Giáo án Ngữ văn Lớp 9 VNEN - Tuần 10 - Đặng Thị Mai Phương

docx 7 trang vnen 16/11/2023 130
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 VNEN - Tuần 10 - Đặng Thị Mai Phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 VNEN - Tuần 10 - Đặng Thị Mai Phương

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 VNEN - Tuần 10 - Đặng Thị Mai Phương
Tuần 10 – Tiết 46,47 
ÔN TẬP; KIỂM TRA GIỮA KỲ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS từ đó điều chỉnh nội dung và phương pháp giảng dạy cho phù hợp.
 Rèn kỹ năng trình bài hiểu biết của mình qua cảm thụ văn bản văn học; tích hợp với phần tập làm văn để trình bày bài viết của mình hoàn chỉnh
Rèn ý thức học tập cho HS
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên : Ra ma trận đề; đề; đáp án hợp lý
III. TIẾN TRÌNH GÌƠ HỌC
ổn định tố chức 1':
Lớp 9A:
Lớp 9B:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng cộng
1. Đọc - hiểu:
- Truyện Kiều
- Sự phát triển của từ vựng
Năng lực nhận biết
- Chép lại 8 câu thơ
- Nhận biết biện pháp nghệ thuật
Năng lực tiếp nhận, trình bày kiến thức
- Hiểu nghĩa gốc nghĩa chuyển và các phương thức chuyển nghĩa.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
2
3
30%
1
2
20%
3
5
50%
2. Tạo lập văn bản:
Văn tự sự
Nhận biết thể loại tự sự
Biết viết bài văn hoàn chỉnh
Viết bài văn kể chuyện tưởng tượng
Viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm.
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ:
1/5
1
10%
1/5
1
10%
2/5
1
20%
1/5
1
10%
1
5
50%
TS câu
TS điểm
Tỉ lệ:
2,1/5
4
40%
1,1/5
3
30%
2/5
1
20%
1/5
1
10%
4
10
100%
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn lớp 9
I. ĐỌC - HIỂU: (5 điểm)
1. Chép 8 câu thơ miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều (Truyện Kiều - Nguyễn Du) (2 điểm).
2. Miêu tả vẻ đẹp của hai chị em tác giả sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì? (1 điểm).
3. Trong các câu sau, câu nào từ chân được dùng với nghĩa gốc? Câu nào từ chân được dùng với nghĩa chuyển? chuyển nghĩa theo phương thức nào?
a, Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
b, Năm em học sinh khối 9 có chân trong đội tuyển bóng đá của trường.
c, Đề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con.
II. TẬP LÀM VĂN: (5 điểm)
Viết đoạn văn kể lại một giấc mơ, trong đó em gặp lại người thân đã xa cách lâu ngày
ĐÁP ÁN
I. ĐỌC - HIỂU: (5 điểm)
1. HS chép đúng 8 câu thơ (2 điểm)
2. Nghệ thuật: Ước lệ (1 điểm)
3. * Chân (c): Nghĩa gốc (1 điểm)
* Chân (b): Nghĩa chuyển – phương thức hoán dụ (0,5 điểm)
* Chân (a): Nghĩa chuyển – phương thức ẩn dụ (0,5 điểm)
II. TẬP LÀM VĂN: (5 điểm)
I. Yêu cầu chung:
1. Kỹ năng: Bài văn có bố cục rõ ràng, có liên kết.Có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm. Lời kể, ngôi kể phù hợp. Diễn đạt trôi chảy, kể tự nhiên, ngữ pháp và chính tả chuẩn.
2. Nội dung:
Giới thiệu được tình huống gặp lại người thân
Lựa chọn nhân vật, xây dựng nhân vật với những nét riêng (có kết hợp yếu tố miêu tả để tạo được nét độc đáo của nhân vật).
Kể lại sự việc tiêu biểu trong buổi gặp gỡ hoặc kỷ niệm đáng nhớ về nhân vật (có kết hợp miêu tả và biểu cảm).
Suy nghĩ, tình cảm của bản thân đối với người thân qua giấc mơ ấy.
3. Hướng dẫn làm bài:
Mở bài: Giới thiệu được tình huống gặp lại người thân
Thân bài:Kể lại sự việc tiêu biểu trong buổi gặp gỡ hoặc kỷ niệm đáng nhớ về nhân vật (có kết hợp miêu tả và biểu cảm).
Kết bài: Suy nghĩ, tình cảm của bản thân đối với người thân qua giấc mơ ấy..
