Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 6 - Đinh Ngọc Tú
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 6 - Đinh Ngọc Tú", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 4 VNEN - Tuần 6 - Đinh Ngọc Tú
Thứ 2, ngày tháng 9 năm 2015 TẬP ĐỌC NỖI DẰN VẶT CỦA AN - ĐRÂY - CA I. MỤC TIÊU: Kiến thức - Biết đọc với giọng kể chậm rãi, tình cảm, bước đầu biết phân biệt lời nhân vật với lời người kể chuyện. - Hiểu nội dung : Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện trong tình yêu thương ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực và sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) Kĩ năng - Biết đọc phân biệt lời nhân vật Thái độ - Có ý thức trách nhiệm với những người thân. *Kỉ năng sống : - Giao tiếp : Ứng xử lịch sự trong giao tiếp. - Thể hiện sự thông cảm. - Xác định giá trị. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 55, SGK (phóng to nếu có điều kiện) - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Khởi động KTBC: - Gọi 3 HS lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ Gà trống và Cáo và trả lời các câu hỏi. ? Câu truyện khuyên chúng ta điều gì? - Nhận xét 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu bài: 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: * Luyện đọc: - Gọi 2 HS đọc tiếp nối từng đoạn (3 lượt HS đọc) - GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho HS - 2 HS đọc toàn bài. - Gọi HS đọc phần chú giải. - GV đọc mẫu, chú ý giọng đọc (Như SGV). * Tìm hiểu bài:- Gọi HS đọc đoạn 1 - Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi: ? Khi câu chuyện xảy ra An-đrây-ca mấy tuổi, hoàn cảnh gia đình của em lúc đó như thế nào? ? Khi mẹ bảo An-đrây-ca đi maua thuốc cho ông, thái độ của cậu như thế nào? ? An-đrây-ca đã làm gì trên đường đi mua thuốc cho ông? ? Đoạn 1 kể với em chuyện gì? - Gọi HS đọc đoạn 2. - Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời câu hỏi: ? Chuyện gì xảy ra khi An-đrây-ca mua thuốc về nhà? ? Thái độ của An-đrây-ca lúc đó như thế nào? ? An-đrây-ca tự dằn vặt mình như thế nào? ? Câu chuyện cho em thấy An-đrây-ca là một cậu bé như thế nào? ? Nội dung chính của đoạn 2 là gì? - Gọi 1 HS đọc toàn bài: cả lớp đọc thầm và tìm nội dung chính của bài. - Ghi nội dung chính của bài. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH - Gọi 2 HS đọc thành tiếng từng đoạn. Cả lớp theo dõi để tìm ra cách đọc hay. - Đưa đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm. - Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn. - Hướng dẫn HS đọc phân vai. - Thi đọc toàn truyện. - Nhận xét ĐÁNH GIÁ ? Nếu đặt tên khác cho truyện, em sẽ tên cho câu truyện là gì? ? Nếu gặp An-đrây-ca em sẽ nói gì với bạn? - Nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà học bài. -------------------------------------------------- TOÁN: LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Kiến thức - Giúp HS: Đọc được một số thông tin trên biểu đồ. Kĩ năng Biết đọc thông tin trên các biểu đồ khác nhau Thái độ - GD HS thêm yêu thích môn học. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Các biểu đồ trong bài học. III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Khởi động KTBC: - GV gọi HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập của tiết 25, đồng thời kiểm tra VBT về nhà của một số HS khác. - GV chữa bài, nhận xét 2. Bài mới : HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: - GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi: Đây là biểu đồ biểu diễn gì ? - GV yêu cầu HS đọc kĩ biểu đồ và tự làm bài, sau đó chữa bài trước lớp. - Tuần 1 cửa hàng bán được 2m vải hoa và 1m vải trắng, đúng hay sai ? Vì sao ? - Tuần 3 cửa hàng bán được 400m vải, đúng hay sai ? Vì sao ? - Tuần 3 cửa hàng bán được nhiều vải nhất, đúng hay sai ? Vì sao ? - Số mét vải hoa tuần 2 cửa hàng bán nhiều