Giáo án Ngữ văn Lớp 9 VNEN - Tuần 7 - Đặng Thị Mai Phương
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 9 VNEN - Tuần 7 - Đặng Thị Mai Phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Ngữ văn Lớp 9 VNEN - Tuần 7 - Đặng Thị Mai Phương
Tuần : 7 – Bài 7 ( Từ tiết 31 đến tiết 35) CẢNH NGÀY XUÂN KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1.Kiến thức: Giúp HS thấy được nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của Nguyễn Du, kết hợp với bút pháp tả và gợi tả, sử dụng từ ngữ giàu chất tạo hình để miêu tả cảnh ngày xuân với những đặc điểm riêng. tác giả miêu tả cảnh ngày xuân mà nói lên tâm trạng của nhân vật. Hiểu được tâm trạng cô đơn, buồn tủi và nỗi niềm thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng chung thuỷ, hiéu thảo của kiều. Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du : Diễn biến tâm trạng thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình. - Hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ. Muốn trau dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ chính xác nghĩa và cách dùng của từ - Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người, hành động. Rèn kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình qua việc tả cảnh thiên nhiên. Muốn trau dồi vốn từ còn phải biết cách làm tăng vốn từ. Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày .II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên : Định hướng tiết học, nghiên cứu SHD ; phân bố thời gian hợp lý 2. Học sinh : Chuẩn bị bài theo sách hướng dẫn học. III. TIẾN TRÌNH GÌƠ HỌC Ổn định tố chức 1': LỚP Tiết:26 Tiết : 27 Tiết : 28 Tiết : 29 Tiết 30 9A ...................... ...................... ..................... ..................... .................... 9B ...................... ...................... ..................... ..................... .................... 2. Kiểm tra 2' GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3 Hoạt động dạy và học : Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung kiến thức cần đạt HOẠT ĐỘNG A: KHỞI ĐỘNG GV Giới thiệu khái quát về tác phẩm truyện kiều ; Học sinh đọc đoạn văn giới thiệu về chị em Thúy Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân ; Liện hệ với truyện kiều rồi vào bài HOẠT ĐỘNG B: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VĂN BẢN 1.Đọc văn bản GV tổ chức cho HS hoạt động chung – hướng dẫn HS cách đọc; nhận xét cách đọc. GV có thể tạo hệ thống câu hỏi gợi mở cho HS dễ tìm hiểu: Đoạn trích được chia ra làm mấy phần ? - 4 câu đầu-> Khung cảnh ngày xuân - 8 câu tiếp -> Lễ hội - 6 câu tiếp -> Du xuân trở về. Chi tiết nào gợi đặc điểm riêng của mùa xuân ? - Chim én, cỏ xanh, hoa lê... Thời gian và không gian mà tác giả nói ở đây là gì ? Bức tranh thiên nhiên ntn ? - Cuối mùa xuân, sang tháng 3 - Hình ảnh mùa xuân trôi mau, hình ảnh sống động. cảnh ngày xuân trong trẻo tinh khôi đầy sức sống. Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả ? - ẩn dụ, nhân hóa : chim én như thoi nuối tiếc mùa xuân đã qua 60 ngày. Bức tranh mùa xuân có màu sắc gì gợi cho ta cảm giác gì ? Gv chốt kiến thức, chuyển mục 3 Trong tiết thanh minh có những hoạt động nào diễn ra ? - Tảo mộ, sửa sang , thắp hương, du xuân. Không khí của lễ hội ntn ? Qua từ loại nào ? - Đông vui, rộn ràng, náo nức là những tài tử giai nhân, ung dung. Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ? - ẩn dụ : Nô nức, yến anh. Cảm nhận của em về truyền thống lễ hội xa xưa ntn ? gợi cho ta những cảm giác gì ? Gv chốt , chuyển mục 3 Cảnh vật không khí mùa xuân khi trở về ntn ? - Thời gian, không gian thay đổi. - Nắng nhạt, không khí lễ hội không còn nữa. Cảnh vật ở đây có gì khác so với 4 câu đầu ? Tìm những từ láy và cho biết những từ đó nói lên điều gì ? - Nao nao -> Bâng khuâng xao xuyến. - Tà tà, thanh thanh, thơ thẩn -> Khoảng cách thiên nhiên. -> Tâm trạng người bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân đã hết, linh cảm điều gì sắp xảy ra’. GV tổ chức hoạt động cá nhân; giúp hs cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của văn bản - Nghệ thuật : Tả cảnh thiên nhiên đặc sắc bằng bút pháp tả, gợi. Sử dụng từ ghép, từ láy giàu chất tạo hình. 1 I.GIỚI THIỆU CHUNG: 1.Đọc và tìm hiểu chú thích: II.PHÂN TÍCH : 1.Bố cục: 3 phần 2.Bức tranh thiên nhiên mùa xuân: - Bức tranh tuyệt đẹp trên nền xanh non là bông hoa trắng màu sắc hài hòa mới mẻ tinh khôi sức sống. 3.Cảnh lễ hội trong tiết thanh minh: - Truyền thống văn hóa của dân tộc trong tiết thanh minh, ngày hội tâm linh (không hề có mê tín dị đoan) và tưởng nhớ đến người đã khuất. 4. Cảnh du xuân trở về : - Cảnh vật giống nhau nhưng thời gian không gian thay đổi. -> Từ láy biểu đạt sắc thái và bộc lộ tâm trạng. 4.Cảm nhận chung của em về đoạn thơ cảnh ngày xuân - Nội dung: Bức tranh thiên nhiên lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng. TIẾNG VIỆT 3.Trau dồi vốn từ GV tổ chức HĐ nhóm đôi thực hiện yêu cầu a;b HS báo cáo kết quả trước lớp. GV chốt và cùng HS phân tích đúng sai => Chốt lại kiến thức GV có thể lựa chọn thêm một số ngữ liệu khác phù hợp với thực tế. HS đọc và thảo luận ý kiến của Phạm Văn Đồng. Tiếng việt có đáp ứng nhu cầu của người việt không ? 1. Tiếng Việt là một ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt. 2. Muốn phát huy khả năng tối đa của Tiếng Việt, mỗi cá nhân phải không ngừng trau dồi vốn từ. Muốn phát huy khả năng của tiếng việt ta phải làm gì? Xác định lỗi diễn đạt trong các câu văn ? a.Thừa từ đẹp ( thắng cảnh: Cảnh đẹp b. Sai từ dự đoán (Thay bằng từ ước đoán, phỏng đoán, ước chừng) c. Sai từ đẩy mạnh ( Mà ở đây nói về quy mô: mở rộng hay thu hẹp) Giải thích vì sao lại có những lỗi trên? HS đọc đoạn văn và tìm hiểu ý kiến của nhà văn tô Hoài ? -> Nhà văn Tô Hoài phân tích quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách học lời ăn, tiếng nói của nhân dân. Qua câu chuyện em rút ra bài học gì ? 3.Trau dồi vốn từ a, Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ. Muốn sử dụng tốt Tiếng Việt trước hết cần trau dồi vốn từ. Rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ. b,c-> Không biết chính xác nghĩa và cách dùng từ mà mình sử dụng. -> Nắm được đầy đủ, chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ. d,Bài học về chau dồi vốn từ + Học lời ăn tiếng nói của nhân dân. + Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ. LUYỆN TẬP KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH GV đưa ra câu hỏi gợi mở giúp học sinh hoàn thiện nội dung kiến thức theo SHD: Đoạn trích được chia làm mấy đoạn ? Đ1 : 6 câu đầu Đ2 : 8 câu tiếp Đ3 : 8 câu cuối. Gv Chốt lại, chuyển phần II Khoá xuân ở đây có nghĩa là gì ?- Người con gái đẹp cấm cung có ý mỉa mai, cảnh ngộ trớ trêu. Khung cảnh thiên nhiên xung quanh lầu ngưng bích được tác giả miêu tả ntn ?- Cảnh thiên nhiên mênh mông, vắng vẻ núi xa, trăng gần, cồn cát, bụi hồng... Trước khung cảnh thiên nhiên như vậy tâm trạng Thuý kiều ntn ? Hình ảnh mây sớm đèn khuya gợi tính chất gì của T/G ? Hình ảnh đó góp phần diễn tả tâm trạng của Kiều ntn ? Cảm giác của Kiều ntn trước cảnh vật thiên nhiên ? - Sớm khuya, thời gian giam hãm con người cả ngày lẫn đêm chỉ có bạn với thiên nhiên.Trăng cùng chung nỗi sầu với kiều. Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng là ntn ? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để miêu tả ? Trong tâm trạng cô đơn Kiều nhớ đến ai ? - Nhớ đến Kim trọng và cha mẹ Nhớ đến Kim Trọng thì tình cảnh ntn? qua chi tiết nào ? - Tâm trạng đau đớn xót xa. - Vầng trăng, chén rượu. ? Vì sao tác giả lại để Kiều nhớ đến Kim Trọng trước (GV Giảng thêm cho HS hiểu). Khi nhớ đến cha mẹ tâm trạng của Kiều ntn ? Cụm từ mấy nắng mưa nói lên điều gì ? - Thời gian xa cách, sự đối lập giữa thiên nhiên và con người. - Trong cảnh ngộ ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng quên cảnh ngộ của bản thân để nhớ thương xót xa đến cha mẹ, người yêu. -> Theo em Kiều là người ntn ? Cảnh vật ở đây được miêu tả ntn ? qua điệp ngữ nào ? - Chiều tà, cánh buồm, hoa trôi, nội cỏ, gió cuốn -> Tâm trạng lo sợ;Điệp từ buồn trông Tâm trạng của Kiều qua cảnh vật ntn ? - Với 1 loạt từ láy, từ tượng hình, từ tượng thanh, điệp từ -> Miêu tả rõ nét tâm trạng của Kiều. KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH I. ĐỌC VĂN BẢN II.PHÂN TÍCH : 1.Bố cục : 3 phần 2.Hoàn cảnh cô đơn của Kiều : - Thiên nhiên càng mênh mông, vắng vẻ tâm trạng của kiều càng cô đơn buồn tủi. - Mây sớm đèn khuya, sự tuần hoàn khép kín -> Kiều bị giam hãm, cô đơn tuyệt đối. Tác giả gửi tấm lòng vào cảnh. NT : Sử dụng từ láy và ước lệ. 3.Tâm trạng thương nhớ người thân, người yêu : a. Kiều nhớ Kim Trọng : - Sự nhớ nhung da diết với Kim Trọng, nhớ lời hẹn ước trăm năm, càngthấm thía tình cảnh bơ vơ của mình. Khẳng định lòng chung thuỷ son sắt. b.Nhớ cha mẹ : - Xót thương cho cha mẹ, hôm sớm tựa cửa ngóng tin mình. - Tâm trạng xen lẫn với thiên nhiên, cô đơn, số phận lênh đênh, buồn tủi,lo âu. Nhưng Kiều là người thuỷ chung, người con hiếu thảo. 4.Tâm trạng buồn lo, qua cảnh vật : - Tâm trạng xen lẫn với thiên nhiên, cô đơn, số phận lênh đênh, buồn lo âu. - Với 1 loạt từ láy, từ tượng hình, từ tượng thanh, điệp từ -> Miêu tả rõ nét tâm trạng của Kiều. Luyện tập về chau dồi vốn từ GV dựa vào SHD tổ chức linh hoạt các hoạt động, hoàn thành các bài tập theo yêu cầu a. Cùng nhau, giống nhau: Đồng âm, đồng bào, đồng bộ, đ/c, đồng khởi, đồng môn, đồng niên - Trẻ em: Đồng giao, đồng ấu - Chất (đồng): Trống đồng, đồng tiền b. .Nhuận bút -> trả công viết 1 TP/ Thù lao -> trả công lao động .Tay trắng -> Không có gì/ Trắng tay -> Mất hết tất cả .Kiểm điểm -> Xem xét/ Kiểm kê -> Kiểm lại từng thứ ( HS dựa vào nội dung trên rồi đặt câu thích hợp) c. Dựa vào kiến thức về nghĩa của từ láy để thấy được sự khác biệt và dụng ý của tác giả Xanh: màu xanh bình thường; xanh xanh : láy giảm nghĩa, một màu xanh nhợt nhạt,không sức sống d. Các cách trau dồi vốn từ: Chú ý quan sát/ Lắng nghe lời nói hằng ngày của mọi người xung quanh và trên các phương tiện thông tin đại chúng./ Đọc sách báo./ Ghi chép những từ ngữ mới /Tra từ điển từ ngữ khó 2.Viết bài tập làm văn số 2 Đề bài: Kể về tâm sự một cuốn sách bị bỏ quên GV Hướng dẫn học sinh làm theo dàn ý sau: Mở bài: * Giới thiệu tình huống xuất hiện sự việc: - Em nghe tiếng khóc của cuốn sách trên mặt bàn. - Hỏi han và nghe sách tâm sự. 2. Thân bài: * Phát triển câu chuyện: - Cuốn sách đã từng giúp ích cho một bạn học sinh trong năm học trước. - Sách đã giúp em đạt kết quả học tập tốt. - Thi xong, em ném mạnh sách