II. Hướng dẫn chấm:
Bài văn đạt được những yêu cầu trên. Diễn đạt tốt, có khả năng tưởng tượng, đưa vào bài những nội dung hợp lí. Biết miêu tả cảnh vật, con người. Viết đoạn văn có kết hợp miêu tả và biểu cảm. (5 điểm)
Như yêu cầu của điểm 5, nhưng một số nội dung chưa đạt đến độ cụ thể, chưa hay Yếu tố miêu tả chưa phát huy nhiều tác dụng. Phần kể có lúc chưa thật rành mạch. Sai không quá 5 lỗi về hình thức. (4 điểm)
Bài văn ở mức độ trung bình, mới chỉ sâu chuỗi các sự việc, ít bộc lộ cảm xúc, ít yếu tố miêu tả. Văn viết còn lủng củng. Phần tưởng tượng chưa phong phú, có khi rời rạc. (3 điểm)
Soạn ngày: 27/10/2018
Tuần : 10– Bài 10 ( Từ tiết 48 đến tiết 52)
BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp HS nắm được những nét chính về cuộc đời sự nghiệp và vị trí của Nguyễn Đình Chiểu. Nắm được cốt truyện Lục Vân Tiên.
- Qua đoạn trích hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của 2 nhân vật: Lục Vân Tiên, Kiều Nguyện Nga
- Tìm hiểu phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật của truyện.
Giúp HS hiểu được vai trò của miêu tả nội tâm và mối quan hệ nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện. Rèn luyện kĩ năng kết hợp: kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài văn tự sự.
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên : Định hướng tiết học, nghiên cứu SHD ; phân bố thời gian hợp lý
Tiết 48,49 :1A+ 1B +2B +2D - Tiết 50 : 3B +4C Tiết 51: 2C - Tiết 52 : 3C + 1D
2. Học sinh : Chuẩn bị bài theo sách hướng dẫn học.
III. TIẾN TRÌNH GÌƠ HỌC
Ổn định tố chức 1':
LỚP
Tiết: 48
Tiết : 49
Tiết : 50
Tiết : 51
Tiết 52
9A
......................
......................
.....................
.....................
....................
9B
......................
......................
.....................
.....................
....................
 2. Kiểm tra 2' GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3 Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
HOẠT ĐỘNG A: KHỞI ĐỘNG
Trong mỗi người chắc không ai không thuộc bài hát "Trường Sơn đông Trường Sơn tây" phổ thơ của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Để biết thêm về nhà thơ hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu.
HOẠT ĐỘNG B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
VĂN BẢN
1.Đọc văn bản
GV tổ chức cho HS hoạt động chung – hướng dẫn HS cách đọc; nhận xét cách đọc. 
S đọc: giọng vui, khoẻ khoắn, dứt khoát. 
-GV đọc mẫu - HS đọc tiếp
Giới thiệu những nét chính vềT/g
Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
Xác định thể thơ của văn bản ?
Em có nhận xét gì về nhan đề của bài thơ? 
-Nhan đề dài nhưng độc đáo thu hút người đọc.
Tác giả thêm 2 chữ Bài thơ vào nhan đề trên có tác dụng gì ?
Thêm 2 từ bài thơ vì không chỉ viết về những chiếc xe mà nói lên sự khốc liệt của chiến tranh nhưng tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, trẻ trung, vượt lên thiếu thốn, gian khổ, nguy hiểm của chiến tranh.
Hình ảnh những chiếc xe không kính trong bài thơ được hiện lên qua những câu thơ nào?
+ Kính vỡ - xe không kính + Không có đèn + Không có mui xe + Thùng xe xước
- Hình ảnh xe cộ được đưa vào trong thơ được mĩ lệ hóa ý nghĩa tượng trưng.
Nhận xét gì về hình ảnh của những chiếc xe không kính ở đây ? 
Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Điệp từ không có.
- Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi .
Nghệ thuật : -> Từ phủ định -> Khẳng định,động từ mạnh “ giật rung ” ,điệp từ ,giọng thơ hồn nhiên như một lời nói đùa .
Tìm những câu thơ miêu tả sự khốc liệt của chiến tranh ? Nó tượng trưng cho cái gì ?
- Bom giật, bom rung, gió bụi...
- Cho sự khó khăn, gian khổ, tác giả đã so sánh..
Hình ảnh người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn được thể hiện trong những câu thơ nào? 
Hình ảnh người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn được thể hiện trong những câu thơ nào? 
Chiến sĩ đang trong những hoàn cảnh nào?
Ngồi trên những chiếc xe không kính chiến sĩ lái xe có ấn tượng và cảm giác gì? 
