Giáo án Lớp 5 VNEN - Tuần 6 - Năm học 2021-2022
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 VNEN - Tuần 6 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 5 VNEN - Tuần 6 - Năm học 2021-2022
GIÁO ÁN VNEN LỚP 5 TUẦN 6 Tiết 1 Môn: Tiếng Việt Bài 6A: Tự do và công lí (tiết 1) I.Mục tiêu - Đọc – hiểu bài Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai. Mục tiêu riêng: + Hướng dẫn các em Việt Anh, Đức, đọc đúng một đoạn của bài. + HS đọc –hiểu tốt: đọc tốt đúng các tên riêng nước ngoài, từ khó, giọng đọc diễn cảm, thực hiện tốt các bài tập. Giáo dục kĩ năng sống cho HS: Đoàn kết với các dân tộc, các nước trên thế giới. II. Đồ dùng dạy học - GV: Bản đồ thế giới để chỉ châu Phi. - HS: Vở ghi bài. III. Các hoạt động dạy và học: 1-Khởi động - HS hát. 2-Trải nghiệm - Cho 3 HS lần lượt đọc thuộc lòng khổ thơ 3+4 bài thơ Ê-mi-li, convà trả lời câu hỏi. - GV nhận xét. 3- Bài mới - GV giới thiệu bài, ghi lên bảng. - Cho 5 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A-Hoạt động cơ bản: HĐ1 - GV đến từng nhóm quan sát, gọi đại diện các nhóm trả lời. HĐ2 - GV đọc mẫu bài Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai. - Giới thiệu tranh minh họa. - Lưu ý HS đọc đúng tên riêng nước ngoài a-pác-thai, Nen-xơn Man-đê-la. HĐ3 - GV đến từng nhóm kiểm tra Hs hoạt động. - Gvgiúp các em hiểu nghĩa thêm từ mà HS chưa hiểu. HĐ4 Cùng luyện đọc - Theo dõi các nhóm đọc, kiểm tra, giúp Hs Anh, Đức đọc đúng. - Gọi một, hai nhóm đọc to trước lớp. - GV nhận xét và sửa chữa. HĐ5 - Theo dõi các cặp thảo luận, kiểm tra.Nghe HS báo cáo. - GV nhận xét, kết luận. HĐ6 - Cho HS tự đọc rồi nêu. - GV kết luận. HĐ7 - Cho HS thảo luận và trả lời câu hỏi. +Giới thiệu về vị Tổng thống đầu tiên của nước Nam Phi mới. - Cho HS xem hình của ông. - Gọi HS nêu nội dung bài. *Củng cố - Qua tiết học này, em biết được những gì? - GV liên hệ giáo dục HS đoàn kết với bạn bè 3 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa ở lớp, ở địa phương, luôn vun đắp tình hữu nghị giữa các dân tộc.Không phân biệt sắc tộc, màu da. *Dặn dò - Về kể cho người thân nghe câu chuyện về sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai. - Dặn luyện đọc bài và chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. . Hoạt động nhóm - Các nhóm quan sát, thảo luận và trả lời. - Bài gồm 3 đoạn. Hoạt động cả lớp - HS nghe. - Chia đoạn. Hoạt động cá nhân - Một số em nêu nghĩa của từ với lời giải nghĩa phù hợp. - Một số em đọc lại Hoạt động nhóm - HS luyện đọc theo cặp : đọc từ, đọc câu, đọc đoạn, bài. - Một số em đọc trước lớp. - Lớp nhận xét. Hoạt động cặp đôi - HS tìm hiểu bài đọc. - HS thảo luận và nêu kết quả. Đáp án: 1/ Người da trắng chiếm 20% dân số. 2/ Người da trắng chiếm gần 9/10 đất trồng trọt, 3/4 tổng thu nhập toàn bộ hầm mỏ, xí nghiệp, ngân hàng - Vì người da trắng ít hơn người da đen nhưng họ lại giành gần hết quyền lợi về mình. Hoạt động cá nhân - HS đọc rồi nêu: b, d, e, h Hoạt động nhóm -Đại diện nhóm phát biểu. Luật sư da đen Nen-xơn Man-đê-la. Người từng bị giam cầm suốt 27 năm vì đấu tranh chống chế độ a-pác-thai được bầu làm Tổng thống. Nội dung Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh đòi bình đẳng của nhân dân ở Nam Phi. - HS nêu. - HS nghe. Rút kinh nghiệm : Tiết 2 Toán Bài 18 Em ôn lại những gì đã học I Mục tiêu Em biết: - Mối quan hệ giữa 1 và ; - Tìm thành phần chưa biết của phép tính. - Giải bài toán có liên quan đến trung bình cộng. Mục tiêu riêng: + HS cả lớp làm các bài 1, bài 2, bài 3 + HS học tốt làm thêm bài tập ứng dụng. II Đồ dùng dạy học - GV: Thước III Các hoạt động dạy học -Khởi động Cho HS hát. 2-Trải nghiệm Gọi HS: -Nêu cách tìm thành phần chưa biết trong dạng toán tìm x. 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài, ghi tựa bài lên bảng - Cho 5 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A. Hoạt động thực hành BT1 - GV đến các cặp nghe HS nói. BT2 Tìm x - Cho HS tự giải, GV đến giúp đỡ HS chậm hiểu làm bài. - GV nhận xét, chữa bài. BT3 Giải toán - Cho HS đọc rồi giải, GV nhận xét, chữa bài.(HS có thể giải 1 bước). *Củng cố - Qua tiết học này, em đã ôn những gì? *Dặn dò - Hướng dẫn Hoạt động ứng dụng. - Dặn HS xem bài tiết sau: Khái niệm số thập phân. - GV nhận xét tiết học. Hoạt động cặp đôi HS trả lời câu hỏi và giải thích cho bạn nghe cách làm. Các ý a, b, c đều gấp nhau 10 lần. Vì: 1: = 1 x Hoạt động cá nhân - HS tự giải vào vở . a) x b) x = x = c) x x = d) x : x = 5 x x = Dành cho HS học tốt. Bài giải Phân số chỉ số nước sau 2 giờ chảy vào bể được là: bể) Trung bình mỗi giờ vòi nước chảy được là: (bể) Đáp số: bể - HS nêu. - Em nghe và thực hiện. Rút kinh nghiệm : .......................................................................................................................................................................................................................................................................... Tiết 3 Giáo dục lối sống BÀI 3: Em đến bưu điện (Tiết 1) I Mục tiêu Mục tiêu riêng: - Hs hiểu nêu được 1, 2 dịch vụ bưu điện. *Giáo dục HS mạnh dạn, tự tin đến bưu điện khi có việc cần, thái độ tôn trọng các quy tắc giao dịch và ứng xử lịch sự, lễ phép.Thực hiện đúng những gì nhân viên bưu điện yêu cầu, cũng như những điều em biết để mang theo, điền thông tin. II. Đồ dùng dạy học - GV: Tài liệu hướng dẫn. - HS : Vở để viết theo mẫu gửi bưu phẩm. III.Các hoạt động 1 Khởi động - Cả lớp hát bài Bác đưa thư vui tính. - GV nêu câu hỏi yêu cầu hs trả lời: + Bác đưa thư làm công việc gì? + Em có bao giờ đến bưu điện chưa? (nếu có) Em đến đó để làm gì? + Gia đình em đã sử dụng dịch vụ nào của bưu điện? + Hãy kể những dịch vụ đó của bưu điện. 2-Trải nghiệm - Chia sẻ những gì em biết về bưu điện. 