Giáo án Lớp 5 VNEN - Tuần 9 - Năm học 2021-2022
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 5 VNEN - Tuần 9 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo án Lớp 5 VNEN - Tuần 9 - Năm học 2021-2022
GIÁO ÁN VNEN LỚP 5 TUẦN 9 Tiết 1 Tiếng việt Bài 9A: Con người quý nhất (tiết 1) I. Mục tiêu - Đọc - hiểu bài Cái gì quý nhất? Mục tiêu riêng: + Các em đọc chậm, đọc chưa tốt Việt Anh, Đức, Như, Bảo đọc được một đoạn của bài. + HS đọc - hiểu tốt giọng đọc diễn cảm, thực hiện đúng hoạt động 5 và 6. Giáo dục học sinh quý trọng người lao động. II Đồ dùng dạy học - GV: Tranh minh họa cảnh người lao động. III Các hoạt động dạy học 1-Khởi động - HS hát. 2-Trải nghiệm - Gọi 2 HS đọc thuộc lòng bài Trước cổng trời, trả lời câu hỏi, nêu nội dung bài. - GV nhận xét. 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài, ghi tựa bài lên bảng. - Cho 5 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A.Hoạt động cơ bản : Hoạt động 1 - Cho Hs quan sát tranh. - Gọi đại diện nhóm trình bày. Hoạt động 2 - GV đọc mẫu. - Giới thiệu tranh minh họa. - Chia đoạn. Hoạt động 3 - Quan sát HS đọc từ và giải nghĩa từ. - Gọi 2 cặp đọc to trước lớp. Hoạt động 4 Cùng luyện đọc -Theo dõi các nhóm đọc, kiểm tra, giúp Hs đọc đúng. - GV nhận xét và sửa chữa. Hoạt động 5 Thảo luận - GV quan sát, giúp đỡ nhóm cần trợ giúp. - Cho các nhóm báo cáo. - GV nhận xét, kết luận ý đúng. Hoạt động 6 Hỏi – đáp - Quan sát giúp đỡ cặp còn lúng túng. - Gọi vài cặp trình bày. - GV chốt lại. GV chốt lại. Hỏi: Nội dung của bài là gì? - Cho HS nêu, Gv chốt lại *GV nêu câu hỏi liên hệ thực tế giáo dục HS yêu quý người lao động, trọng các ngành nghề trong xã hội nhất là những nghề nặng nhọc, vất vả mà mang lại lợi ích như công nhân vệ sinh, các chú đội phòng cháy chữa cháy, nông dân - Cho HS xem tranh. *Củng cố - Qua tiết học này em biết được điều gì? - GV chốt lại. * Dặn dò - Dặn Hs đọc bài. - Kể cho người thân nghe bài tập đọc này. - GV nhận xét tiết học. Hoạt động nhóm - HS các nhóm quan sát tranh nói về một trong các bức tranh. Hoạt động chung cả lớp - Cả lớp nghe. - Quan sát tranh minh họa. + Phần 1:Gồm đoạn 1 và 2 (từ đầu đến được không) + Phần 2: Gồm các đoạn 3, 4, 5 (từ Quý và Nam cho là có lí đến phân giải) + Phần 3:đoạn còn lại. Hoạt động cặp đôi - Đọc từ và giải nghĩa từ. - Trình bày trước lớp Hoạt động nhóm Luyện đọc câu, đoạn, bài. - HS luyện đọc trong nhóm. - Một số em đọc trước lớp. - Lớp nhận xét. Hoạt động nhóm - HS tìm hiểu bài đọc: các nhóm thảo luận câu hỏi - Trình bày trước lớp. - HS thảo luận và nêu kết quả. Đáp án đúng: 5a) (HS chậm nêu) + Hùng -Lúa gạo quý nhất – vì lúa gạo nuôi sống con người. + Quý – Vàng, bạc quý nhất – vì vàng bạc quý và hiếm. + Nam: Thì giờ quý nhất- vì có thì giờ mới làm ra lú gạo, vàng bạc. b) Nói thành câu theo mẫu. (HS có năng khiếu diễn đạt nói) Hoạt động cặp đôi Trao đổi theo cặp rồi trình bày. 1/ Vì không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi đi một cách vô vị. 2/ Nêu theo ý của em rồi giải thích. Nội dung Người lao động là đáng quý nhất. - HS nghe. - HS quan sát tranh. - HS trả lời cá nhân. - HS nghe. Rút kinh nghiệm Tiết 2 Môn: Toán Bài 27 Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân (tiết 1) I Mục tiêu - HS biết viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau. Mục tiêu riêng: + HS học tốt thuộc mối quan hệ giữa hai đơn vị liền kề tại lớp. II Đồ dùng dạy học - GV: Thẻ ghi tên các đơn vị đo khối lượng. III Các hoạt động dạy học. 1-Khởi động - HS chơi trò chơi. 2-Trải nghiệm -Gọi HS kể tên các đơn vị đo khối lượng. 