Giáo án Ngữ văn Lớp 9 VNEN - Tuần 12+13 - Đặng Thị Mai Phương

docx 5 trang vnen 16/11/2023 120
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 VNEN - Tuần 12+13 - Đặng Thị Mai Phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 VNEN - Tuần 12+13 - Đặng Thị Mai Phương

Giáo án Ngữ văn Lớp 9 VNEN - Tuần 12+13 - Đặng Thị Mai Phương
Tuần : 12,13 – Bài 12 ( Từ tiết 58 đến tiết 63)
ÁNH TRĂNG
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của hình ảnh vầng trăng từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa của Nguyễn Duy và biết rút ra bài học về cách sống của mình .
 - Cảm nhận được sự kết hợp hài hoà giữa yếu tố trữ tình và yếu tố tự sự trong bố cục , giữa tính cụ thể và tính khái quát trong hình ảnh của bài thơ.
- Biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiến giao tiếp, nhất là trong văn chương.
Giúp học sinh biết cách đưa các yếu tố nghị luận vào bài văn tự sự .
 II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên : Định hướng tiết học, nghiên cứu SHD ; phân bố thời gian hợp lý
2. Học sinh : Chuẩn bị bài theo sách hướng dẫn học.
III. TIẾN TRÌNH GÌƠ HỌC
Ổn định tố chức 1':
LỚP
Tiết: 58
Tiết : 59
Tiết : 60
Tiết :61
Tiết 62
9A
......................
......................
.....................
.....................
....................
9B
......................
......................
.....................
.....................
....................
 2. Kiểm tra 2' GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3 Hoạt động dạy và học :
Hoạt động của giáo viên – học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
HOẠT ĐỘNG A: KHỞI ĐỘNG
Gv khái quát về bối cảnh lịch sử với những đặc điểm có liên quan đến nội dung bài thơ, vào bài.
HOẠT ĐỘNG B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
VĂN BẢN
1.Đọc văn bản
GV tổ chức cho HS hoạt động chung – hướng dẫn HS cách đọc; nhận xét cách đọc. 
Giới thiệu những nét chính về tác giả?
Bài thơ có thể chia ra làm mấy phần ?
Đ1: 3 khổ thơ đầu - vầng trăng từ hồi nhỏ.
Đ2: khổ 4 - tình cờ gặp lại vầng trăng .
Đ3: khổ 5 6- cảm xúc và suy nghĩ của tác giả .
HS đọc 3 khổ thơ đầu và cho biết sự thay đổi tình cảm của tác giả với vầng trăng qua thời gian như thế nào ?
- Mở đầu bài thơ như lời kể rất trôi chảy tự nhiên có mối quan hệ thân thiết như người bạn tri kỉ suốt thời thơ ấu đến thời gian đi bộ đội sống và chiến đấu nơi rừng núi .
 Tác giả đã lý giải sự thay đổi đó như thế nào ?
Tại sao tác giả lại coi vầng trăng như người dưng qua đường ?
- Tg đã thay đổi hoàn cảnh sống từ rừng núi ra thành phố , từ căn nhà nhỏ vào căn phòng hiện đại sáng choang vì cửa gương và ánh điện . Vầng trăng vẫn đi qua phố , qua ngõ lại coi thường dửng dưng.
 ý nghĩa của sự thay đổi đó là gì ? con người có thể vô tình lãng quên thiên nhiên?
 HS đọc khổ 4 và cho biết tình huống bất ngờ nhưng cũng thường xảy ra trong cuộc sống hiện tại của tác giả là gì ?
 - Tình huống mất điện đột ngột trong đêm, Tg không chịu nổi cảnh tối, vội bật cửa sổ, vầng trăng tình cờ mà tự nhiên, hiện ra vằng vặc chiếu vào căn phòng .
 HS đọc khổ 5 và cho biết tâm trạng và tư thế của Tg khi gặp vầng trăng như thế nào ?
 HS đọc khổ thơ cuối và cho biết hình ảnh vầng trăng tròn vành vạnh có ý nghĩa gì ?
 - Tượng trưng cho vẻ đẹp của nghĩa tình , quá khứ đầy đặn , nhân hậu bao dung của thiên nhiên của cuộc đời con người .