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài , ghi tựa bài lên bảng - Cho 5 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A-Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1 Các dịch vụ bưu điện - Hướng dẫn HS quan sát, thảo luận. - Cho Hs báo cáo. - GV kết luận : Bưu điện giúp chúng ta liên lạc với nhau bằng cách trò chuyện qua điện thoại , gửi thư .....mặc dù cách nhau về địa lí .Bưu điện giúp con người gần gủi , tình cảm giúp đỡ động viên nhau kịp thời hơn . Hoạt động 2 Viết phiếu gửi bưu phẩm - GV quan sát, giúp đỡ Hs chậm. - Theo dõi các em làm việc. - Nghe báo cáo. - GV nhận xét khen những học sinh biết điền đủ thông tin chính xác. * Củng cố - Gv hỏi củng cố kiến thức , liên hệ, giáo dục hs. - Em nêu ý nghĩa vai trò của bưu điện. *Dặn dò - Chuẩn bị tiết sau tìm hiểu cách điền phiếu nhận hàng ở bưu điện. Chuẩn bị những gì cần thiết để đóng vai gửi thực phẩm, mua phong bì và thư, nhận tiền gửi của gia đình, thông báo điện thoại bị hỏng. - Nhận xét tiết học. Hoạt động nhóm - Hs quan sát tranh và nêu. - Hs thảo luận trong nhóm rồi báo cáo trước lớp theo tranh ... . + dịch vụ chuyển tiền , chuyển thư , chuyển quà, chuyển hàng hóa ..... Hoạt động cặp đôi - Mỗi em điền 1 phiếu sau đó đổi cho nhau để kiểm tra . - Hs nêu nhận xét phiếu của bạn . Kết luận : Khi gửi bưu phẩm chúng ta cần điền đầy đủ thông tin chính xác theo quy định của bưu điện để bưu điện chuyển nhanh chống tới người nhận . - HS trả lời cá nhân. - Em nghe cô nhận xét, dặn dò. Rút kinh nghiệm: ========================== BUỔI CHIỀU Tiết 1 Thực hành Tiếng Việt ( Tiết 1) I Mục tiêu - Học sinh đọc- hiểu truyện Ba nàng công chúa. - Nhận biết được từ trái nghĩa, từ đồng âm. Mục tiêu riêng: - HS đọc – hiểu tốt: hiểu được nội dung, ý nghĩa câu chuyện; nhận biết được cách mở bài trong câu chuyện. II Chuẩn bị - HS: SáchTH III Các hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trò 1 Giới thiệu bài GV nêu yêu cầu tiết học. 2 Hướng dẫn HS thực hành Bài tập 1 GV yêu cầu HS đọc truyện Ba nàng công chúa. Bài tập 2 Chọn câu trả lời đúng - Gv nêu yêu cầu làm bài. - Gv đi giúp đỡ HS chậm hiểu bài. - Thu một số bài nhận xét. - Gv cùng cả lớp chữa bài. GV hỏi : - Qua câu chuyện này, em rút ra được điều gì? - GV chốt lại giáo dục HS qua câu chuyện. 3 Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị tiết 2. - HS nghe. - HS đọc. - HS làm bài cá nhân. Nộp vở. Nhận xét, chũa bài. Đáp án ( Đánh tích vào ô ) ý 1 ý 3 ý 1 ý 3 ý 1 ý 2 ý 2 i) ý 3 - HS nêu. - Em nghe. Rút kinh nghiệm ... Tiết 3 Lịch sử Bài 2 Nước ta đầu thế kỉ XX và công cuộc tìm đường cứu nước (tiết 3) I Mục tiêu - Nêu được vài biến đổi nổi bật về kinh tế, xã hội của nước ta những năm đầu thế kỉ XX. - Bước đầu có kĩ năng tìm ra giữa biến đổi kinh tế và xã hội. - Trình bày được Phan Bội Châu là nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX.Phong trào Đông du là một phong trào yêu nước nhằm mục đích chống thực dân Pháp. - HS biết Ngày 5-6-1911, tại bến Nhà Rồng (Sài Gòn), Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước. - Hiểu được Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước là do lòng yêu nước, thương dân, mong muốn cứu nước. Mục tiêu riêng: Học sinh biết cảng Nhà Rồng nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước và giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước. II.Đồ dùng dạy học: - GV: Tranh minh họa, phiếu học tập. - HS: Sách III. Các hoạt động dạy và học: 1 - Khởi động Hát 2- Hoạt động trải nghiệm 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài , ghi tựa bài lên bảng. - Cho 3 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò B.Hoạt động thực hành 1 Làm các bài tập vào vở. - GV đi quan sát. - Gọi HS trình bày. - GV nhận xét, kết luận. 2.Tổ chức đóng vai. - GV chọn HS vào vai Nguyễn Tất Thành và Tư Lê. *Củng cố - Qua bài học, em biết được gì? - GV chốt lại bài. - Giáo dục HS lòng yêu nước. Dặn dò - Các em ghi nhớ kiến thức lịch sử vừa học.Nói cho người thân nghe. - Hướng dẫn hoạt động ứng dụng. - Nhận xét tiết học. HS làm bài tập vào vở. 1.1 Hình 1 Phát triển giao thông. Hình 2 Đẩy mạnh khai thác khoáng sản. Hình 3 Phát triển giao thông. Hình 4 Xây dựng nhà máy, công xưởng. Hình 13 Xây dựng nhà máy, công xưởng. 1.2 Tôn Thất Thuyết, Phan Đình Phùng – Khởi nghĩa vũ trang để đánh Pháp. Phan Châu Trinh – Dựa vào pháp để làm cho đất nước ta giàu có, văn minh. Phan Bội Châu – Dựa vào Nhật Bản để xây dựng lực lượng đánh Pháp. 1.3 Hình 2, Hình 3 HS đóng vai nhân vật. - HS trả lời cá nhân. - HS nghe. Rút kinh nghiệm Thứ ba, ngày 4 tháng 10 năm 2016 Tiết 1 Toán Bài 19 khái niệm số thập phân (Tiết 1) I Mục tiêu Nhận biết khái niệm ban đàu về số thập phân có một chữ số ở phần thập phân. Mục tiêu riêng: - Cả lớp làm bài 1, 2, 3 - HS học tốt trả lời đúng BT1. II Đồ dùng dạy học HS: Bảng con III Các hoạt động dạy học 1-Khởi động -Cho HS hát. 2-Trải nghiệm - Viết phân số : hai phần mười; năm mươi phần trăm. 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài , ghi tựa bài lên bảng. - Cho 5 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A. Hoạt động cơ bản BT1 Chơi trò chơi “ Đố bạn” - GV tổ chức cho HS chơi. - GV quan sát, nhận xét. BT2 - Cho các nhóm thực hiện theo yêu cầu. - GV đến các nhóm kiểm tra. BT3 - Quan sát các cặp làm bài. - Kiểm tra kết quả. *Củng cố - Em biết gì về số thập phân? 8 Dặn dò - Dặn HS xem bài tiết sau: Khái niệm số thập phân (Hoạt động thực hành) trang 72. - GV nhận xét tiết học. Hoạt động nhóm - Các nhóm tham gia chơi rồi báo cáo. Hoạt động cặp đôi. - Làm rồi báo cáo kết quả. - Làm vào bảng con. a) Hình 1 : Hình 2 : Hình 3: b) = 0, 3 = 0, 5 c) = 0, 6 - HS nêu. - Em nghe. Rút kinh nghiệm : ........ Tiết 3 Môn: Tiếng Việt Bài 6A Tự do và công lí (tiết 2) I.Mục tiêu - Nghe-viết đúng đoạn thơ trong bài Ê-mi-li, con Viết đúng các từ chứa ưa hoặc ươ Mục tiêu riêng: - HS hiểu tốt điền đúng BT3 và biết nêu nghĩa của các câu. Giáo dục kĩ năng viết đúng đẹp, trình bày sạch. II.Chuẩn bị - GV: Bảng Quy tắc đặt dấu thanh các tiếng có nguyên âm đôi. - HS: Vở ghi bài.VBT, Bảng con, III. Các hoạt động dạy và học : 1-Khởi động - HS hát. 2-Trải nghiệm - Cho 1-2 HS lần lượt đọc thuộc lòng khổ thơ 3+4 bài thơ Ê-mi-li, con - GV nhận xét. 