Ung dung Nhìn : đất , trời , thẳng .
Nghệ thuật : đảo ngữ ,điệp từ .
- Cảm giác : Thấy : Gió vào xoa mắt đắng .con đườn chạy thẳng vào tim ,sao trời và đột ngột cánh chim ,như sa như ùa vào buồng lái . 
Nghệ thuật : Điệp từ nhân hoá .
Với những chiếc xe không có kính, người chiến sĩ lái xe đã thể hiện thái độ gì? Thể hiện qua những từ ngữ nào?
+ ừ thì có bụi /Bụi phun tóc trắng như người già .
+Chưa cần rửa./nhìncười ha ha..
+ ừ thì ướt áo /Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời 
+ Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Tình đồng chí, đồng đội được thể hiện qua câu thơ nào?
+ Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi .
+ Bếp.chung bát đũa.gia đình..
-> Tâm hồn cởi mở .Cùng chung nhiệm vụ chiến đấu ,cùng chịu đựng gian nguy ,đoàn kết thân ái ,chia sẻ => Tình đồng đội cởi mở chân thành tươi thắm,vượt lên trên mọi gian lao thử thách của cuộc chiến ác liệt 
Đọc khổ thơ cuối. Nhận xét về nghệ thuật?
Xe : Không kính /không đèn / không mui / thùng xe có xước .->Nghệ thuật : Tăng tiến ( liệt kê) , Điệp từ + Đối lập : Xe – Người + Hoán dụ : Một trái tim : Là nhiệt huyết của sự nghiệp chống Mĩ cứu nước .
 Tác dụng của biện pháp đó?
Sức mạnh nào giúp người lái xe lạc quan như vậy? 
Qua phần phân tích trên đây, hãy nhận xét chung về người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn năm xưa?
Những người chiến sĩ lái xe: trẻ trung, tinh nghịch , ngang tàng, dũng cảm, tinh thần lạc quan, coi thường gian khổ, yêu đời.
- Đó là lòng yêu nước giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của nhữngngười chiến sĩ lái xe và của thế hệ trẻ Việt nam trong kháng chiến chống Mĩ.
- Chỗ đặc sắc của thơ PTD : “Lấy cuộc sóng để nói tình cảm .Cái sâu sắc tình cảm trong thơ anh phải tìm trong cuộc sống ,không tìm trong chữ nghĩa ”( Vũ Quần Phương
I/ Đọc văn bản
- 1.Tác giả: Phạm Tiến Duật (1941)
- Quê: Thanh Ba- Phú Thọ
- Là gương mặt tiêu biểu của htế hệ nhà thơ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
2.Tác phẩm:
 a.Bài thơ ở trong chùm thơ của Phạm Tiến Duật được tặng giải nhất cuộc thi thơ do báo văn nghệ năm 1969 - 1970 tổ chức
b. Thể thơ: Thơ tự do .
Câu dài, nhịp điệu linh hoạt như câu văn xuôi
4 câu/ 1 khổ, 7 khổ/bài
II/ Tìm hiểu văn bản
1. Nhan đề bài thơ:
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
-> Thể hiện chất thơ vút lên từ trong cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh
2,Hình ảnh chiếc xe không kính ( Sự khốc liệt của chiến tranh).
Bom giật...Không có kính...phía trước.
àHình tượng thơ mới lạ và độc đáo khơi gợi hồn thơ nhạy cảm với nét ngang tàng và tinh nghịch của nhà thơ Phạm Tiến Duật 
=> Đây là hiện thực của cuộc chiến tranh : Lí giải nguyên nhân vì sao xe không có kính -> sự thật trần trụi sự khốc liệt của chiến tranh làm cho chiếc xe biến dạng.
Nhưng nó làm nổi bật những người lính lái xe.
3.Hình ảnh những người chiến sĩ lái xe:
a. Hoàn cảnh:
- Người lái xe tiếp xúc với thế giới bên ngoài, họ cảm nhận được sự gian khổ nguy hiểm của chiến trường mà họ vẫn băng ra tiền tuyến.
b.Phẩm chất:
- Tư thế ung dung hiên ngang, bình tĩnh, tự tin đầy dũng mãnh.
=> Cảm giác kì lạ ,đột ngột do xe chạy nhanh ,do không có kính chắn gió nên mới thấy đắng thấy cay mắt, thiên nhiên trực tiếp ra vào buồng lái. 