 Vầng trăng im phăng phắc có ý nghĩa gì ?
 - Nghiêm khắc nhắc nhở, không vui là sự trách móc trong im lặng, tự vấn lương tâm đến giật mình .
 Tại sao tác giả lại giật mình ?
 Nhận xét về kết cấu và giọng điệu của bài thơ ?
- Như một câu chuyện có sự kết hợp hài hoà giữa tự sự và trữ tình .
- Giọng điệu tâm tình, tự nhiên nhịp nhàng .
 Nêu chủ đề và ý nghĩa khái quát của bài thơ ? 
- ánh trăng không chỉ là chuyện riêng của nhà thơ mà có ý nghĩa với tất cả các thế hệ , những người từng trải qua năm tháng chiến tranh. 
I/ Đọc văn bản
.GIỚI THIỆU CHUNG:
1 GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả : Nguyễn Duy (1948)
tên Nguyễn Duy Nhuê.
2. Tác phẩm :
- Bài thơ được tác giả sáng tác 1978 tại TPHCM.
3.Bố cục : 3 đoạn 
II. PHÂN TÍCH :
1. Hình ảnh vầng trăng và ánh trăng.
- Sự hồn nhiên chân thật trong thiếu thốn gian khổ, nhưng không thiếu niềm vui và hạnh phúc.
- Con người ta khi thay đổi hoàn cảnh có thể dễ dàng lãng quên quá khứ khó khăn gian khổ. Trước vinh hoa phú quý người ta dễ phản bội lại chính mình đó cũng là quy luật của cuộc sống.
- Ngửa mặt nhìn lên, mắt nhìn trực tiếp cảm xúc dâng trào, cảm động khi gặp lại vầng trăng gợi nhớ về hình ảnh quá khứ. 
- Tự nhắc nhở bản thân không được quên quá khứ, vô tình với thiên nhiên, vầng trăng là trường tồn bất diệt .
2. Kết cấu :
- Từ một câu chuyện, bài thơ là lời nhắc nhở thấm thía về thái độ tình cảm với những năm tháng quá khứ gian lao tình nghĩa với thiên nhiên.
HOẠT ĐỘNG C: LUYỆN TẬP
1.Đọc hiểu văn bản: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
GV hướng dẫn học sinh thực hiện linh hoạt các hoạt động theo sách hướng dẫn tr 99; bCó thể tham khảo hệ thống câu hỏi gợi mở sau:
2.Thể loại và bố cục:
- Bố cục : 3 đoạn, mỗi đoạn gồm 2 lời ru: (Lời ru của nhà thơ và lời ru của mẹ)
Hiện lên ở lời ru thứ nhất là hình ảnh người mẹ Tà Ôi đang làm gì?
- Mẹ giã gạo, mẹ nuôi bộ đội và tim hát thành lời.
Từ lời ru này, một người mẹ như thế nào đã hiện lên ?
Trong lời ru của mẹ ước điều gì ?
- Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần. Mai sau con lớn vung chày lún sân.
Em có suy nghĩ gì về điều ước này ?
Những điều ước ấy đã nói với ta về một người mẹ ntn?
Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh mặt trời trong hai câu thơ?
- Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ thì nằm trên lưng.
-ánh sáng của thiên nhiên nuôi sống cây cỏ
- Mẹ thương A Kay, mẹ thương làng đói
- Mẹ thương dân làng 
- Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều
- Mai sau con lớn vung chày lún sân
 Trong lời ru tiếp theo, mẹ có điều gì day dứt ?
- Mẹ đi chuyển lán...đến chiến trường.
Vì Giặc Mĩ không để cho gia đình bản làng của mẹ được sống bình yên, mẹ là người can đảm dũng cảm.
Qua bài thơ tác giả ca ngợi ai ?
- Người mẹ Tà Ôi anh hùng, đảm đang, gắn liền tình yêu con với lòng yêu nước.
- Là khúc hát ru ân tình cách mạngcó những đổi mới hiện đại.
1.Đọc hiểu văn bản: Khúc hát ru những em bé lớn trên 
. GIỚI THIỆU CHUNG:
1.Tác giả:
Nguyễn Khoa Điềm: Là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
II. PHÂN TÍCH :
1.Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương bộ đội:
- Người mẹ chịu thương chịu khó và giàu đức hy sinh, người mẹ yêu con vô cùng.