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài , ghi tựa bài lên bảng - Cho 5 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A-Hoạt động cơ bản : HĐ1 - Đọc đoạn thơ. -Tìm hiểu nội dung đoạn thơ Hỏi: Chú Mo- ri- xơn nói với con điều gì khi từ biệt? - Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS nêu từ khó, đọc và viết các từ vừa tìm được. - Nhắc nhở HS trước khi viết bài - GV đọc cho HS viết chính tả. - Yêu cầu HS trao đổi vở để soát lỗi. - GV thu, chấm bài. - Nhận xét. HĐ2 - Cho HS làm vào vở. - GV đến giúp đỡ : Anh, Đức, Hân, Bảo - Gọi HS chữa bài. HĐ3 - Cho từng cặp thảo luận rồi làm vào vở. - GV nhận xét vở, chữa bài. - Gọi HS hiểu tốt biết giải nghỉa các câu ở BT3. * Củng cố - GV cho HS nhắc lại cách ghi dấu thanh các tiếng có nguyên âm ưa, ươ - Cho HS đọc Quy tắc đặt dấu thanh các tiếng có nguyên âm đôi. Dặn dò. -Dặn HS đọc tốt học thuộc các câu ở BT3. - GV nhận xét tiết học. Hoạt động nhóm - Chú muốn nói với Ê- mi- li về nói với mẹ rằng: Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn. - HS tìm và nêu: Ê- mi-li, nói giùm, Oa-sinh-tơn, hoàng hôn, sáng lòa - Viết chính tả. - Đổi vở cho bạn soát lỗi. HS hoạt động cá nhân. - Làm vào vở BT, hoặc vở rồi nêu. + Các từ chứa ưa: lưa thưa, mưa, giữa + Các từ chứa ươ: tưởng, nước, tươi, ngược. - (HS học tốt) Các tiếng:mưa, lưa thưa không được đánh dấu thanh vì mang thanh ngang, riêng tiếng giữa dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính. - Các tiếng: tưởng, nước, ngược dấu thanh đặt ở chữ cái thứ 2 của âm chính, tiếng tươi không được đánh dấu thanh vì mang thanh ngang. Hoạt động cặp đôi Đáp án a) Cầu được ước thấy: Đạt được đúng điều mình thường mong mỏi, ao ước. b) Năm nắng mười mưa: Trải qua nhiều khó khăn vất vả c) Nước chảy đá mòn: Kiên trì, kiên nhẫn sẽ thành công d) Lửa thử vàng, gian nan thử sức: Khó khăn là điều kiện thử thách và rèn luyện con người. e) Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. g) Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa. - HS nêu. - 2-3 em đọc. - Nghe cô dặn dò. Rút kinh nghiệm : Tiết 4 Tiếng việt Bài 6A Tự do và công lí (tiết 3) I.Mục tiêu - Mở rộng vốn từ Hữu nghị-Hợp tác. Mục tiêu riêng: - HS học chậm chỉ cần đặt một câu ở BT5. II.Đồ dùng dạy học - GV: Thẻ chữ - HS: Vở ghi bài.VBT III. Các hoạt động dạy và học : 1-Khởi động - Cho HS hát. 2-Trải nghiệm GV hỏi: - Hôm nay, nhóm em trực nhật lớp các em đã làm những gì? Làm như thế nào? 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài , ghi tựa bài lên bảng. - Cho 5 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A-Hoạt động thực hành BT4 - Cho HS thi xếp. - Tuyên bố nhóm thắng cuộc. - Khen HS. BT5 - GV cho HS đặt hai câu với từ có tiếng hữu mang nghĩa khác nhau. - Cho HS đặt câu tốt, đặt mẫu. - GV nhận xét một số vở. - Gọi thêm vài em đọc, nhận xét trước lớp. BT6 - Cho HS thảo luận cặp đôi và làm vào vở bài tập. - Gọi vài cặp báo cáo. - GV gọi cặp học tốt nêu nghĩa của từ. - GV nhận xét, chốt lại. *Củng cố - Giáo dục HS xem trọng tình hữu nghị. *Dặn dò. - Hướng dẫn hoạt động ứng dụng. - Dặn HS về xem lại bài. - GV nhận xét tiết học. Hoạt động chung cả lớp. Kết quả: + Hữu có nghĩa là "bạn bè": hữu nghị, chiến hữu, thân hữu, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu + Hữu có nghĩa là "có": hữu ích, hữu hiệu, hữu tình, hữu dụng - Vài em đọc to. Hoạt động cá nhân Đặt vào vở. Ví dụ: Việt Nam và Nga là hai nước có tình hữu nghị tốt đẹp. Thuốc này thật hữu hiệu. Hoạt động cặp đôi - Các cặp làm bài tập. 1/ a) hợp có nghĩa là "gộp lại": hợp tác, hợp nhất, hợp lực b) hợp có nghĩa là " đúng với yêu cầu, đòi hỏi..nào đó": hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp pháp, hợp lí, thích hợp - HS hiểu tốt: nêu nghĩa của từng từ: + hợp tác: cùng chung sức giúp đỡ nhau trong một việc nào đó. + hợp nhất: hợp lại thành một tổ chức duy nhất. + hợp lực: chung sức để làm một việc gì đó. 2 Đặt câu Chúng em hợp tác với nhau để làm lồng đèn. Chú ấy giải quyết công việc rất hợp tình, hợp lý. - HS nêu - Em nghe. Rút kinh nghiệm ... BUỔI CHIỀU Tiết 1 Thực hành Tiếng Việt (Tiết 2) I Mục tiêu - Củng cố về từ đồng âm, đồng nghĩa, trái nghĩa. - Chọn viết theo 1 trong 2 đề văn ở BT2. Mục tiêu riêng: Giúp đỡ em Hân, Nguyên, Khương, Đức.Anh BT2. II Chuẩn bị HS: Sách thực hành III Các hoạt động dạy học Hoạt động của cô Hoạt động của trò 1/ Giới thiệu bài 2/ Hướng dẫn HS thực hành Bài 1 - Cho HS tự làm vào vở. - Gv gọi mỗi em nêu một câu. - GV kết luận. Bài 2 - GV gọi HS đọc đề. - Gv giúp HS hiểu yêu cầu của đề. - Gọi HS nêu đề mà em chọn. - Quan sát các em viết bài. - Gv nhận xét, chữa vài bài tại lớp, nhận xét - Đọc cho HS nghe bài viết hay. 3/ Củng cố, dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS viết chưa xong về viết cho xong. Hoạt động chung cả lớp Đáp án đúng a) Đúng b) Sai ( đồng nghĩa) c) Đúng d) Sai ( đồng âm) Hoạt động cá nhân - HS làm. - Báo cáo. - Các ý kiến đóng góp. - Em nghe. Rút kinh nghiệm ................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Tiết 2 Thực hành toán ( Tiết 1) I Mục tiêu - HS thực hành đổi đơn vị đo độ dài , khối lượng .Giải bài toán có đơn vị đo khối lượng. Mục tiêu riêng: - Cả lớp làm bài tập 3. - HS học toán nhanh làm thêm bài tập 4. II Chuẩn bị Thước III Các hoạt động dạy học. Hoạt động của cô Hoạt động của trò 1/ Giới thiệu bài 2/ Hướng dẫn học sinh thực hành Bài tập 1 - Cho hS làm vào vở . - Gv thu vở, nhận xét. - Gọi HS chữa bài. - GV cùng lớp nhận xét, kết luận. Bài tập 2 thực hiện tương tự. Bài tập 3 -Gọi Hs đọc đề . -Cho lớp tự giải, gv đi giúp đỡ Đức, Việt Anh, Hân, Bảo. - GV nhận xét, chữa bài. Bài 4 cho HS làm toán nhanh làm thêm. - GV nhận xét, chữa riêng. *Củng cố -Tiết học hôm nay, các em đã thực hành những gì? *Dặn dò - Cho Hs nhắc lại tên các đơn vị đo độ dài, khối lượng. - Dặn HS nếu chưa làm xong thì về hoàn thành. -HS tự làm rồi chữa bài Bài 1 5km 750m = 5750m 3 km 98 m =3098 m 12m 60 cm= 1260 cm 2865 m = 2 km 865m 4072m = 4 km72 m 684 dm =68 m 4 dm Bài 2 a) 3 yến= 30kg 40 tạ = 4000 kg 24 tấn = 24 000kg 670 kg =67 yến 4200kg= 42 tạ 34 000kg = 34 tấn b) 5kg 475 g= 5 475 g 1kg 9g = 1009g 8 097 g =8 kg 97g 7 025g =7 tấn 25 g HS làm bài Bài giải Ngày thứ hai cửa hàng bán được là: 850 + 350 = 1 200 (kg) Ngày thứ ba cửa hàng bán được là: 12 000 - 200 = 1 000 (kg) 1 000 kg = 1 tấn Đáp số : 1 tấn - HS trả lời cá nhân. - HS nghe. Rút kinh nghiệm Thú tư ngày 5 tháng 10 năm 2016 Tiết 1 Toán Bài 19 khái niệm số thập phân (tiết 2) I Mục tiêu Nhận biết khái niệm ban đầu về số thập phân có một chữ số ở phần thập phân. Mục tiêu riêng: - HS làm BT1, BT2, BT3.Giúp đỡ HS chậm bài tập 2. II Đồ dùng dạy học HS: Thước, Bảng con III Các hoạt động dạy học 1-Khởi động -Cho HS hát. 2-Trải nghiệm - Cho HS đọc 1, 8; 25, 5 số thập phân, nêu phần nguyên, phần thập phân. 