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài, ghi tựa bài lên bảng. - Cho 5 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A.Hoạt động cơ bản : Hoạt động 1 - GV tổ chức cho HS chơi. - Quan sát các nhóm làm việc. - Nhận xét. Hoạt động 2 - Gv quan sát các nhóm làm bài. - Gọi HS báo cáo kết quả. Hoạt động 3 - Quan sát Hs thực hiện.Giúp đỡ các cặp đôi chậm. - Nghe báo cáo kết quả thảo luận. - GV nhận két, kết luận kết quả đúng. * Củng cố - Qua tiết học này em cần nhớ những gì? *Dặn dò - Dặn Hs xem hoạt động thực hành. - Gv nhận xét tiết học. - Hoạt động nhóm - Các nhóm tham gia trò chơi. - Các nhóm thực hiện các hoạt động. a) tấn tạ yến kg hg dag g b)c) HS nêu như trong tài liệu rồi lấy ví dụ. Hoạt động cặp đôi. Các cặp thực hiện phần a. Làm vào vở phần b. 7 tấn 49 kg = 7, 049 tấn 31 tấn 8 kg = 31, 008 tấn - HS trả lời cá nhân. - HS nghe. Rút kinh nghiệm Tiết 3 Giáo dục lối sống Bài 4: Internet - những khám phá diệu kì (Tiết 1) I Mục tiêu Sau bài học, HS: 1. Nêu dược vai trò của internet trong việc cung cấp tri thức, trao đổi, chia sẻ thông tin ý kiến, cảm xúc giữa các thành viên trong cộng đồng mà không bị giới hạn bởi thời gian và không gian. 2. Có kĩ năng tìm kiếm thông tin cẩn thiết trên internet, biết loại bỏ các thông tin không phù hợp hoặc lệnh chuẩn trên mạng. 3. Biết cư sử lịch sự, tôn trọng người khác khi giao tiếp trên nternet;không tán thành với các lời nói, hành vi thiếu văn hóa trên mạng. Mục tiêu riêng:Giao nhiệm vụ cho các bạn trong lớp theo dõi, báo cáo với cô về việc các bạn sử dụng internet trong các tiết thực hành trên máy (giờ học tin học trên phòng máy) và trong các tiệm internet công cộng. II. Đồ dùng dạy học GV: Tài liệu hướng dẫn, Phiếu câu hỏi cho các cặp thảo luận. HS : Tìm những địa điểm có mạng Internet công cộng ở địa phương. III.Các hoạt động dạy học 1/ Khởi động Hát 2/ Trải nghiệm Hỏi: - Em đã từng sử dụng internet bao giờ chưa? - Người ta sử dụng internet để làm gì ? - Nhận xét. 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài, ghi tựa bài lên bảng. - Cho 5 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A. Hoạt động cơ bản: Hoạt động 1 - Cho các nhóm thảo luận rồi trình bày. - GV kết luận. Hoạt động 2 - Quan sát các cặp thảo luận. - Nghe đại diện các nhóm trình bày. - GV nhận xét, kết luận. Hoạt động 3 Thảo luận lớp theo các câu hỏi - Khi nào người lớn không đồng ý cho em sử dụng máy tính? - Trẻ em có nên chơi trò chơi điện tử nhiều quá hay không? Vì sao? - Trẻ em không nên xem những loại thông tin nào trên internet?Vì sao? - Có những nguy cơ nào đối với trẻ em khi sử dụng internet? GV kết luận: Internet mang