lên nóc tủ. Vì quá tay nên sách rơi xuống đất và bị bỏ quên. - Bụi bẩn bám, gián chuột gặm làm sách đau khổ vô cùng. - May nhờ bà quét dọn, tìm thấy sách đặt lên mặt bàn như cũ. 3. Kết bài: * Kết thúc câu chuyện: Em hối hận và hứa từ nay về sau sẽ giữ gìn sách cẩn thận. Bài văn tham khảo: Trưa hè êm ả, gió nam lồng lộng thổi. Tiếng chim sâu ríu rít trong vòm lá ngoài vườn. Theo nhịp võng đều đều kẽo kẹt, em lơ mơ rồi chìm dần vào giấc ngủ êm đềm. Bỗng em nghe thấy tiếng thút thít khe khẽ, văng vẳng đâu đây. Em đưa mắt nhìn quanh tìm kiếm và phát hiện ra cuốn Tiếng Việt 5 đang thổn thức trên mặt bàn học kê ở góc nhà. Em liền rời khỏi võng, tới bên bàn và nâng cuốn sách lên, dịu dàng hỏi: - Làm sao mà khóc? Có chuyện gì buồn nói cho chị nghe nào! Chị có thể giúp gì em chăng? Nước mắt rưng rưng, cuốn sách ngập ngừng kể: - Em buồn lắm chị ơi! Chị xem này, bìa của em rách hết cả, gáy thì bị gián nhấm lem nhem. Lũ chuột vấy bẩn lên người em... thật là hôi hám và khó chịu. Em bị rơi xuống gầm tủ đã bao lâu nay mà chị chẳng biết. May mà bà quét dọn và cứu em sáng nay. Nếu không thì... em đâu có được gặp lại chị... Em chợt nhớ ra rằng sau khi thi xong, em vứt mấy cuốn sách lên nóc tủ, trong đó có cuốn Tiếng Việt này. Chắc là do em quá tay nên nó rơi xuống đất. Từ hôm ấy, em không quan tâm đến chuyện đó nữa mà thanh thản hưởng một mùa hè vui vẻ. Cuốn sách lại tiếp tục than thở: - Chị hãy nhìn lại em một chút mà xem! Bên ngoài thì xơ xác, bẩn thỉu, bên trong cũng thảm hại không kém. Trang nào cũng quăn góc và bị gạch xóa lung tung. Thật chẳng ra làm sao cả. Em khổ lắm chị ạ! Nhớ ngày nào, em cùng các bạn về trường chị với bao sung sướng và hi vọng. Chúng em mong sao sẽ giúp ích cho các anh chị trong học tập. Được về với chị Hiền, em vui lắm. Em được chị ấy giữ gìn, nâng niu. Chị Hiền mặc cho em chiếc áo làm bằng tờ họa báo thật đẹp. Em cùng các bạn được dán nhãn cẩn thận và xếp ngay ngắn trên giá sách. Mỗi khi cần đến, chị Hiền nhẹ nhàng lật giở từng trang. Dùng xong, chị lại cất chúng em vào chỗ cũ. Nhờ thế mà sau một năm học, chúng em vẫn sạch đẹp như mới. Cuối năm, chị Hiền đạt danh hiệu học sinh xuất sắc. Chúng em rất tự hào về người chủ nhỏ của mình và cùng chia vui với chị ấy. Chị Hiền được nghỉ hè và chúng em cũng được nghỉ ngơi. Rồi năm học mới lại bắt đầu. Em cùng các bạn về với chị - cô chủ mới. Em đã sát cánh bên chị suốt năm học vừa qua. Chị cũng học giỏi như chị Hiền. Có điều tính chị không ngăn nắp lắm. Chị hay bỏ chúng em vung vãi khắp nơi. Lúc cần lại cuống lên tìm kiếm. Sau khi thi được vài ngày, chị quẳng chúng em lên nóc tủ và em đã rơi xuống gầm tủ tối om. Chẳng ai để ý đến xó xỉnh ấy nên em đành cam chịu đau khổ. Một mình em chống chọi với lũ gián, lũ chuột. Em những tưởng mình sẽ làm mồi ngon cho lũ mối. Nhưng may sao bà đã nhặt em lên, phủi bụi rồi đặt em lên bàn. Thế mà chị chẳng hay biết tí gì! Giọng kể của cuốn sách vừa buồn tủi vừa pha chút giận hờn, trách móc. Trách là đúng lắm. Tất cả là tại em, tại cái tính không cẩn thận của em. Em đã không có ý thức giữ gìn sách vở sạch đẹp. Em ân hận thật sự và chân thành nói: - Chị thật có lỗi. Chị hứa từ nay trở đi sẽ giữ gìn sách vở cẩn thận. HOẠT ĐỘNG D : VẬN DỤNG: GV Hướng dẫn HS Về nhà thực hiện theo SHD HOẠT ĐỘNG E: TÌM TÒI MỞ RỘNG HS Tìm đọc Truyện Kiều; ghi lại một số câu thơ hay. Học thuộc lòng đoạn trích Sưu tầm một số đoạn thơ trong truyện Kiều tả cảnh và tả cảnh ngụ tình
File đính kèm:
- giao_an_ngu_van_lop_9_vnen_tuan_7_dang_thi_mai_phuong.docx