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài , ghi tựa bài lên bảng. - Cho 3 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò 4 Hoạt động thực hành -Cho HS tự làm rồi Gv nhận xét, chữa bài theo phương pháp sau: BT1 - Gọi HS đọc phần a. - Đọc cho HS viết bảng con phần b - GV quan sát, nhận xét. BT2 - Cho HS tự làm theo mẫu. - GV quan sát HS làm. - Chấm, chữa bài. BT3 - Gọi nhiều em đọc. *Củng cố, dặn dò - Hướng dẫn HS hoạt động ứng dụng. - Dặn HS xem bài tiết sau: Khái niệm số thập phân (tiếp theo) - trang 74 - GV nhận xét tiết học. Hoạt động cá nhân BT1 - Đọc. - Viết: 0, 1; 0, 6; 0, 7;0, 3 BT2 a) ) = 0, 4 ; b) = 0, 9; c) = 0, 3 d) = 0, 5 HS đọc. - Em nghe. Rút kinh nghiệm : Tiết 3 Môn: Tiếng Việt Bài 6B Đoàn kết đấu tranh vì hòa bình (tiết 1) I Mục tiêu - Đọc - hiểu truyện Tác phẩm của Si-le và tên phát xít. Mục tiêu riêng: + Hướng dẫn các em Việt Anh, Đức, Như đọc đúng một đoạn của bài. + HS đọc-hiểu tốt: đọc đúng các tên riêng nước ngoài, từ khó, giọng đọc diễn cảm, thực hiện tốt các bài tập. II.Đồ dùng dạy học - GV: Tranh - HS: Vở ghi bài. III. Các hoạt động dạy và học : 1-Khởi động - HS hát. 2-Trải nghiệm - Gọi HS đọc bài sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai, trả lời các câu hỏi và nội dung bài. - GV nhận xét. 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài , ghi tựa bài lên bảng. - Cho 5 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu Hoạt động của cô Hoạt động của trò Hoạt động cơ bản : HĐ1 - GV đến từng nhóm quan sát, gọi đại diện các nhóm trả lời. HĐ2 - GV đọc mẫu bài Tác phẩm của Si-le và tên phát xít. - Giới thiệu tranh minh họa. - GV gọi HS chia đoạn. - Lưu ý HS đọc đúng tên riêng nước HĐ3 Cho các em đọc từ ngữ và giải nghĩa từ - GV đến từng nhóm kiểm tra Hs hoạt động. - Gv giúp các em hiểu nghĩa thêm từ mà HS chưa hiểu. HĐ4 Cùng luyện đọc -Theo dõi các nhóm đọc, kiểm tra, giúp Hs đọc chưa tốt. - Gọi một, hai nhóm đọc to trước lớp. -GVcùng HS nhận xét và sửa chữa. HĐ5 - Theo dõi các cặp thảo luận, kiểm tra.Nghe HS báo cáo. - GV nhận xét, kết luận. HĐ6 Phát biểu ý kiến trước lớp. - GV hỏi HS hiểu tốt: Lời đáp của ông cụ cuối truyện ngụ ý gì? Qua câu chuyện em thấy ông cụ là người thế nào? - Nêu nội dung câu chuyện. *Củng cố - Em học tập được gì qua câu chuyện? - GV giáo dục HS thái độ sống *Dặn dò -Về kể cho người thân nghe câu chuyện. - Dặn luyện đọc bài và chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học Hoạt động nhóm - Các nhóm quan sát, thảo luận và trả lời. Hoạt động chung cả lớp - Nghe cô đọc. - Quan sát hình minh họa. - HS chia đoạn: Bài gồm 3 đoạn. Đoạn 1 : Từ dầu đến chào ngài. Đoạn 2:Tên sĩ quan trả lời. Đoạn 3: phần còn lại. Hs đọc đúng : Pa-ri; Hít-le; Si-le; Vin-hemTen;Mét-xi-na;I-ta-li-a;Ooc1-lê-ăng Hoạt động cá nhân. - HS nghe. Hoạt động cá nhân - Một số em nêu nghĩa của từ với lời giải nghĩa phù hợp. - Một số em đọc lại Hoạt động nhóm - HS luyện đọc theo cặp : đọc từ, đọc câu, đọc đoạn, bài. - Một số em đọc trước lớp. - Lớp nhận xét. Hoạt động cặp đôi - HS tìm hiểu bài đọc. - HS thảo luận và nêu kết quả. 1) Xảy ra trên một chuyến tàu ở pa- ri thủ đô nước pháp trong thời gian bị phát xít Đức chiếm đóng. 2) Tên sĩ quan bước vào toa tàu, giơ thẳng tay, hô to: “hít- le muôn năm!”. Vì cụ chào đáp lại một cách lạnh lùng , vì cụ biết tiếng Đức đọc được truyện đức mà lại chào hắn bằng tiếng pháp 3) Cụ đánh giá ông là một nhà văn quốc tế chứ không phải là nhà văn Đức. 4) Ông cụ căm ghét những tên phát xít Đức.Nhưng ông không ghét tiếng Đức. Hoạt động chung cả lớp HS phát biểu: + Cụ muốn chửi những tên phát xít tàn bạo và nói với chúng rằng: Chúng là những tên cướp. + Cụ là người rất thông minh và biết cách trị tên sĩ quan phát xít Đức. Ca ngợi cụ già người Pháp đã dạy cho tên sĩ quan Đức hống hách một bài học sâu sắc - HS trả lời. - Nghe cô nhận xét, dặn dò. Rút kinh nghiệm Tiết 4 Môn : Tiếng Việt Bài 6 B Đoàn kết đấu tranh vì hòa bình (tiết 2) I Mục tiêu - Luyện tập làm đơn. - Giáo dục HS kĩ năng sống:Ra quyết định, thể hiện sự cảm thông. Mục tiêu riêng: GV đi đến giúp đỡ từng HS chậm hiểu. II.Đồ dùng dạy học - GV: Mẫu đơn - HS: Vở ghi bài.VBT III. Các hoạt động dạy và học 1-Khởi động - HS hát. 2-Trải nghiệm Hỏi Hs: - Em đã từng viết đơn chưa? Đó là đơn gì? 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài , ghi tựa bài lên bảng. - Cho 5 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò B -Hoạt động thực hành BT1 - Gọi HS đọc. BT2 - GV đến từng nhóm quan sát, nghe HS thảo luận. - Gọi đại diện nhóm báo cáo. - GV liên hệ thực tế để giáo dục HS cảm thông với nạn nhân chất độc màu da cam. BT3 - Gọi HS đọc đề, giúp HS hiểu đề.. - GV hướng dẫn mẫu đơn. - Cho HS luyện viết đơn. - GV đi quan sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn. Hoạt động cá nhân - Đọc Thần chết mang tên 7 sắc cầu vòng. Hoạt động nhóm Thảo luận, trả lời câu hỏi. - Báo cáo. Đáp án đúng: 1/ Cùng với bom đạn và các chất độc khác, chất độc màu da cam đã phá huỷ hơn hai triệu héc-ta rừng, làm xói mòn và khô cằn đất, diệt chủng nhiều loại muông thú, gây ra những bệnh nguy hiểm cho người nhiễm độc và con cái họ như ung thư, nứt cột sống, thần kinh, tiểu đường, sinh quái thai, dị tật bẩm sinh ... Hiện cả nước có 70 000 người lớn, từ 200 000 đến 300 000 trẻ em là nạn nhân của chất độc màu da cam. 2/ Chúng ta cần động viên, thăm hỏi giúp đỡ về vật chất, sáng tác thơ, truyện, vẽ tranh để đọng viên họ. Hoạt động cá nhân - HS tìm hiểu đề. - Tìm hiểu cách viết đơn. - Em tự viết đơn Rút kinh nghiệm : . BUỔI CHIỀU Tiết 1 Thực hành Toán (Tiết 2) I Mục tiêu - Củng cố đổi dơn vị đo độ dài, khối lượng(BT 1;2). Mục tiêu riêng: - Khuyến khích HS giải toán tốt giải thêm bài 3. II Đồ dùng dạy học HS: Thước để làm bài tập 3 III Các hoạt động dạy học Hoạt động của cô Hoạt động của trò 1/Giới thiệu bài 2/ Hướng dẫn HS thực hành Bài 1 -Cho cả lớp làm vào vở, gv chấm chữa bài cho HS yếu. Bài 2 -Cho HS làm , gv thu