hơn tuần 1 là bao nhiêu mét ? - Vậy điền đúng hay sai vào ý thứ tư ? - Nêu ý kiến của em về ý thứ năm ? Bài 2 - GV yêu cầu HS qua sát biểu đồ trong SGK và hỏi: Biểu đồ biểu diễn gì ? - Các tháng được biểu diễn là những tháng nào ? - GV yêu cầu HS tiếp tục làm bài. - GV gọi HS đọc bài làm trước lớp, sau đó nhận xét ĐÁNH GIÁ - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. --------------------------------------------- CHÍNH TẢ Nghe viết NGƯỜI VIẾT TRUYỆN THẬT THÀ I. Mục đích,yêu cầu : Kiến thức - Nghe - viết đúng và trình bày đúng bài chính tả sạch sẽ ; trình bày đúng lời đối thoại của nhân vật trong bài. - Làm đúng BT2 (CT chung). BT chính tả phương ngữ 3 a Kĩ năng Trình bày bài viết có lời đối thoại Thái độ Ý thức rèn luyện chữ viết II. Đồ dùng – dạy học : -GV : +Sổ tay chính tả . +Một vài tờ phiếu khổ to kẻ sẵn BT2 , BT3a phát cho HS sửa lỗi. -HS : + SGK. III. Các hoạt động dạy – học : 1. Khởi động Kiểm tra bài cũ : -Mời 2HS lên bảng viết các từ bắt đầu bằng l/n hoặc có vần en/eng. -GV nhận xét 2. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu bài : -GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng. 2. Hướng dẫn HS nghe – viết : -GV đọc một lượt bài viết chính tả. -GV mời 1 em đọc lại bài “ Người viết truyện thật thà” +Nhà văn Ban-dắc có tài gì ? +Trong cuộc sống ông là người như thế nào? +Em hãy tìm các từ khó viết trong truyện ? -Cho HS đọc và luyện viết các từ khó viết trên bảng . -GV nhắc nhở HS trước khi viết bài. Ghi tên bài vào giữa dòng. Đầu câu phải viết hoa,viết lùi vào 1o vở,lời nói trực tiếp của các nhân vật viết sau dấu hai chấm xuống dòng,gạch đầu dòng . -GV đọc từng câu cho HS viết . -GV đọc lại toàn bài viết cho HS soát lỗi. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH -BT2 : Tập phát hiện và sửa lỗi chính tả. +Mời đọc nội dung bài tập 2 . +GV nhắc nhở HS sửa tất cả các lỗi trong bài . + Cho HS tự đọc bài, phát hiện lỗi và sửa lỗi chính tả trong bài của mình. +GV theo dõi giúp đỡ HS yếu. -BT3 : Lựa chọn. +GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập. + Thế nào là từ láy ? +GV phát phiếu cho các nhóm để làm BT. +Mời đại diện các nhóm lên trình bày. +Cả lớp và GV nhận xét và bình chọn nhóm thắng cuộc (nhóm tìm đúng,nhiều từ láy). ĐÁNH GIÁ -Nhận xét tiết học . -Dặn HS về nhà xem trước bài tiết sau: “ Nhớ – viết : Gà Trống và Cáo”. ------------------------------------------------------ ĐẠO ĐỨC BÀY TỎ Ý KIẾN Tiết 2 I. Mục tiêu: Kiến thức - Biết được :Trẻ em cần phải được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. - Bước đầu biết bày tỏ ý kiến của bản thân và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. * Biết : Trẻ em có quyền được bày tỏ ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. Kĩ năng * Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân, biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của người khác. Thái độ Biết lắng nghe và tôn trọng người khác * Kĩ năng sống : - Kĩ năng trình bày ý kiến ở gia đình và lớp học. - Kĩ năng lắng nghe nười khác trình bày ý kiến . - Kĩ năng kiềm chế cảm xúc. - Kĩ năng biết tôn trọng và thể hiện sự tự tin. II. Đồ dùng dạy – học -SGK đạo đức 4, 1 số đồ vật ,hoặc bức tranh. -Mỗi HS chuẩn bị 3 tấm bìa nhỏ màu đỏ, xanh và trắng III. Các hoạt động dạy – học: 1. Khởi động Kiểm tra bài cũ: -GV gọi 2 HS đọc thuộc ghi nhớ. -GV nhận 2. Bài mới HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu bài: -GV nêu mục tiêu bài học. 2. Tiểu phẩm Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa. -GV chọn 3 HS thực hiện tiểu phẩm : -Yêu cầu 3 HS đóng vai : Hoa, bố Hoa, mẹ Hoa. -Yêu cầu HS xem tiểu phẩm và thảo luận theo gợi ý sau: + Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa ? + Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như thế nào ? Ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không? + Nếu là bạn Hoa em sẽ giải quyết như thế nào? *GVKL: 3. Trò chơi” Phóng viên” + Cho HS xung phong đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp theo những câu hỏi trong bài tập 3 SGK . +GVKL: Mỗi người đều có quyền có những suy nghĩ riêng và có quyền bày tỏ ý kiến của mình. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH -HS trình bày tranh vẽ, bài viết (BT4) ĐÁNH GIÁ -Cho HS nhắc lại bài học. -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau : Tiết kiệm tiền của. ---------------------------------------------------------- Thứ 3 ngày tháng 9 năm 2015 TOÁN LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu: Kiến thức - Viết, đọc, so sánh các số tự nhiên ; nêu được giá trị của chữ số trong một số - Đọc được thông tin trên biểu đồ cột. - Xác định được một năm thuộc thế kỉ nào. Kĩ năng Đọc viết số tự nhiên Đọc thông tin trên biểu đồ Thái độ Yêu thích môn học, tích cực trong học nhóm II. Đồ dùng dạy –học:-SGK, bảng phụ. III.Các hoạt động dạy –học 1. Khởi động Kiểm tra bài cũ: -GV gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập 2,3 tiết trước, đồng thời kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS. -GV chữa bài, nhận xét 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hướng dẫn luyện tập: Bài 1: -GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài. -Gọi 1HS lên bảng làm bài tập và cả lớp làm vào vở bài tập. GV hỏi HS cách tìm số liền sau. -GV chữa bài Bài 3: GV yêu cầu HS quan sát biểu đồ. -Biểu đồ biểu diễn gì? Gọi HS giải bài tập. + Trong khối 3, lớp nào có nhiều HS giỏi toán nhất? Lớp nào có ít HS giỏi toán nhất? + Trung bình mỗi lớp ba có bao nhiêu học sinh giỏi? Bài 4: -Gọi HS làm bàivào vở -GV gọi HS nêu ý kiến của mình sau đó nhận xét. Bài 5: GV yêu cầu HS đọc đề bài và hướng dẫn HS giải -GV cho lớp nhận xét, GV nhận xét ĐÁNH GIÁ -GV nhận xét tiết học. -Chuẩn bị bài sau. ----------------------------------------------- LUYỆN TỪ VÀ CÂU DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG I. Mục đích,yêu cầu : Kiến thức - Hiểu được khái niệm danh từ chung và danh từ riêng (Nội dung ghi nhớ ). Kĩ năng - Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng ( BT1, mục III ); nắm được quy tắc viết hoa DT riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế ( BT2 ) Thái độ Yêu thích môn học, trân trọng và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt II. Đồ dùng dạy – học : -GV : + Hai tờ phiếu khổ to viết nội dung BT1 (phần nhận xét ). + Một số phiếu viết nội dung phần luyện tập (BT1). + Bản đồ tự nhiên Việt Nam. -HS : + SGK, VBT. III. Các hoạt động dạy – học : 1. Khởi động Kiểm tra bài cũ : -Mời 1 HS lên trả lời câu hỏi. +Danh từ là gì ? cho ví dụ? -GV nhận xét 2. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu bài : -GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng. 2. Phần nhận xét : BT1: Cho 1HS đọc yêu cầu của bài tập. +Yêu cầu HS thảo luận theo cặp và tìm từ đúng . +GV nhận xét và giới thiệu bằng bản đồ tự nhiên Việt Nam,giới thiệu vua Lê Lợi, người đã có công đánh đuổi giặc Minh lập ra nhà Hậu Lê. BT2: Mời 2HS đọc yêu cầu của bài tập. +Cho HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi. +GV chốt lại : -Những từ chỉ tên chung của một loại sự vật như sông,vua được gọi là danh từ chung . -Những tên riêng của một sự vật nhất định như Cửu Long,Lê Lợi gọi là danh từ riêng. BT3: Mời 1HS đọc yêu cầu của bài . +Cho HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời. +Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận +GV chốt lai. : -Danh từ riêng chỉ người,địa danh cụ thể luôn phải viết hoa. 3. Phần ghi nhớ : -Mời 2-3HS đọc phần ghi nhớ trong bài. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH BT1: Mơi 1HS đọc yêu cầu của bài. +Cho HS thảo luận theo cặp. +Cho 3 cặp làm việc trên phiếu. +Yêu cầu HS trình bày kết quả. +Cả lớp cùng GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. BT2:+ Mời 1HS đọc yêu cầu của bài. +Mời 2HS lên bảng viết tên 3 bạn nam,3 bạn nữ . +Em hãy viết cả họ và tên của một bạn ? +Họ và tên các bạn trong lớp là danh từ chung hay danh từ riêng ? ĐANH GIÁ -Cho HS nhắc lại phần ghi nhớ. -Nhận xét tiết học . -Dặn HS về nhà học bài và xem trước bài tiết sau. “Mở rộng tự trọng”. ------------------------------------------------------ KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE , ĐÃ ĐỌC I. Mục tiêu : Kiến thức - Dựa vào gợi ý ( SGK ), biết chọn và kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc, nói về lòng tự trọng . - Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện . Kĩ năng Rèn kĩ năng diễn đạt, trình bày Thái độ Hăng say học tập II. Đồ dùng dạy –học: -Bảng lớp viết sẵn đề bài. -Chuẩn bị những câu chuyện, tập truyện ngắn nói về lòng tự trọng. III. Các hoạt động dạy học 1. Khởi động Kiểm tra bài cũ: -Gọi HS kể câu chuyện về tính trung thực và nói ý nghĩa câu chuyện. -Nhận xét 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu bài: GV ghi đề bài lên bảng 2. Hướng dẫn kể chuyện: *Tìm hiểu đề: -Gọi HS đọc đề bài và phân tích đề. -GV gạch chân một số từ quan trọng: Lòng tự trọng, được nghe, được đọc. -Gọi HS đọc tiếp phần gợi ý. -Thế nào là lòng tự trọng? -Em đã đọc những câu chuyện nào nói về lòng tự trọng? -Em đọc câu chuyện đó ở đâu? -GV ghi nhanh các tiêu chí đánh giá lên bảng. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH *Kể chuyện theo nhóm: -GV quan sát giúp đỡ từng nhóm. - HS kể theo đúng trình tự mục 3. + Trong câu chuyện mình kể bạn thích nhân vật nào? Vì sao? * Thi kể chuyện : -Tổ chức cho HS thi kể -HS nhận xét bài kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu.. -Bình chọn : + Bạn có câu chuyện hay nhất + Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất -GV tuyên dương các em kể hay. ĐÁNH GIÁ -Nhận xét tiết học. -Khuyến khích HS nên đọc truyện. -Dặn HS về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài tiết sau: “ Lời ước dưới trăng”. LTV - LUYỆN TỪ VÀ CÂU DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG I. Mục tiêu - Nhận biết được danh từ chung và danh từ riêng dựa trên dấu hiệu về ý nghĩa khái quát của chúng ( BT1, mục III ); nắm được quy tắc viết hoa DT riêng và bước đầu vận dụng quy tắc đó vào thực tế ( BT2 ) II. Các hoạt động dạy – học : HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH BT1: Mơi 1HS đọc yêu cầu của bài. +Cho HS thảo luận theo cặp. +Cho 3 cặp làm việc trên phiếu. +Yêu cầu HS trình bày kết quả. +Cả lớp cùng GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. BT2:+ Mời 1HS đọc yêu cầu của bài. +Mời 2HS lên bảng viết tên 3 bạn nam,3 bạn nữ . +Em hãy viết cả họ và tên của một bạn ? +Họ và tên các bạn trong lớp là danh từ chung hay danh từ riêng ? ĐÁNH GIÁ -Cho HS nhắc lại phần ghi nhớ. ---------------------------------------------------------- Thứ 4, ngày tháng 9 năm 2015 TẬP ĐỌC CHỊ EM TÔI I. Mục đích Kiến thức - Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, bước diễn tả được nội dung câu chuyện. - Hiểu ý nghĩa : Khuyên học sinh không nói dối vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tôn trọng của mọi người đối với mình . ( trả lời được các câu hỏi trong SGK ) Kĩ năng Diễn tả nội dung câu chuyện qua giọng đọc Thái độ - Giáo dục HS không nói dối. *Kĩ năng sống : - Tự nhận thức về bản thân. - Thể hiện sự thông cảm .- Xác định giá trị. - Lắng nghe tích cực. II. Đồ dùng dạy – học : -Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. II. Các hoạt động dạy – học : 1. Khởi động Kiểm tra bài cũ : -Gọi 2 HS tiếp nối nhau đọc bài: Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca và trả lời câu hỏi 1, 2 trong SGK. -GV nhận xét 2. Bài mới : HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu bài : -GV giới thiệu bài và ghi đề bài lên bảng . 