lại nhiều lợi ích cho con người.Tuy nhiên, nếu trẻ em sử dụng internet, chơi trò chơi điện tử chiếm quá nhiều thời gian sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tới học tập. Đặc biệt, trẻ em không nên xem thông tin không lành lành mạnh trên mạng. *Củng cố - Qua tiết học này em biết được điều gì? - Gv củng cố kiến thức, liên hệ, giáo dục học sinh. *Dặn dò - Dặn Hs không nên lạm dụng mạng internet quá nhiều để chơi điện tử. Nên sử dụng internet vào việc tìm kiếm thông tin mở mang kiến thức phục vụ bài học hoặc để học môn tin học trong chương trình. * Giao nhiệm vụ cho các bạn trong lớp theo dõi, báo cáo với cô về việc các bạn sử dụng internet trong các tiết thực hành trên máy (giờ học tin học trên phòng máy) và trong các tiệm internet công cộng. - Tiết sau các em sẽ thực hành. 1. Vai trò của internet Hoạt động nhóm - Thảo luận. + Internet giúp ích gì cho cho cuộc sống của em và mọi người? - Báo cáo. Internet có nhiều ích lợi như cho cuộc sống con người như: tiết kiệm thời gian khi tìm kiếm thông tin , trò chuyện, chia sẻ thông tin, tìnhcảm, cảm xúc với bạn bè, người thân, kết bạn, sổ liên lạc điện tử, tham gia hoạt động cộng đồng . 2.Tìm kiếm thông tin trên internet Hoạt động cặp đôi - Trao đổi theo các câu hỏi của cô (Trang 63) Để tìm kiếm thông tin, trước tiên cần phải xác định từ khóa (keywords). Sau khi nhập từ khóa, em cần lựa chọn các địa chỉ cung cấp liên quan đến nội dung thông tin cần tìm kiếm. Tiếp theo, em lựa chọn những nội dung thông tin phù hợp với mục đích tìm kiếm và lưu trữ, sắp xếp chúng như mong muốn 3.Những nguy cơ khi sử dụng internet Hoạt động chung cả lớp. - Khi em bận học, khi em có nguy cơ cận thị - Không nên.Vì ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập. - Phim truyện người lớn, bạo lực, thông tin không lành lành mạnh trên mạng... Vì không phù hợp với lứa tuổi. - Bị nghiện internet, bị cận thị khi sử dụng quá lâu, ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe, bỏ bê việc học, trốn học để chơi, lấy tiền của ba, mẹ để chơi - HS trả lời cá nhân. - Em nghe cô dặn dò. Rút kinh nghiệm: .. . BUỔI CHIỀU Tiết 1 Thực hành Tiếng Việt (Tiết 1) I Mục tiêu - HS đọc - hiểu trả lời đúng bài Tôi đã trở về trên núi cao. Mục tiêu riêng: - GV giúp đỡ em Đức, Việt Anh, Đạt, Hân các câu mà các em không hiểu như các câu g, h. - HS học tốt nhận biết được từ mang nghĩa gốc, nghĩa chuyển ở các câu g, h.và trả lời. đúng các câu. II. Đồ dùng dạy học Vở thực hành III Các hoạt động dạy học Hoạt động của cô Hoạt động của trò 1/Giới thiệu bài 2/ Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1 -Gọi HS đọc bài Tôi đã trở về trên núi cao. -Giới thiệu tranh. Bài 2 -Yêu cầu HS đọc các câu hỏi và làm bài. - GV thu vở nhận xét. - Chữa chung cho cả lớp.Chú ý giúp HS hiểu câu g, h. 3/ Củng cố, dặn dò - GV giáo dục HS tình yêu quê hương. -Dặn HS về xem bài tiết 2. - HS đọc. - HS làm bài cá nhân. Đáp án: a) ý 2 b) ý 1 c) ý 3 d) ý 3 e) ý 2 g) ý 1 h) ý 2 - HS nghe. Rút kinh nghiệm .................. Tiết 4 Lịch sử Bài 4 Cách mạng mùa thu và Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập (T1) I Mục tiêu - Nêu được các sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội. - Biết được ngày 19-8 hằng năm là ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám ở nước ta.Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “ Tuyên ngôn Độc lập”, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hà.Đây là ngày Quốc khánh của nước ta. - Bước đầu rèn luyện khả năng khai thác sự kiện, tranh ảnh để tìm hiểu quá khứ. Mục tiêu riêng: Gọi HS học tốt trả lời HĐ 2; Giúp đỡ HS chậm hiểu làm bài tập 3. II Đồ dùng dạy học - GV:Tranh ảnh, phiếu học tập. III Các hoạt động dạy học 1-Khởi động - HS hát. 2-Trải nghiệm - Cho HS trả lời câu hỏi bài 4 (tiết 1) 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài, ghi tựa bài lên bảng. - Cho 3 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A.Hoạt động cơ bản : Hoạt động 1 Tìm hiểu thời cơ Cách mạng tháng Tám - Quan sát các nhóm làm việc. - Gọi đại diện các nhóm trả lời. - GV chốt lại. Hoạt động 2 Tìm hiểu cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. Hoạt động 3 Tìm hiểu sự kiện Bác Hồ đọc “ Tuyên ngôn độc lập” Hoạt động nhóm - Các nhóm đọc, quan sát hình ảnh, thảo luận, trả lời. + Nhật Bản đầu hàng đồng minh. + Đảng và Bác Hồ quyết định ra lệnh toàn dân tổng khởi nghĩa. + Không khí tổng khởi nghĩa ở Hà Nội xuất hiện cờ đỏ sao vàng, tràn ngập khí thế cách mạng.Chiều ngày 19-8-1945, cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội đã thắng lợi. + Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hà Nội đã cổ vũ tinh thần nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh giành chính quyền + Tiếp sau Hà Nội là: Huế (23-8) Sài Gòn (25-8), cuộc tổng khởi nghĩa thành công trong cả nước. + Ngày 19-8 hằng năm được chọn làm ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám vì đây là ngày nhân dân Hà Nội tiến hành khởi nghĩa và giành thắng lợi, đi đầu và cổ vũ cho nhân dân cả nước tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền trên cả nước. - Các nhóm đọc, thảo luận, làm vào phiếu. PHIẾU HỌC TẬP Câu hỏi Trả lời Quang cảnh ngày 2- 9-1945 ở Hà Nội như thế nào? Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Bác nêu chân lí gì? Hãy điền những từ ngữ thích hợp vào chỗ trốn () trong đoạn văn dưới đây: “ Nước Việt Nam có quyền . .và sự thật ....Toàn thể dân tộc Việt Nam đã quyết đem .. .tự do độc lập ấy. - Cho các nhóm cử đại diện báo cáo. - GV kết luận. GVKL: Bản Tuyên ngôn Độc lập mà Bác Hồ đọc ngày 2-9-1945 đã khẳng định quyền độc lập tự do thiêng liêng của dân tộcViệt Nam đồng thời cũng khẳng định dân tộc VN sẽ quyết tâm giữ vững quyền tự do độc lập ấy. Hoạt động 4 Đọc và ghi vào vở. - Gv quan sát HS viết bài, nhắc nhở khi cần. * Củng cố - Qua tiết học này, em biết được những gì? * Dặn dò - Hs ghi nhớ thời gian, sự kiện.Cách mạng mùa thu và Bác Hồ đọc Tuyên ngôn độc lập. - HS xem trước hoạt động thực hành. - Gv nhận xét tiết học. - Đại diện các nhóm báo cáo. Hoạt động cá nhân - Em đọc và ghi vào vở. - HS trả lời cá nhân. - HS nghe. Rút kinh nghiệm Thứ ba ngày 25 tháng 10 năm 2016 Tiết 1 Toán Bài 27 Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân (tiết 2) I Mục tiêu HS biết viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau. Mục tiêu riêng: + HS học còn chậm làm bài 1, bài 2. + HS học tốt làm đúng cả ba bài tập. BT3 GV liên hệ giáo dục HS bảo vệ động vật hoang dã, động vật quý hiếm. II Các hoạt động dạy học. -Khởi động - HS hát. 2-Trải nghiệm - Gọi HS kể tên các đơn vị đo khối lượng. 