vở nhận xét. Bài 3 Cho HS học tốt làm thêm. -Hướng dẫn Hs dùng thước chia miếng bìa thành 2 hình (hình vuông và hình chữ nhật ) rồi tính. Bài có thể chia hình và tính theo 2 cách. Nếu HS không làm được thì cô hướng dẫn. 3/ Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học . - Dặn Hs học tốt tìm cách giải khác cho bài 3. HS thực hành Bài 1 Các số lần lượt là: 25mm2 4580mm2 89 dam2 63 410 dam2 506 hm2 76 502 hm2 Bài 2 HS làm vào vở. - Em chữa bài. Bài 3 Bài giải Chia miếng bìa thành 2 hình - cách chia gạch xuống ( hình vuông và hình chữ nhật). Diện tích hình vuông là: 2 x 2 = 4 (cm2) Diện tích hình chữ nhật là: 6 x 4 = 24 (cm2) Diện tích miếng bìa là: 4 + 24 = 28 (cm2) Đáp số : 28 cm2 HS cũng có thể chia hình theo cách khác- cách chia dùng thước gạch ngang. Diện tích hình chữ chữ nhật là: 6 x 2 = 12 (cm2) Diện tích hình vuông là: 4 x 4 = 16(cm2) Diện tích miếng bìa là: 12 + 16 = 28 (cm2) Đáp số : 28 cm2 - Em nghe. Rút kinh nghiệm : . Tiết: 3 Môn:Kỹ thuật Bài : Chuẩn bị nấu ăn I. Mục tiêu: HS cần: - Nêu được tên những công việc chuẩn bị nấu ăn. - Biết cách thực hiện một số công việc nấu ăn.Có thể sơ chế được một số thực phẩm đơn giản, thông thường phù hợp với gia đình. - Biết liên hệ với việc chuẩn bị nấu ăn ở gia đình. II.Đồ dùng dạy học Tranh - Một số loại rau xanh, củ, quả còn tươi. - Dao thái, dao gọt. III. Các hoạt động dạy- học 1-Khởi động - Chơi trò chơi 2-Trải nghiệm - Em đã tham gia nấu ăn cùng gia đình chưa? Khi nấu ăn cần chuẩn bị những gì? 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài , ghi tựa bài lên bảng - Cho 5 Hs đọc to tên bài. - HS, GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A.Hoạt động thực hành Hoạt động 1: Xác định một số công việc chuẩn bị nấu ăn. - HD hs đọc nội dung SGK và yêu cầu hs nêu tên các công việc cần thực hiện khi chuẩn bị nấu ăn. Hoạt động 2:Tìm hiểu cách thực hiện một số công việc chuẩn bị nấu ăn. a. Tìm hiểu cách chọn thực phẩm: -HD hs đọc mục 1 + hình 1: Mục đích, yêu cầu của chọn thực phẩm. Cách chọn nhằm đảm bảo đủ lượng, chất dinh dưỡng. - Nêu các câu hỏi trong mục 1. - GV nhận xét và tóm tắt các nội dung chính trong SGK về chon thực phẩm.. - HD hs cách chọn một số loại thực phẩm thông thường như rau muống, cải, su hào, thịt lợn, tôm, cá b.Cách sơ chế thực phẩm. HD hs đọc mục 2. - Nêu những công việc thường làm trước khi nấu một món ăn nào đó? - Nêu mục đích của sơ chế thực phẩm? gia đình em thường sơ chế rau cải trước khi nấu như thế nào? Cách sơ chế cá, thịt, tôm, cua, gà, vịt - GV nhận xét, tóm tắt cách sơ chế thực phẩm theo SGK. Hoạt động 3:Đánh giá kết quả học tập: - GV gọi hs trả lời các câu hỏi cuối bài. - GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Nhận xét: GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của học sinh. Khen ngợi những cá nhân hoặc nhóm có ý thức học tập tốt. Nhắc nhở nhóm, cá nhân thực hiện chưa tốt nhiệm vụ. Dặn dò: Các em về giúp gia đình công việc chuẩn bị nấu ăn. Đọc trước bài “ Nấu cơm” và tìm hiểu cách nấu cơm ở gia đình mình. Hoạt động nhóm - HS đọc nội dung SGK, quan sát hình vẽ và thảo luận nhóm. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. - HS dựa vào SGK trả lời. - Tóm tắt: Tất cả các nguyên liệu được sử dụng trong nấu ăn như rau, củ, quả được gọi chung là thực phẩm. Trước khi nấu cần chọn thực phẩm, sơ chế để có được thực phẩm tươi, ngon, sạch. Thảo luận cặp đôi. - Hs chọn 1 hay 2 món ăn và nêu lần lượt. Cả lớp theo dõi và bổ sung. - Tóm tắt: Trước khi chế biến các món ăn ta thường loại bỏ những phần không ăn được và làm sạch thực phẩm. Ngoài ra, tuỳ loại có thể cắt, thái tạo hình, tẩm ướp gia vị Những công việc đó gọi chung là sơ chế thực phẩm. - HS trả lời cá nhân. - HS nghe. Rút kinh nghiệm Thứ năm, ngày 6 tháng 10 năm 2016 Tiết 2 Môn : Tiếng Việt Bài 6B Đoàn kết đấu tranh vì hòa bình (tiết 3) I Mục tiêu Mục tiêu riêng: Luyện tập làm đơn. Giáo dục HS kĩ năng sống:Ra quyết định, thể hiện sự cảm thông. Mục tiêu riêng: GV đi đến giúp đỡ từng HS chậm hiểu. II.Đồ dùng dạy học - GV: Mẫu đơn - HS: Vở ghi bài.VBT III. Các hoạt động dạy và học 1-Khởi động -Cho HS hát. 2-Trải nghiệm - Đọc lại mẫu đơn. 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài , ghi tựa bài lên bảng. - Cho Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò B -Hoạt động thực hành BT4 - GV đi kiểm tra các em trình bày trong nhóm. BT5 - GV gọi một số nhóm trình bày lá đơn của mình trước lớp. - GV có thể đọc cho HS nghe đơn viết hay trong tài liệu tham khảo. *Củng cố - Tiết học này, em biết được gì? *Dặn dò - Hướng dẫn Hoạt động ứng dụng. - Dặn HS viết đơn hình thức phải đúng quy định, trình bày đơn phải sạch đẹp. Bạn nào viết chưa đạt về viết lại cho cô. - GV nhận xét tiết học. Hoạt động nhóm Trình bày lá đơn trong nhóm. Hoạt động chung cả lớp - Đại diện nhóm trình bày. - Các nhóm nhận xét, góp ý. - HS trả lời cá nhân. - Em nghe. Rút kinh nghiệm : .. Tiết 2 Tiếng Việt Bài 6 C Sông, suối, biển, hồ (tiết 1) I Mục tiêu - HS hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa. Mục tiêu riêng: * BT2 dành cho HS học tốt trả lời. II Đồ dùng dạy học - HS:VBT III Các hoạt động dạy học 1-Khởi động - HS hát. 2-Trải nghiệm - Tổ chức Chơi trò chơi 3-Bài mới - Giới thiệu bài. - Hs đọc tên bài. - HS đọc mục tiêu. - Hs- GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A Hoạt động cơ bản BT1 - Cho HS thảo luận nhóm. - GV đến từng nhóm gọi HS chỉ. BT2 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập Hỏi: Nghĩa của các từ răng, mũi ở 2 bài tập trên có gì giống nhau? - Gọi HS phát biểu. GV kết luận. - Gọi HS học tốt tìm thêm từ khác như BT2. Hỏi : - Thế nào là từ nhiều nghĩa? - Gọi 3 HS đọc ghi nhớ. - Yêu cầu cầu HS ghi Ghi nhớ vào vở. *Củng cố - Qua tiết học này, em biết được những gì? *Dặn dò - Dặn HS xem hoạt động thực hành. - GV nhận xét tiết học. Hoạt động nhóm - HS chỉ trong nhóm. Hoạt động chung cả lớp. Tìm hiểu từ nhiều nghĩa + Răng: đều chỉ vật nhọn sắt, sắp đều nhau thành hàng + Mũi: cũng chỉ bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước + Răng của chiếc lược không nhai được như răng người + mũi kéo không dùng để ngửi được như mũi người * Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay nhiều nghĩa chuyển. Các nghĩa của từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. - HS trả lời cá nhân. - Em nghe. Rút kinh nghiệm . Tiết 3 Toán Bài 20 Khái niệm số thập phân (tiếp theo) ( tiết 1) I Mục tiêu - HS nhận biết khái niệm ban đầu về số thập phân với các chữ số hàng phần trăm, hàng phần nghìn. Mục tiêu riêng: HS năng khiếu: biết tham gia chơi một cách nhanh nhẹn. II Đồ dùng dạy học HS: Bảng nhóm III Các hoạt động dạy học 1-Khởi động -Cho HS hát. 2-Trải nghiệm - Em hãy cho biết số thập phân gồm những phần nào? Nêu cách đọc và viết số thập phân. 