2. Luyện đọc và tìm hiểu bài : * Luyện đọc : - Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (2 đến 3lượt ) -GV sữa lỗi sai cho HS,gải nghĩa một số từ khó (Ở phần chú thích ) -Cho HS luyện đọc theo cặp. -Gọi 2HS đọc cả bài. -GV đọc diễn cảm toàn bài. *Tìm hiểu bài : -Cho HS đọc thầm đoạn 1: Từ đầu..tặc lưỡi cho qua. +Cô chị xin phép ba đi đâu ? +Cô có đi học nhóm thật không ? Em đoán xem cô đi đâu ? +Cô nói dối ba như vậy đã nhiều lần chưa? +Vì sao cô nói dối được nhiều lần như vậy? +Vì sao mỗi lần nói dối co chị lại thấy ân hận? -Cho HS đọc thầm đoạn 2 :Tiếp theocho nên người +Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối ? -Cho HS đọc thậm đoạn 3: Phần còn lại. +Vì sao cách làm của cô em giúp được chị tỉnh ngộ? +Cô chị đã thay đổi như thế nào ? +Câu chuyện muốn nói với các em điều gì? +Cho HS nêu nội dung chính của bài. + GV nghi bảng. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH -Gọi 3HS tiếp nối nhau đọc 3đoạn . -GV đọc mẫu đoạn văn cần luyện đọc diễn cảm. -Cho HS luyện đọc theo cặp . -Cho HS thi đọc diễn cảm một đoạn truyện theo cách phân vai. -GV nhận xét tuyên dương. ĐÁNH GIÁ -Cho HS nhắc lại bài. -Liên hệ thực tế. -Nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà học bài và chuản bị bài tiết sau : “Trung thu độc lập”. -------------------------------------------------- TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU: Kiến thức - Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số. - Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng, thời gian Kĩ năng - Đọc được thông tin trên biểu đồ cột. - Tìm được số trung bình cộng. Thái độ Yêu thích môn học II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1: Gọi hs đọc y/c - Y/c hs tự làm bài , sau đó nêu kết quả của mình Bài 2: - Gọi hs trả lời lần lượt các câu hỏi *Bài 3: Gọi HS đọc đề toán. - Y/c hs tự làm bài Tóm tắt Ngày đầu: 120 m Ngày thứ hai: 1/2 ngày đầu Ngày thứ ba: Gấp đôi ngày đầu Trung bình mỗi ngày:... m? ĐÁNH GIÁ - Nhận xét kết quả bài làm của hs - Về nhà ôn tập các kiến thức trong chương I - Bài sau: Phép cộng Nhận xét tiết học. TẬP LÀM VĂN TRẢ BÀI VĂN VIÊT THƯ I. MỤC TIÊU: Kiến thức -Biết rút kinh nghiệm về bài TLV viết thư (Đúng ý, bố cục rõ ràng, dùng từ, đặt câu và viết đúng chính tả,...); Kĩ năng -Tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự hướng dẫn của GV. -HS khá, giỏi biết nhận xét và sửa lỗi để có câu văn hay. Thái độ Biết lắng nghe và tiếp nhận II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng lớp viết sẵn 4 đề bài tập làm văn. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN - Trả bài cho HS. - Yêu cầu HS đọc lại bài của mình. - Nhận xét kết quả làm bài của HS. + Ưu điểm: -HS biết làm bài văn viết thư -Bố cục rõ ràng. -Một số HS diễn đạt tốt + Hạn chế: -Nội dung còn hạn chế, nhiều bức thư chưa thể hiện đúng trọng tâm đề bài. -Chữ viết sai nhiều lỗi. +Kết quả: Nhận xét theo TT 30 HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH - Phát phiếu cho từng HS. * Lưu ý: GV có thể dùng phiếu họăc cho HS chữa trực tiếp vào phần đề bài chữa trong bài tập làm văn. - Đến từng bàn hướng, dẫn nhắc nhở từng HS. - GV ghi một số lỗi về dùng từ, về ý, về lỗi chính tả, mà nhiều HS mắc phải lên bảng sau đó gọi HS lên bảng chữa bài. - Gọi HS bổ sung, nhận xét. - Đọc những đoạn văn hay. - GV gọi HS đọc những đoạn văn hay của các bạn trong lớp hay những bài GV sưu tầm được của các năm trước. - Sau mỗi bài, gọi HS nhận xét. -Cho HS viết lại đoạn văn cho hay ĐÁNH GIÁ - Nhận xét tiết học. - Dặn HS viết chưa đạt về nhà viết lại và nộp vào tiết sau. ------------------------------------------------- Thứ 5, ngày tháng 9 năm 2015 TOÁN PHÉP CỘNG I. MỤC TIÊU: Kiên thức - Biết đặt tính và biết thực hiện phép cộng cá số có đến 6 chữ số không nhớ hoặc có nhứ không quá 3 lượt và không liên tiếp. Kĩ năng Đặt tính và thực hiện phép tính đúng bước Thái độ - GD HS tính cẩn thận, chính xác khi làm toán. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Hình vẽ như bài tập 4 – VBT, vẽ sẵn trên bảng phụ. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Khởi động: Hát 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu bài: 2. Củng cố kĩ năng làm tính cộng - GV viết lên bảng hai phép tính cộng 48352 + 21026 và 367859 + 541728 và yêu cầu HS đặt tính rồi tính. - GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của cả hai bạn trên bảng cả về cách đặt tính và kết quả tính. - Hỏi HS vừa lên bảng: Em hãy nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình? - GV nhận xét sau đó yêu cầu HS TLCH: Vậy khi thực hiện phép cộng các số tự nhiên ta đặt tính như thế nào ? Thực hiện phép tính theo thứ tự nào ? HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1 - GV yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện phép tính, sau đó chữa bài, GV yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính của một số phép tính trong bài. - GV nhận xét Bài 2 - GV yêu cầu HS tự làm bài vào VBT, sau đó gọi 1 HS đọc kết quả bài làm trước lớp. - GV theo dõi, giúp đỡ những HS kém trong lớp. ĐÁNH GIÁ - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------------ LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC- TỰ TRỌNG I. MỤC TIÊU. Kiến thức - Mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Trung thực - Tự trọng. Kĩ năng - Sử dụng những từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực. Thái độ - Tự giác trong học tập, yêu quý tiếng Việt II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Từ điển TV. - Bảng phụ viết BT 1, 2. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. Khởi động Kiểm tra bài cũ: - HS lên bảng viết 5 danh từ chung là tên gọi các đồ dùng. 5 danh từ riêng là tên gọi của người, sự vật - HS nêu ghi nhớ. - GV nhận xét phần bài cũ. Bài mới. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hướng dẫn làm bài tập. *Bài 1: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS thảo luận và làm bài. - Gọi nhóm làm nhanh lên bảng dùng thẻ từ ghép từ ngữ thích hợp. - GV nhận xét chốt lại lời giải đúng (như SGV/145) - Gọi HS đọc bài đã hoàn chỉnh. *Bài 2: - HS đọc yêu cầu và nội dung. - Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm. - Tổ chức thi giữa 2 nhóm thảo luận xong trước dưới hình thức: + Nhóm 1: Đưa ra từ. + Nhóm 2: Tìm nghĩa của từ. Sau đó đổi laị nhóm 2 đưa ra từ, nhóm 1 giải nghĩa của từ. Nếu nhóm nào nói sai 1 từ, lập tức cuộc chơi dừng lại và gọi tiếp nhóm kế tiếp. - Nhận xét, tuyên dương nhóm nào hoạt động sôi nổi, hào hứng, trả lời đúng. *GV chốt lại lời giải đúng: Một lòng một dạ gắn bó với lí tưởng, tổ chức hay với người nào đó là trung thành. *Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. + GV gợi ý: Chọn ra những từ có nét nghĩa ở giữa xếp vào một loại. + Yêu cầu HS làm vào vở bài tập. - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng. *Bài 4: Trò chơi tiếp sức. - Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập. - GV nêu cách chơi trò chơi. - GV mời các nhóm thi tiếp sức : Nhóm nào tiếp nối nhau liên tục đặt được nhiều câu đúng sẽ thắng cuộc. - GV nhận xét- tuyên dương. ĐÁNH GIÁ ? Tìm một số từ thuộc chu điểm trung thực – tự trọng? ------------------------------------------------------ Thứ 6, ngày tháng 9 năm 2015 TOÁN PHÉP TRỪ I. Mục tiêu Kiến thức Biết đặt tính và biết thực hiện phép trừ các số có đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp. Kĩ năng Thực hiện phép trừ đúng bước Thái độ Yêu thích học toán III. các hoạt động dạy-học: 1. Khởi động KTBC: Phép cộng - Muốn thực hiện phép cộng ta làm sao? - Ghi bảng: 56789 + 45934, y/c hs thực hiện. Nhận xét 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Giới