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài, ghi tựa bài lên bảng. - Cho 5 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A-Hoạt động thực hành : Hoạt động 1 - Quan sát các em làm bài. - GV thu bài một số em nhận xét. Chữa bài. Bài 3( Dành cho Hs học tốt làm ). - Gv gọi Hs đọc đề, tìm hiểu đề rồi giải. - GV nhận xét, chữa bài. - Gv giáo dục HS sư tử là động vật hoang dã quý hiếm chúng cần được bảo vệ. * Củng cố - Tiết học này , em đã làm dạng toán nào? *Dặn dò. - Dặn Hs nhớ quan hệ giữa các đơn vị đo để đổi cho đúng. - Gv nhận xét tiết học. Hoạt động cá nhân - Hs làm bài vào vở. Bài 1 Kết quả đúng: a) 7 tấn 512kg = 7, 512 tấn b) 28 tấn 91 kg = 28, 091 tấn c) 15 tấn 8 kg = 15, 008 tấn d) 500kg = 0, 5 tấn. Bài 2 a) a) 4 kg50g = 4, 050 kg 35 kg 70 g = 35, 070kg 8kg 3g= 8, 003kg 500g=0, 5kg b) 7 tạ 50kg = 7, 50 tạ hay 7, 5 tạ. 5tạ 5kg = 5, 05 tạ 63 kg = 0, 63 tạ 830 kg = 8, 30 tạ hay 8, 3 tạ Bài 3 Bài giải Cách 1 Lượng thịt cần để nuôi 6 con sư tử trong 1 ngày là: 9x6 =54 (kg) Lượng thịt cần để nuôi 6con sư tử trong 30 ngày là: 54 x 30 = 1620 (kg) 1620kg =1, 62 tấn Đáp số: 1, 62 tấn Cách 2 Lượng thịt để 1 con sư tử ăn trong 30 ngày là: 9 x 30 = 270 (kg) Lượng thịt để 6 con sư tử ăn trong 30 ngày là: 270 x 6 = 1620 (kg) 1620 kg = 1, 62 tấn Đáp số: 1, 62 tấn - HS trả lời cá nhân. - HS nghe. Rút kinh nghiệm Tiết 3 Tiếng việt Bài 9A Con người quý nhất (tiết 2) I Mục tiêu - Nhận biết được đại từ, hiểu được ý nghĩa của đại từ thay thế và đại từ xưng hô. *Giáo dục HS kính yêu Bác Hồ. - GV gợi ý, giúp đỡ em Đạt, Hân, Việt Anh, Hào. - HS học tốt làm đúng phần thực hành. II Đồ dùng dạy học - GV: Tranh minh họa - HS: VBT III Các hoạt động dạy học -Khởi động -Cho HS hát. 2-Trải nghiệm Hỏi HS: - Khi nói chuyện với ông, bà;cha, mẹ;anh, chị, bạn bè em gọi người trò chuyện với em là gì, em xưng hô thế nào? Cho mỗi em trả lời một ý. 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài, ghi tựa bài lên bảng. - Cho 3 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A. Hoạt động thực hành: BT7 Tìm hiểu về đại từ - Gv cho Hs đọc. - Cho Hs làm vào VBT. - GV nhận xét chốt lại kết quả đúng. - Gợi ý Hs rút ra ghi nhớ. B.Hoạt động thực hành HĐ1, 2 Thảo luận, trả lời câu hỏi. - Gọi HS làm vào vở rồi trả lời miệng. - GV kết luận. Câu 2 Dành cho HS hiểu tốt trả lời. *Giáo dục HS kính yêu Bác Hồ. HĐ3 Đọc hai đoạn văn và trả lời câu hỏi. - Quan sát các cặp thảo luận. - Gv đến giúp đỡ cặp chậm hiểu.. *Củng cố - Qua tiết học này em biết được điều gì? - GV chốt lại. - GV cho hs nhắc lại Ghi nhớ. *Dặn dò. - Dặn Hs khi viết đoạn văn hay một bài văn phải biết dùng đại từ thay thế để tránh lặp lại từ bài văn sẽ không hay gây nhàm chán cho người đọc. Hoạt động chung