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài , ghi tựa bài lên bảng - Cho 5 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu Hoạt động của cô Hoạt động của trò A. Hoạt động thực hành BT1 - GV tổ chức cho HS chơi “ Đố bạn” BT2 - Cho các nhóm viết vào bảng nhóm. - GV gọi các nhóm báo cáo. - Cho HS đọc phần b, c. - GV hướng dẫn. BT3 - Tổ chức trò chơi. - Quan sát HS chơi. - Nhận xét, công bố kết quả. - Khen cặp thắng cuộc. *Củng cố - Tiết học này, các em học được gì? * Dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS xem bài tiết sau: Khái niệm số thập phân (tiếp theo) hoạt động thực hành - trang 76 Hoạt động nhóm - Tham gia chơi trò chơi. BT2 a Thực hiện lần lượt các hoạt động. Hình 1 Hình 2 Hình 3 Hình 4 Hoạt động chung cả lớp BT2b, c Hoạt động cặp đôi - Các em tham gia trò chơi. - HS trả lời cá nhân. - HS nghe. Rút kinh nghiệm : Tiết 4 Khoa học Bài 6 Dùng thuốc an toàn ((Tiết 1) I Mục tiêu Sau bài học, HS : - Nhận thức được sự cần thiết phải dùng thuốc an toàn. - Nêu được những điểm cần chú ý khi dùng thuốc và nua thuốc. *Giáo dục HS kĩ năng sống: Kĩ năng phản ảnh kinh nghiệm bản thân về cách sử dụng thuốc;kĩ năng sử lí thông tin, phân tích, đối chiếu dùng thuốc đúng cách, đúng liều, an toàn. II Đồ dùng dạy học - GV: Vỏ thuốc, vĩ thuốc, chai thuốc, bảng hướng dẫn sử dụng - HS: Thuốc uống các loại III Các hoạt động dạy học 1-Khởi động - HS hát. 2-Trải nghiệm - Cho HS nêu tác hại khi sử dụng các chất gây nghiện. - Nhận xét, kết luận. 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài , ghi tựa bài lên bảng - Cho 5 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A Hoạt động cơ bản HĐ1 - GV quan sát, theo dõi, nghe các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - Cô kết luận. HĐ 2 - Cho HS đọc thông tin và thảo luận. - GV quan sát các nhóm thảo luận. Kết luận. HĐ3 - Cho HS trình bày, lắng nghe và nhận xét - Gọi các nhóm báo cáo. - GV nhận xét, kết luận. HĐ4 Đọc và trả lời câu hỏi. - GV theo dõi HS làm việc. *Củng cố - Hỏi củng cố kiến thức vừa học. - GV chốt lai bài: Sử dụng thuốc an toàn là dùng đúng thuốc, đúng cách, đúng liều lượng, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cán bộ y tế. Sử dụng thuốc an toàn là phải biết xuất xứ của thuốc, hạn sử dụng, tác dụng phụ của thuốc. *Dặn dò. - Dặn HS thực hiện đúng những gì đã học khi phải dùng thuốc. - Nói cho người thân nghe những gì em đã được học. - Xem trước Hoạt động thực hành chuẩn bị cho tiết học sau. - Nhận xét tiết học. Hoạt động nhóm Các nhóm thao luận BT1, BT2 Hoạt động chung cả lớp. - Đại diện các nhóm trình bày. 2b) - Chỉ dùng thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc. - Thực hiện đúng hướng dẫn của thầy thuốc. - Không tự ý dùng thuốc. - Nếu lạm dụng thuốc không chữa được bệnh mà ngược lại làm bệnh nặng hơn hoặc có thể tử vong. - Khi mua thuốc cần đọc kĩ hạn sử dụng, nơi sản xuất, tác dụng của thuốc, cách dùng in trên vỏ đựng thuốc và trong bản hướng dẫn. Hoạt đọc cá nhân HS đọc. Viết vào vở. Báo cáo với cô việc em đã làm. - HS trả lời cá nhân. - HS nghe. Rút kinh nghiệm : BUỔI CHIỀU Tiết 1 Thực hành Tiếng Việt Luyện tập làm đơn I Mục tiêu Tiếp tục luyện tập làm đơn. Giáo dục HS kĩ năng sống:Ra quyết định, thể hiện sự cảm thông. Mục tiêu riêng: GV đi đến giúp đỡ từng HS làm đơn tiết học trước chưa tốt. II.Đồ dùng dạy học - GV: Mẫu đơn - HS: Vở ghi bài.VBT III. Các hoạt động dạy và học 1/ Giới thiệu bài - GV giới thiệu, nêu mục tiêu tiết học. 2/ Hướng dẫn HS thực hành Hoạt động của cô Hoạt động của trò - Gọi vài HS đọc đơn viết của HS tiết trước. - GV thu vở đơn học sinh viết, nhận xét. Những đơn HS viết chưa đạt, cô sẽ gọi HS lên hướng dẫn HS viết lại. - Quan sát, đến từng em giúp đỡ, cho bạn ngồi cạnh bên hướng dẫn bạn tiếp. - Kiểm tra HS có hoàn thành đơn chưa? - GV nghe HS đọc đơn viết lại. - GV cùng HS của lớp nhận xét. *Củng cố - Khi viết lá đơn em cần chú ý gì? - GV nhận xét tiết học. *Dặn dò - Dặn HS viết đơn phải đúng mẫu, trình bày đơn phải sạch, đẹp, chữ viết đúng mẫu chữ quy định, đúng chính tả. - HS nghe, góp ý. - HS nộp vở - Nghe nhận xét. - Những HS viết đơn chưa đúng thể thức, viết thiếu hoặc sai chính tả phải viết lại cho đúng. - HS viết đơn. - Đọc đơn đã viết lại. - HS nhận xét. - HS trả lời. - Em nghe. Rút kinh nghiệm : .. Tiết 2 Toán (Thực hành) Luyện tập về các đơn vị đo diện tích I.Mục tiêu : Giúp học sinh : - Tiếp tục củng cố về các đơn vị đo diện tích. - Áp dụng để thực hiện các phép tính và giải toán. * Cả lớp làm bài tập 1 và 3. HS học tốt làm thêm bài 2. II.Chuẩn bị : - Hệ thống bài tập III.Các hoạt động dạy học 1/ Giới thiệu bài - GV giới thiệu ghi tựa bài lên bảng. 2/ Hướng dẫn HS luyện tập Hoạt động của cô Hoạt động của trò Hoạt động1 : Ôn tập - Gọi HS nhắc lại các đơn vị đo diện tích đã học. - Nêu nhận xét về giữa hai đơn vị liền kề. Hoạt động 2: Thực hành - Yêu cầu HS đọc kỹ đề bài - Cho HS làm các bài tập. - GV thu vở nhận xét. - Gọi lần lượt HS lên lần lượt chữa từng bài. - GV cùng lớp nhận xét, GV kết luận. Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm : a) 16ha = .dam2 35000dm2 = m2 8m2 = ..dam2 b) 2000dam2 = ha 45dm2 = .m2 324hm2 = dam2 c) 260m2 = dam2 ..m2 2058dm2 =m2.dm2 Bài 2: Điền dấu > ; < ; = 7m2 28cm2 .. 7028cm2 8001dm2 .8m2 100dm2 2ha 40dam2 .204dam2 Bài 3 : Một căn phòng hình chữ nhật có chiều dài 20 m, chiều rộng bằng chiều dài. Hỏi diện tích căn phòng đó bằng bao nhiêu mét vuông ? *Củng cố - Tiết học này, em ôn những gì ? * Dặn dò - Nhận xét giờ học. - Về nhà xem lại các bài tập đã làm. - HS nêu. - HS nhận xét bạn nêu. - HS làm các bài tập - HS lên lần lượt chữa từng bài Đáp án Bài 1 a) 16ha = 1600dam2 35000dm2 = 350m2 8m2 = dam2 b) 2000dam2 = 20ha 45dm2 = m2 324hm2 = 32400dam2 c) 260m2 = 2dam2 60m2 2058dm2 = 20m2 58dm2 Bài 2 (HS học tốt làm thêm). 