- Người lái xe tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài, họ cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên 
-> Hình ảnh so sánh giọng điệu đùa tếu, khẩu ngữ, thái độ bất cần 
 -> Tạo nên vẻ đẹp tinh thần của người lính. Đó là thái độ bất chấp gian khổ, hiểm nguy
- Tác phong sống nhanh nhẹn, hoạt bát, sôi nổi, tinh nghịch, ấm áp tình đồng đội
=> Làm nổi bật cái dữ dội và khốc liệt của chiến tranh .Chiếc xe vận tải mang trên mình đầy thương tích song bên trong nó là một trái tim đầy nhiệt huyết,là sức mạnh chiến đấu ,là ý chí kiên cường vì sự nghiệp chiến đấu giải phóng Miền Nam .
* Ghi nhớ 
ND:- Hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam.
NT:- Hình ảnh độc đáo . Giọng điệu lạc quan . - Thể thơ tự do. Điệp từ, điệp cấu trúc câu
- Ngôn ngữ, giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên khoẻ khoắn.
HOẠT ĐỘNG C: LUYỆN TẬP
Văn bản:
HS dựa vào nội dung tiết học HS hoàn thiện:
Đồng chí
Bài thơ về tiểu đội xe không kính
 Tinh thần lạc quan; tình đồng chí đồng đội trong chiến tranh. Dũng cảm, hiên ngang
Trầm lắng; sâu đậm
 Vui vẻ; trẻ trung;
2.Ôn tập kiểm tra truyện ký trung đại
a,GV hướng dẫn học sinh hoàn thiện bản thống kê vào vở theo SHD.
b. Đặc điểm tiêu biểu của truyện thơ trung đại:
Thể thơ: Lục bát; Nhận vật chính : Là những người dân lao động nình thường.
Nội dung chính: Phản ánh về xã hội đương thời; Ước mơ về công lý về cuộc sống công bằng và hạnh phúc.
c. Số phận đã đưa đẩy Kiều với 15 năm lưu lạc; trải qua rất nhiều biến cố khiến một người con gái tài sắc vẹn toàn như kiều gặp nhiều đau thương trắc trở.; khiến người ta đau lòng.
d.Tác dụng của yếu tố truyền kỳ trong tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương”
Làm cho kết thúc có hậu hơn; thể hiện mơ ước nguyện vọng của nhân dân; hoàn thiện thêm vẻ đẹp của Vũ Nương; Câu chuyện thêm hấp dẫn.
e. Tính ước lệ trong thơ văn trung đại: GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu qua Truyện Kiều và Lục Vân Tiên.
Tổng kết từ vựng:
GV tổ chức linh hoạt các hoạt động hướng dẫn HS ôn lý thuyết kết hợp với bài tập nhằm khắc sâu kiến thức:
1. Các cách phát triển từ vựng:
+ Phát triển nghĩa của từ ngữ: - Thêm nghĩa mới/ - Chuyển nghĩa
+ Phát triển số lượng từ ngữ: - tạo từ mớ - Vay mượn
2. Từ mượn: Là những từ mượn tiếng nước ngoài, mà tiếng việt chưa có.
3.Từ Hán Việt: Là hệ thống từ ghép gốc Hán.
4. Thuật ngữ: Là từ dùng riêng trong lĩnh vực KHCN
Biệt ngữ xã hội : là những từ ngữ chỉ dùng trong 1 trong một tầng lớp xã hội nhất định.
Luyện tập về sử dụng yếu tố miêu tả trong văn tự sự:
GV nhắc lại yếu tố nghị luận trong văn tự sự: Hướng dẫn học sinh đọc đoạn văn và thực hiện theo yêu cầu trong sách hướng dẫn:
Yếu tố nghị luận: Việc thầy Tony dạy nhạc cho các học viên tài năng => kết luận “ Đào sâu tìm hiểu các vấn đề. Là bí quyết tạo thành công”.
 Nếu lược đi yếu tố Nghị luận giá trị của văn bản thay đổi vì chưa làm rõ được mục đích của câu truyện.
GV hướng dẫn HS xác định việc đưa yêu tố nghị luận vào đoạn văn mình định kể: - Chính vì chung cảnh ngộ; chung chí hướng khiến học có sự đồng cảm tạo lên tình bạn và tnhf đồng chí cao đẹp..
HOẠT ĐỘNG D : VẬN DỤNG:
GV Hướng dẫn HS Về nhà thực hiện theo SHD:
 1.Sử dụng từ Hán Việt khiến lời thơ trang trọng; hào hùng.
HOẠT ĐỘNG E: TÌM TÒI MỞ RỘNG
HS đọc đoạn trích để thấy được vai trò và tầm quan trọng của việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_vnen_tuan_10_dang_thi_mai_phuong.docx