- Điều ước ấy thật giản dị và cao quý, vì đó là điều monh mỏi của người mẹ lao động nghèo dành cho kháng chiến.
- Người mẹ giàu tình thương, giàu lòng yêu nước.
2. Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương dân làng.
- Đứa con, ánh sáng của đời mẹ, nguồn sức mạnh giúp mẹ vượt qua những gian khó nhọc nhằn.
- Điều ước giản dị, chân thật, vì ấm no của mọi người. Mẹ là người biết sống vì người khác.
3. Khúc hát ru của người mẹ thương con thương đất nước.
- Mẹ không chỉ yêu thương mà còn hành động vì tình yêu thương.
- Mẹ thương đất nước: Mẹ thương A Kay mẹ thương đất nước. Vì đất nước đang gian lao chống giặc Mĩ.
- Mẹ ước được gặp Bác Hồ, mẹ ước con được làm người tự do.
- Mẹ là người yêu nước nồng nàn, tha thiết với độc lập tự do.
2.Ôn tập - Tổng kết từ vựng ( tiếp):
GV tổ chức linh hoạt các hoạt động hướng dẫn HS ôn tập - Tổng kết từ vựng . Giúp HS biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiến giao tiếp, nhất là trong văn chương.
Mục a : HS hoạt động nhóm đôi ; trao đổi hoàn thành các câu hỏi a, b, c,
HS báo kết quả ; các nhóm nhận xét.
(1) Từ láy : Lận đận ; (2) : Các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên : nước, non, thác, ghềnh ; bể ; ao. (3) : Các cặp từ trái nghĩa : lên – xuống ; đầy- cạn.
Mục b: Hoạt động cá nhân ; học sinh đứng tại chỗ trả lời : Chân ( chân trời) dùng theo nghĩa chuyển ; phương thức chuyển ẩn dụ.
Mục c: GV tổ chức hoạt động nhóm lớn ; thảo luận chung cả lớp :
- Nhóm từ : Đỏ, xanh, hồng nằm cùng trường nghĩa màu sắc.
- Nhóm từ: Lửa, cháy, tro thuộc cùng trường từ vựng chỉ lửa và những sự vật, hiện tượng có quan hệ với lửa.
- Xây dựng được những hình ảnh gây ấn tượng mạnh mẽ với người đọc, qua đó thể hiện mạnh mẽ tình yêu mãnh liệt.
Mục d: Hoạt động nhóm đôi; các nhóm trao đổi; chia sẻ kết quả.
(1) - Từ hán Việt: Hí trường; thu thảo; tịch dương; tuế nguyệt; đoạn trường; kim cổ.
(2) – Biện pháp nhân hóa: Khiến cho cảnh vật trở lên đau thương hơn; sắc nét hơn
Luyện tập về sử dụng yếu tố nghị luận trong văn tự sự:
GV tổ chức llinh hoạt các hoạt động nhằm giúp học sinh hiểu; rèn kỹ năng tạo lập văn bản; xác định và đưa được yếu tố miêu tả vào trong văn nghị luận:
, đọc đoạn văn lỗi lầm và sự biết ơn và cho biết trong đoạn văn yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn nào ?
- Yếu tố nghị luận : những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xoá được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá , trong lòng người.
 Vai trò của yếu tố nghị luận trong đoạn văn ?
- Yếu tố nghị luận này làm cho câu chuyện thêm sâu sắc, giàu tính chất triết lí và có ý nghĩa giáo dục.
- Bài học rút ra từ câu chuyện này là sự bao dung, lòng nhân ái biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa.
- Yếu tố nghị luận cũng nhắc nhở con người ứng xử có văn hoá trong cuộc sống .
HOẠT ĐỘNG D : VẬN DỤNG:
GV Hướng dẫn HS Về nhà thực hiện theo SHD: GV Hướng dẫn thêm yếu tố tự sự trong thơ trữ tình (Nhân vật trữ tình; cái tôi trong thơ)
HOẠT ĐỘNG E: TÌM TÒI MỞ RỘNG
HS thực hiện để nâng cao khả năng phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_9_vnen_tuan_1213_dang_thi_mai_phuong.docx