7m2 28cm2 > 7028cm2 (70028cm2) 8001dm2 < 8m2 10dm2 (810dm2) c) 2ha 40dam2 = 240dam2 (240dam2) Bài 2 Bài giải Chiều rộng căn phòng là : 20 x = 15 (m) Diện tích căn phòng là : 20 x 15 = 300 ( m2) Đáp số : 300 m2 - HS trả lời cá nhân. - HS lắng nghe và thực hiện. Rút kinh nghiệm .......................................................................................................................................................................................................................................................................... Thứ sáu ngày 7 tháng 10 năm 2016 Tiết 1 Tiếng Việt Bài 6C Sông, suối, biển, hồ (tiết 2) I Mục tiêu - Lập dàn ý bài văn miêu tả sông nước. Mục tiêu riêng: *HS học tốt: thực hiện nhanh hoạt động 5 II Đồ dùng dạy học - GV: Bảng nhóm - HS: Vở bài tập III Các hoạt động dạy học 1-Khởi động - HS hát. 2-Trải nghiệm - Em hãy nêu những cảm nhận của em về sông. 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài , ghi tựa bài lên bảng. - Cho 5 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò B. Hoạt động thực hành BT1 - Cho HS thảo luận nhóm. - GV gọi các nhóm trình bày. BT2 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập, quan sát tranh minh họa, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. GV giúp HS hiểu: Liên tưởng là từ hình ảnh này nghĩ đến hình ảnh khác. - GV đến quan sát các nhóm làm việc. BT3 - Gọi đại diện các nhóm trình bày. - GV cùng cả lớp nhận xét, kết luận. BT4 - GV nhắc các em đọc rồi thảo luận theo cặp. - Gọi HS trình bày. BT5 - GV gọi vài HS đọc. - GV cùng lớp nhận xét. - Thu vở HS nhận xét. *Củng cố - Để tả cảnh sông nước, em cần chú ý điều gì? *Dặn dò - Cho HS đọc ứng dụng và thực hiện theo. - GV nhận xét tiết học. Hoạt động nhóm - HS nói những điều em biết về biển cả. - Nhận xét giũa các nhóm. Thảo luận ghi vào bảng nhóm. a) Đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc màu của trời mây b) Tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển khi: Bầu trời xanh thẳm, bầu trời rải mây trắng nhạt, bầu trời âm u mây mưa, bầu trời ầm ầm dông gió.Tác giả quan sát mọi thời điểm. c) Khi quan sát biển, tác giả liên tưởng đến sự thay đổi tâm trạng của con người: biển như một con người biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu gắt gỏng. Hoạt động chung cả lớp. - Đại diện các nhóm trình bày, lớp nhận xét, góp ý. Hoạt động cặp đôi - Đọc, thảo luận, báo cáo. a) Con kênh được quan sát từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc chiều tối. b) Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh bằng thị giác. c) Tác giả miêu tả: ánh sáng chiếu xuống dòng kênh như đổ lửa, bốn phía chân trời chống huyếch chống hoác, buổi sáng con kênh phơn phớt màu đào, giữa trưa, hoá thành dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt, về chiều biến thành một con suối lửa. Làm cho người đọc hình dung được con kênh mặt trời, làm cho nó sinh động hơn. - Viết câu trả lời vào vở. Hoạt động cá nhân - HS lập dàn ý theo yêu cầu. - HS nêu. - HS nghe. Rút kinh nghiệm Tiết 2 Môn:Toán Bài 20 Khái niệm số thập phân (tiếp theo) ( tiết 2) I Mục tiêu HS nhận biết khái niệm ban đầu về số thập phân với các chữ số hàng phần trăm, hàng phần nghìn. Mục tiêu riêng: HS học toán chậm làm được bài tập: BT1, BT3, BT4. - HS học tốt, làm bài nhanh làm hết tất cả các bài tập II Đồ dùng dạy học - HS: Thước III Các hoạt động dạy học 1-Khởi động - HS hát. 2-Trải nghiệm GV gọi HS: - Nêu cấu tạo số thập phân. Nêu cách đọc, viết số thập phân. 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài , ghi tựa bài lên bảng. - Cho 5 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò B. Hoạt động thực hành BT1 - GV gọi HS đọc - Nhận xét. BT2, BT3 - GV quan sát các em làm bài, thu vở nhận xét. - Gọi HS chữa bài. BT4 - Gọi HS chậm đọc. *Củng cố - Qua tiết học này, em biết được gì? *Dặn dò - Hướng dẫn HS xem hoạt động thực hành. - Dặn HS xem bài tiết sau: Khái niệm số thập phân (tiếp theo) trang 78 - GV nhận xét tiết học. Hoạt động cá nhân HS đọc và làm bài Bài 1 HS đọc Bài 2 Đáp án a) 0, 68 b) 0, 007 c) 0, 023 d) 0, 231 Bài 3 Đáp án Bài 4 HS đọc - HS trả lời cá nhân. - HS nghe. Rút kinh nghiệm : Tiết 3 Khoa học Bài 6 Dùng thuốc an toàn (Tiết 2) I Mục tiêu Sau bài học, HS : - Nhận thức được sự cần thiết phải dùng thuốc an toàn. - Nêu được những điểm cần chú ý khi dùng thuốc và nua thuốc. Giáo dục HS kĩ năng sống: Kĩ năng phản ảnh kinh nghiệm bản thân về cách sử dụng thuốc;kĩ năng sử lí thông tin, phân tích, đối chiếu dùng thuốc đúng cách, đúng liều, an toàn. II Đồ dùng dạy học - GV: Vĩ thuốc, hộp thuốc. - HS: Dụng cụ để đóng vai III Các hoạt động dạy học 1-Khởi động - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2-Trải nghiệm Hỏi: - Dùng thuốc như thế nào là an toàn? 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài , ghi tựa bài lên bảng. - Cho 5 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A Hoạt động thực hành 1Đóng vai xử lí tình huống. - GV quan sát các nhóm làm việc. 2 Quan sát, nhận xét - GV cùng cả lớp quan sát, nhận xét các nhóm đóng vai. Kết luận về cách xử lí Tình huống 1: Nên bỏ. Tình huống 2: Lấy vĩ thuốc cất trên cao. Tình huống 3: Điện thoại cho bố mẹ hay người thân hay hoặc nhờ hàng xóm đến đưa đi bác sĩ hoặc thầy thuốc hay bệnh viện. GV lưu ý tình huống 3: Tuyệt đối không lấy thuốc cho bé uống. - GV liên hệ thực tế kể vài mẫu chuyện về dùng thuốc không an toàn dẫn đến hậu quả xấu để giáo dục HS cảnh giác. *Củng cố - GV hỏi: Nêu cách dùng thuốc an toàn. - Dặn dò. - Nói cho người thân nghe những gì em đã được học. - Không tự ý cho em nhỏ uống thuốc. - Dặn HS thực hiện đúng những gì đã học khi phải dùng thuốc. Hoạt động nhóm - Các nhóm thao luận đóng vaixử lí tình huống. Hoạt động chung cả lớp. - Các nhóm lần lượt lên đóng vai. - Các ý kiến đóng góp. - Hs trả lời cá nhân. Cách dùng đúng thuốc, đúng cách, đúng liều lượng, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cán bộ y tế.Phải