cả lớp. Câu trả lời đúng là: Các từ tớ, cậu, nó là đại từ. Từ tớ, cậu dùng để xưng hô, thay thế cho các nhân vật trong truyện là Hùng, Quý, Nam. Từ nó là từ xưng hô, đồng thời thay thế cho danh từ chích bông ở câu trước để tránh lặp từ ở câu thứ b. Từ thế ở câu d thay cho từ rất quý. - Hs rút ra ghi nhớ. - Đọc ghi nhớ trong sách. Hoạt động nhóm - Các nhóm thảo luận, báo cáo. Đáp án: 1/ Bác, Người, Ông cụ, Người, Người, Người + Những từ in đậm đó dùng để chỉ Bác Hồ. 2/ Những từ ngữ đó viết hoa nhằm biểu lộ thái độ tôn kính Bác. + Vì kính yêu Bác Hồ. Hoạt động cá nhân - HS làm vào vở. - Chữa bài. Cái cò, cái vạc, cái nông Sao mày giẫm lúa nhà ông hỡi cò? Không không, tôi đứng trên bờ, Mẹ con cái diệc đổ ngờ cho tôi Chẳng tin, ông đến mà coi. Mẹ con nhà nó còn ngồi đây kia Bài ca dao là lời đối đáp giữa nhân vật ông với con cò Đại từ chỉ nhân vật đang nói: ông. Đại từ chỉ nhân vật đang nghe: mày, tôi Đại từ chỉ nhân vật được nói đến: nó chỉ cái diệc. Hoạt động cặp đôi. Thảo luận. Trình bày. Đáp án: a) Cách dùng từ ở đoạn A từ quạ lặp lại nhiều lần. Đoạn b từ quạ không bị lặp lại mà thay bằng từ nó b) Cách dùng từ ở đoạn B hay hơn.Vì từ không bị lặp lại mà được thay bằng đại từ xưng hô. - HS trả lời cá nhân. - HS nghe. Rút kinh nghiệm Tiết 4 Tiếng việt Bài 9A Con người quý nhất (tiết 3) I Mục tiêu - Nhớ -viết đoạn văn Tiếng đàn ba- la-lai –ca trên sông Đà; viết đúng các từ chứa tiếng chứa có âm cuối n/ng. Mục tiêu riêng: + Giúp đỡ em Đức, Như, Bảo, Đạt, Khang lúc HS làm bài. + HS học tốt :Viết đúng, trình bày sạch.Làm được các bài tập. II Đồ dùng dạy học - HS: Bảng con, VBT III Các hoạt động dạy học 1-Khởi động - HS hát. 2-Trải nghiệm - Gọi HS lên bảng viết tiếng: chiến, yến.Nêu cách ghi dấu thanh. - Nhận xét. 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài, ghi tựa bài lên bảng. - Cho 3 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò B.Hoạt động thực hành: HĐ 4 a) Trao đổi về nội dung bài - Gọi HS đọc thuộc hai khổ. Hỏi: Khổ thơ 2 và 3 cho em biết điều gì? Hướng dẫn viết từ khó - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu HS luyện đọc và viết các từ khó. - Hướng dẫn cách trình bày: + Bài thơ có mấy khổ? Cách trình bày mỗi khổ thơ như thế nào? + Trình bày bài thơ như thế nào? + Trong bài thơ có những chữ nào phải viết hoa? Cho Hs viết chính tả. b) Trao đổi bài với bạn chữa lỗi. -GV thu vở nhận xét 9-10 vở. HĐ 5 Cho Hs chọn làm phần b Hoạt động cá nhân. - Hs đọc thuộc lòng. - Hs nêu. - HS nêu: Ba-la-lai-ca, ngẫm nghĩ, tháp khoan, lấp loáng , bỡ ngỡ , Nga, sông Đà - HS đọc và viết - HS trả lời để rút ra cách trình bày bài thơ + Giữa mỗi khổ thơ để cách một dòng. + Lùi vào 1 ô viết hoa chữ đầu mỗi dòng thơ. + Trong bài thơ có những chữ đầu dòng thơ và tên riêng Nga , Đà phải viết hoa. - HS tự nhớ và viết bài Hoạt động chung cả lớp. Đáp án man mác khai man vần thơ vần cơm buôn bán buôn làng vươn lên vươn tay con mang mang vác vầng trăng, vầng trán buông màn, buông tay vương vấn vương tơ HĐ 6 -Quan sát, nhận xét, kết luận. * Củng cố - Hôm nay, các em viết chính tả bài gì? - Các bài tập đã làm. * Dặn