thiệu bài: Muốn thực hiện tính trừ ta làm sao? các em cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay. 2. Củng cố cách làm tính trừ: - Ghi bảng: 865279 - 450237 và 647253 - 285749 gọi 2 hs lên bảng đặt tính rồi tính. - Y/c cả lớp nhận xét bài làm của 2 bạn cả về cách đặt tính và kết quả tính. - Hỏi hs vừa lên bảng: Em hãy nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình? - Muốn thực hiện phép trừ ta làm thế nào? - Gọi hs nêu lại cách tính HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1: Y/c hs thực hiện đặt tính vào B. Gọi 1 em lên bảng tính và đặt tính. Bài 2: Y/c hs làm bài vào vở - Gọi hs nêu kết quả bài làm của mình. Bài 3: Gọi 1 hs đọc đề bài - Y/c hs quan sát hình vẽ trong SGK và nêu cách tìm quãng đường xe lửa từ Nha Trang đến TPHCM - Y/c hs làm bài vào vở nháp ĐÁNH GIÁ - Muốn thực hiện tính trừ ta làm sao? - Về nhà xem lại bài - Bài sau: Luyện tập Nhận xét tiết học TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN MỤC TIÊU: Kiến thức Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu và lời dẫn giải dưới tranh để kể lại được cốt truyện. (BT1) Kĩ năng - Biết phát triển ý nêu dưới 2, 3 tranh để tạo thành 2, 3 đoạn văn kể chuyện. (BT2) Thái độ Yêu thích môn học II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ cho truyện trang 46, SGK (phóng to từng tranh nếu có điều kiện). Bảng lớp kẻ sẵn các cột như SGV. III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 1. Khởi động Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1 HS đọc phần Ghi nhớ Tiết trước - Gọi 2 HS kể lại phần thân đoạn. - Gọi 1HS kể lại toàn truyện Hai mẹ con và bà tiên. - Nhận xét 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Hướng dẫn làm bài tập: Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề. - Dán 6 tranh minh hoạ. Yêu cầu HS quan sát, đọc thầm phần lời dưới mỗi bức tranh và trả lời câu hỏi: + Truyện có những nhân vật nào? + Câu chuyện kể lại chuyện gì? + Truyện có ý nghĩa gì? - Yêu cầu HS đọc lời gợi ý dưới mỗi bức tranh. - Yêu cầu HS dựa vào tranh minh hoạ, kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu. - GV chữa cho từng HS, nhắc HS nói ngắn gọn, đủ nội dung chính. - Nhận xét, tuyên dương những HS nhớ cốt truyện và lờ kể có sáng tạo. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - GV Giảng như SGV - GV làm mẫu tranh 1. - Yêu cầu HS quan sát tranh, đọc thầm ý dưới bức tranh và trả lời câu hỏi. GV ghi nhanh câu trả lời lên bảng. + Anh chàng tiều phu làm gì? + Khi đó chành trai nói gì? + Hình dáng của chàng tiều phu như thế nào? + Lưỡi rìu của chàng trai như thế nào? - Gọi HS xây dựng đoạn 1 của chuyện dựa vào các câu trả lời. - Gọi HS nhận xét. Ví dụ: (Xem SGV) - Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm với 5 tranh còn lại. GV nhận xét, ghi những ý chính lên bảng lớp. ĐÁNH GIÁ - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. ------------------------------------------------------- SINH HOẠT SINH HOẠT LỚP I. Yêu cầu: Tổng kết công tác tuần 6, phương hướng sinh hoạt tuần 7 II. Lên lớp: Nội dung sinh hoạt 1. Các tổ tổng kết: Tác phong đạo đức, thái độ học tập của từng đội viên Xếp loại thi đua nhóm tổ 2. Nêu công tác tuần 7 - Mua sắm đủ dụng cụ học tập - Nộp đủ quỹ theo quy định Thi đua học tập Chăm sóc cây xanh Vệ sinh trường lớp Vệ sinh cá nhân Chuẩn bị bài mới, thuộc bài cũ trước khi đến lớp Sinh hoạt đầu giờ Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc Thi đua chào mừng Hội nghị viên chức _______________________________________ LTV - TẬP LÀM VĂN LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN I. MỤC TIÊU: - Biết phát triển ý nêu dưới 2, 3 tranh để tạo thành 2, 3 đoạn văn kể chuyện. (BT2) II. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH Bài 1: Yêu cầu HS đọc đề. - Dán 6 tranh minh hoạ. Yêu cầu HS quan sát, đọc thầm phần lời dưới mỗi bức tranh và trả lời câu hỏi: + Truyện có những nhân vật nào? + Câu chuyện kể lại chuyện gì? + Truyện có ý nghĩa gì? - Yêu cầu HS đọc lời gợi ý dưới mỗi bức tranh. - Yêu cầu HS dựa vào tranh minh hoạ, kể lại cốt truyện Ba lưỡi rìu. - GV chữa cho từng HS, nhắc HS nói ngắn gọn, đủ nội dung chính. - Nhận xét, tuyên dương những HS nhớ cốt truyện và lờ kể có sáng tạo. Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu. - GV Giảng như SGV - GV làm mẫu tranh 1. - Yêu cầu HS quan sát tranh, đọc thầm ý dưới bức tranh và trả lời câu hỏi. GV ghi nhanh câu trả lời lên bảng. + Anh chàng tiều phu làm gì? + Khi đó chành trai nói gì? + Hình dáng của chàng tiều phu như thế nào? + Lưỡi rìu của chàng trai như thế nào? - Gọi HS xây dựng đoạn 1 của chuyện dựa vào các câu trả lời. - Gọi HS nhận xét. Ví dụ: (Xem SGV) - Yêu cầu HS hoạt động trong nhóm với 5 tranh còn lại. Chia lớp thành 10 nhóm, 2 nhóm cùng 1 nội dung. - Gọi 2 nhóm có cùng nội dung đọc phần câu hỏi của mình. GV nhận xét, ghi những ý chính lên bảng lớp. ĐÁNH GIÁ - GV tổng kết giờ học --------------------------------------------------- HĐNGLL CHỦ ĐIỂM: TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG I. Yêu cầu giáo dục Kiến thức - Hiểu được những nội dung chính trong thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tháng 9-1945. - Giáo dục tình cảm kính yêu Bác Hồ, giáo dục thái độ học tập nghiêm túc và ý chí vươn lên trong học tập. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng trình bày và trao đổi ý kiến cá nhân trước tập thể. Thái độ Yêu kính Bác Hồ II. Phương tiện dạy học: - Nội dung thư của Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước ta. III. Các hoạt động dạy-học: 1.Ổn định tổ chức: 2. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN * Hát tập thể Người điều khiển chương trình nêu mục đích, yêu cầu của buổi trao đổi tìm hiểu nội dung, ý nghĩa thư Bác. * Mỗi cá nhân phải có 1 bản thư Bác Hồ gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tháng 9-1945. - Đại diện các nhóm trình bày các câu trả lời của mình. Câu 1: Hãy nêu những tác dụng của việc học tập đối với đời sống con người. Nếu không được(không chịu) học sẽ dẫn đến những tác hại gì đối với cá nhân và xã hội? Câu 2:Trong thư, Bác dặn học sinh cần phải làm những gì? Bác mong ở học sinh chúng ta những điều gì?Vì sao?Để thực hiện tình cảm kính yêu và vâng lời Bác dạy, học sinh chúng ta cần phải làm gì? Câu 3:Trong thư đã thể hiện những tình cảm của Bác đối với thiếu niên nhi đồng. Những tình cảm nào khiến em xúc động nhất? Vì sao?Để thực hiện tình cảm kính yêu và vâng lời Bác dạy, học sinh chúng ta cần phảo làm gì? * Sau khi các nhóm trình bày xong, người điều khiển chương trình cho cả lớp cùng trao đổi thảo luận câu hỏi: Sau khi hiểu được mong muốn của Bác, chúng ta phải làm gì để thực hiện lời Bác dạy? -Các tiết mục văn nghệ biểu diễn xen kẽ trong phần trao đổi. ĐÁNH GIÁ - Cho cả lớp tự đánh giá về chất lượng phần chuẩn bị câu trả lời của các tổ. Chọn ra tổ có câu trả lời hay nhất. - Cán bộ lớp nhận xét chất lượng hoàn thành các công việc đã phân công và ý thức, thái độ tham gia hoạt động của cá nhân và tổ. ----------------------------------------------------------- SINH HOẠT SINH HOẠT LỚP I. Yêu cầu: Tổng kết công tác tuần 6, phương hướng sinh hoạt tuần 7 II. Lên lớp: Nội dung sinh hoạt 1. Các nhóm tổng kết: Tác phong đạo đức, thái độ học tập của từng đội viên Xếp loại thi đua nhóm tổ 2. Nêu công tác tuần 7 - Mua sắm đủ dụng cụ học tập - Nộp đủ quỹ theo quy định Thi đua học tập Chăm sóc cây xanh Vệ sinh trường lớp Vệ sinh cá nhân Chuẩn bị bài mới, thuộc bài cũ trước khi đến lớp Sinh hoạt đầu giờ Xếp hàng ra vào lớp nghiêm túc Thi đua chào mừng Hội nghị viên chức __________________________ Ngày tháng 9 năm 2015 Chuyên môn kí duyệt
File đính kèm:
- giao_an_lop_4_vnen_tuan_6_dinh_ngoc_tu.doc