biết xuất xứ của thuốc, hạn sử dụng, tác dụng phụ của thuốc. Rút kinh nghiệm : Tiết 4 Phân môn: Địa lí Bài 3 Khí hậu và sông ngòi (tiết 2) I Mục tiêu Sau bài học, HS: Nêu được một số đạc điểm chính của khí hậu nước ta và ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất. Nêu được một số đặc điểm chính của sông ngòi nước ta và vai trò của sông ngòi đối với đời sống và sản xuất. Nhận biết mối quan hệ đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi. Chỉ được ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam: một số con sông trên bản đồ Mục tiêu riêng: HS hiểu tốt: Giải thích được vì sao Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa; Biết chỉ các hướng gió: đông bắc, tây nam, đông nam. Giáo dục NLTKHQ: Sông ngòi nước ta là nguồn thủy điện lớn và giới thiệu công suất sản xuất của một số nhà máy thủy điện ở nước ta như : Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, Y-a-li, Trị An Sử dụng điện và nước tiết kiệm trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Giáo dục HS: Bảo vệ môi trường nước, không khí. II Đồ dùng dạy học GV: Bản đồ tự nhiên Việt Nam, phiếu học tập. HS: Sách III Các hoạt động dạy học 1- Khởi động Hát 2- Trải nghiệm - Nêu đặc điểm về khí hậu của nước ta? 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài , ghi tựa bài lên bảng - Cho 3 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A. Hoạt động cơ bản - GV cho HS thảo các luận nhóm hoạt động 5 và 6. - Quan sát các nhóm hoạt động. - Gọi đại diện các nhóm báo cáo. - Gv có thể mở rộng thêm cho HS hiểu. 7 Đọc và ghi lại nội dung bài - Cho HS làm theo yêu cầu a, b. Hoạt động thực hành - Cho HS làm bài tập 1 và 2. - GV kiểm tra, nhận xét, kết luận ý đúng. 3 Chơi trò chơi:“Chỉ nhanh, chỉ đúng” -Tổ chức cho HS chơi trò chơi. - Khen nhóm thắng cuộc. *Củng cố - Qua tiết học này, em biết được những gì? - GV liên hệ giáo dục NLTKHQ, giáo dục HS bảo vệ môi trường. *Dặn dò - Hướng dẫn hoạt động ứng dụng. - Dặn học sinh học thuộc bài. - GV nhận xét tiết học Hoạt động nhóm. HS đọc, trả lời câu hỏi trong nhóm rồi báo cáo. BT5 b - Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc phân bố khắp cả nước và phân bố ở khắp đất nước.Nước sông lên xuống theo mùa. Mùa khô nước ít, hạ thấp, trơ lòng sông. Mùa mưa Nước nhiều, dâng lên nhanh, chóng. Ảnh hưởng : - Mùa mưa nước nhiều, dâng lên nhanh chóng gây ra lũ lụt, làm thiệt hại về người và của cho nhân dân Mùa khô nước ít, hạ thấp, trơ lòng sông có thể gây ra hạn hán thiếu nước cho đời sống và sản xuất nông nghiệp, sản xuất thuỷ điện, giao thông đường thuỷ gặp khó khăn - Chỉ tên một số con sông trên lược đồ. Tên các nhà máy thủy điện. BT6 Vai trò của sông ngòi. - Bồi đắp lên nhiều đồng bằng. - Cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất. - Là nguồn thuỷ điện. - Là đường giao thông. - Là nơi cung cấp thuỷ sản như tôm, cá, ... - Là nơi có thể phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản - Là nơi du lịch (du lịch trên sông). Hoạt động cá nhân Thực hiện theo yêu cầu. Hoạt động nhóm đôi. Làm bài tập. 1/ a1 Đ a2 Đ a3 S a 4 S a5 Đ a6S 2/ 1/ Mùa khô - Nước sông hạ thấp, trơ ra những bãi cát hoạc sỏi đá. Mùa mưa - Nước sông dâng lên nhanh. Có khi gây ra lũ lụt. 2/ Khoanh vào câu b - HS trả lời cá nhân. - Em nghe. Rút kinh nghiệm Tiết 5 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG Bài 2: Kĩ năng đi xe đạp an toàn I-Mục tiêu 1-Kiến thức - HS biết những qui định đối với người đi xe đạp trên đường theo luật Giao thông đường bộ. 2-Kĩ năng. - HS thể hiện đúng cách điều khiển xe an toàn qua đường giao nhau. - Phán đoán và nhận thức được các điều kiện an toàn hay không an toàn khi đi xe đạp. 3-Thái độ - Có ý thức điều khiển xe đạp an toàn. II- Nội dung An toàn giao thông Những quy định đối với người đi xe đạp để đảm bảo an toàn III Chuẩn bị - GV: Mô hình đường phố.Tranh ảnh , Luật giao thông đường bộ. - HS: Xe đạp, III- Các hoạt động dạy học. 1- Khởi động Hát 2- Trải nghiệm - Cho HS xem biển báo giao thông đường bộ.Nêu nội dung biển báo. - GV nhận xét, khen HS trả lời đúng 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài , ghi tựa bài lên bảng - Cho 3 Hs đọc to tên bài. - HS, GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò Hoạt động 1: Cách đi xe đạp an toàn GV nêu các tình huống, yêu cầu HS trả lời hoặc phải nêu cách xử lí đúng, an toàn. - Em biết những qui định đối với người đi xe đạp trên đường theo luật Giao thông đường bộ. - Để rẽ trái người đi xe đạp phải làm gì?... - Chạy xe đi học gặp chỗ đông người như chợ, cổng trường học, bệnh viện em làm thế nào? -Tan học ra về em đi xe đạp như thế nào? -Muốn đi xe đạp qua ngã ba, ngã tư em đi thế nào? - Em đang chạy xe đạp trên đường có chiếc xe ô tô chạy cùng chiều em làm thế nào? Hoạt động 2: Thực hành trên sân trường Cho HS thực hành trên sân trường. Kết luận: Luôn đi ở phía tay phải, khi đổi hướng (muốn rẽ phải , rẽ trái) đều phải đi chậm, quan sát và giơ tay xin đường.Không bao giờ được rẽ ngoặt bất ngờ, vượt ẩu lướt qua người đi xe phía trước.đến ngã ba, ngã tư, nơi có đèn tính hiệu GT phải đi theo hiệu lệnh của đèn. *Củng cố - Qua tiết học này, em biết được những gì? *Dặn dò : - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS đi xe đạp cần đi đúng Luật giao thông đường bộ. - Dặn HS đi xe đạp chú ý chạy xe cho an toàn nhất là đến cổng và ra về trước cổng đông xe, đi qua ngã ba ngã tư, đường hẹp, khu vực chợ các em cần chú ý chạy chậm , quan sát các hướng. - Thảo luận nhóm đôi. - Phát biểu trước lớp. - HS liên hệ bản thân, rút ra bài học. - Lớp theo dõi và nhận xét. - Lớp góp ý, bổ sung. - HS thực hành chạy xe đạp trên sân trường. - Các em nghe. - HS nêu. - HS nghe. Rút kinh nghiệm:. SINH HOẠT LỚP I Mục tiêu - Giúp HS biết những ưu điểm, hạn chế của bản thân cũng như các bạn trong tuần. - Biết phát huy những ưu điểm, khắc phục những sai phạm cho tuần sau. - Biết được kế hoạch tuần tới. - Giáo dục HS thực hiện tốt nội quy trường, lớp. II Chuẩn bị - GV: Nội dung sinh hoạt - HS: Những ghi chép theo dõi các bạn của ban cán sự lớp. III Các bước tiến hành 1/Các trưởng nhóm nhận xét, đánh giá tuần 6 2
File đính kèm:
- giao_an_lop_5_vnen_tuan_6_nam_hoc_2021_2022.doc