giả đã đưa ra những chứng cứ nào? - Tác giả so sánh 380 triệu năm -180 triệu năm. Sau khi chỉ ra cho chúng ta thấy một cách rõ về hiểm của chiến tranh hạt nhân tác giả đã dẫn người đọc đến điều gì? - Mọi người phải đoàn kết đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, cho một thế giới hoà bình. Để kết thúc lời kêu gọi của mình tác giả đưa ra lời đề nghị gì ? - Lập nhà băng lưu giữ trí nhớ sau thảm hoạ hạt nhân. - Tương lai biết đến cuộc sống của chúng ta đã từng tồn tại. - Tương lai biết đến những kẻ vì lợi ích mà đưa loại đến chỗ diệt vong . GV HD học sinh chốt kiến thức toàn bài ND: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn bộ sự sống trên trái đất, nhiệm vụ cấp bách của toàn thể nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hoà bình. - Nghệ thuật chứng cứ, cụ thể, xác thực, cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục lập luận chặt chẽ. .GIỚI THIỆU CHUNG : 1.Tác giả : Mác Két là nhà văn Cô Lôm Bi A ông từng nhận giải thưởng nô ben văn học. 2.Tác phẩm: a.Trích bản tham luận của Mác Két tham gia bàn về chiến tranh hạt nhân và hoà bình. b.Thể loại : Văn bản nhật dụng- nghị luận chính trị xã hội. c.Bố cục : II. PHÂN TÍCH : 1.Luận điểm chính : - Đấu tranh cho một thế giới hoà bình 2.Nguy cơ của chiến tranh hạt nhân: - Cho người đọc thấy được sự khủng khiếp của nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Vào đề trực tiếp, bằng chứng xác thực, thu hút người đọc gây ấn tượng mạnh. .Cuộc chạy đua vũ trang chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân : - Đưa ra hàng loạt dẫn chứng với những so sánh ở các lĩnh vực, với các số liệu cụ thể. - Chạy đua và chuẩn bị chiến tranh hạt nhân là việc làm điên rồ, nó tước đi đời sống của con người. Chiến tranh hạt nhân không chỉ tiêu diệt nhân loại mà còn tiêu huỷ mọi sự sống trên trái đất. Vì vậy nó phản tiến hoá. 4. Nhiệm vụ đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân: - Đây là mục đích của tác giả và là thông điệp mà tác giả gửi tới mọi người. III/ TỔNG KẾT Nội dung Nghệ thuật TIẾNG VIỆT 3.Tìm hiểu về các phương châm hội thoại (tiếp) GV tổ chức HĐ nhóm đôi thực hiện yêu cầu a HS báo cáo kết quả trước lớp. GV chốt và cùng HS phân tích đúng sai. Chốt lại kiến thức Yêu cầu b; HS hoạt động cá nhân; GV theo dõi uốn nắn kịp Trao đổi chung cả lớp theo câu hỏi; GV chốt kiến thức. 3.Tìm hiểu về các phương châm hội thoại a, Phương châm quan hệ - Khi giao tiếp cần nói đúng Vào đê tài giao tiếp, tránh nói lạc đề b; Phương châm cách thức Khi giao tiếp cần nói năng ngắn gọn, rõ ràng, tránh mơ hồ . c; Phương châm lịch sự Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác. TẬP LÀM VĂN .Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh Cá nhân thực hiện theo yêu cầu SHD mục a,b,c Văn bản “Cây chuối trong đời sống Việt nam” Nhan đề của bài có ý nghĩa gì ? - Vai trò của cây chuối trong đời sống vật chất và tinh thần của người Việt Nam. -Thái độ của con người trong việc trồng và chăm sóc, sử dụng hiệu quả giá trị của cây chuối. Chỉ ra những yếu tố miêu tả về cây chuối ? - Đi khắp Việt Nam...núi rừng - Không thiếu những buồng chuối... Nêu tác dụng của yếu tố miêu tả trên ? - Giúp người đọc hình dung rõ về cây chuối, đối tượng thuyết minh được nổi bật. 4.Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh Để thuyết minh cho cụ thể sinh động hấp dẫn, bài thuyết minh có thể kết hợp yếu tố miêu tả. Yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật,gây ấn tượng. HOẠT ĐỘNG C: LUYỆN TẬP Văn bản: GV yêu cầu HS chuẩn bị ở nhà; GV gọi HS báo cáo kết quả, chia sẻ với các bạn. GV hướng dẫn học sinh dựa vào nội dung bài học để hoàn thành nội dung này 1.Văn bản: a, GV hướng dẫn học sinh lựa chọn vấn đề và phát biểu suy nghĩ về vấn đề đó. b, HS vẽ sơ đồ tư duy. 2.Luyện tập về phương châm hội thoại GV tổ chức HĐ nhóm đôi thực hiện yêu cầu a ; b; c HS báo cáo kết quả trước lớp. GV chốt và cùng HS phân tích đúng sai. C, Đội khi phải nói hư vậy đề đảm bảo tính khách quan và phương châm về lượng. 2.Luyện tập về phương châm hội thoại a, VD1; Vi phạm phương châm quan hệ ; Không trả lời đúng với nội dung giao tiếp VD 2: Phương châm cách thức b, c Liên quan đến phương châm lịch sự 3.Lyện tập về sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh Các thông tin chính về đối tượng được nói đến: Nơi sinh sống của sen/ Các đặc điểm về chiều cao; lá; hoa/ Giá trị sự dụng GV hướng dẫn HS thêm các từ ngữ; sử dụng biện pháp nghệ thuật để miêu tả cụ thể theo nội dung thuyết minh. Lưu ý: Khi miêu tả tránh lạm dụng dẫn đến việc làm mất tính khách quan => trở thành văn miêu tả. HOẠT ĐỘNG D : VẬN DỤNG: GV Hướng dẫn HS Về nhà thực hiện theo SHD HOẠT ĐỘNG E: TÌM TÒI MỞ RỘNG HS tìm hiểu và sưu tầm những mẩu truyện có vi phạm 1 trong 5 phương châm hội thoại đã học IV: RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY: ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_vnen_tuan_2_dang_thi_mai_phuong.docx