dò - Dặn HS ghi nhớ các từ có âm cuối n hay ng, từ láy vần có âm cuối ng. - Về nhà tìm thêm từ có vần vừa học. - Nhận xét tiết học . - Hs thi tiếp sức. b) lang thang, vang vang, trăng trắng, thoang thoảng, văng vẳng - HS trả lời cá nhân. Rút kinh nghiệm BUỔI CHIỀU Tiết 1 Thực hành Tiếng việt ( tiết 2) I Mục tiêu - HS nhận biết được bố cục của bài văn “Tôi đã trở về trên núi cao”. - Biết được cách bài tả theo trình tự nào, các biện pháp miêu tả. - Viết một bài văn tả một cái ao (hoặc một đầm sen, một con kênh, một dòng sông) theo yêu cầu. Mục tiêu riêng: +Cho các em viết chậm, vốn từ ít như: Việt Anh, Bảo, Đạt, Khang viết đoạn văn khoảng 5 câu. + HS có năng khiếu viết văn viết khoảng 8-10 câu có viết câu mở đoạn, kết đoạn. II. Đồ dùng dạy học - GV: Tranh minh họa - HS: Sách thực hành III Các hoạt động dạy học. Hoạt động của cô Hoạt động của trò 1/Giới thiệu bài 2/ Hướng dẫn HS làm bài tập Bài 1 - Cho HS thảo luận cả lớp. - Chữa chung cho cả lớp. Bài 2 - GV giúp hs hiểu đề. - Cho HS làm cá nhân.GV giao HS viết phù với với khả năng các em. - GV thu bài, nhận xét. - Đọc cho lớp nghe bài viết hay. Nếu hs chưa viết xong thì cho các em về nhà viết tiếp. 3/ Củng cố, dặn dò -Nhận xét tiết học. -Dặn HS lưu ý một số ý khi viết một bài văn . Hoạt động cả lớp - HS làm bài Đáp án đúng ý 3 ý 3 ý 1 ý 3 Hoạt động cá nhân - HS đọc đề, nghe hướng dẫn rồi làm bài. - Học tập, rút kinh nghiệm bài viết hay. - HS nghe. Rút kinh nghiệm . Tiết 2 Thực hành Toán (Tiết 1) I Mục tiêu - Củng cố về số thập phân bằng nhau. Mục tiêu riêng: - Cả lớp làm bài tập 1, 2, 3, 4. - HS học tốt thực hành thêm bài 5. II Đồ dùng dạy học HS: Sách Thực hành III Các hoạt động dạy học Hoạt động của cô Hoạt động của trò 1/ Giới thiệu bài 2/ Hướng dẫn HS thực hành Bài 1 Cho HS dùng thước nối. - Gv thu vở 10 em nhận xét. -Chữa bài. Bài 2 Cho HS viết theo mẫu, gv nhận xét bài HS chậm, chữa bài. Bài 3 HS tự làm, gọi 1 Hs lên làm trên bảng, GV nhận xét chữa bài khoảng 10 em Bài 4 -Cho 1 HS làm trên bảng, lớp làm vào vở. -GV nhận xét, chữa bài. Bài 5 Nếu còn thời gian cho HS làm tại lớp. 3/ Củng cố, dặn dò. - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về thực hành làm bài 5 (Nếu ở lớp làm chưa xong). HS nghe. HS chữa theo kết quả đúng Số thập phân bằng nhau: 2, 12 = 2, 120 = 2, 1200 13, 70 = 13, 7 = 13, 700 467, 100 = 467, 1= 467, 10 Bài 2 HS làm bài vào bảng (Theo mẫu) Kết quả bài 3 3, 4 > 3, 041 12, 56 >10, 97 84, 029 < 84, 030 7, 010 = 7, 0100 Bài 4 Thứ tự từ bé đến lớn: 19, 18 ; 19, 86; 45, 21; 45, 27 HS học tốt thực hiện bài 5 - HS nghe. Rút kinh nghiệm Thứ tư ngày 26 tháng 10 năm 2016 Tiết 1 Toán Bài 28 Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân (tiết 1) I Mục tiêu - Em ôn lại các đơn vị đo diện tích đã học;quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích thường dùng. - Em biết viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân theo đơn vị đo khác nhau. Mục tiêu riêng: Giúp đỡ HS nhóm chậm HĐ 3b. II Đồ dùng dạy học GV: Bảng nhóm III Các hoạt động dạy học 1-Khởi động - Cho HS hát. 2- Bài mới - Gv giới thiệu bài, ghi tựa bài lên bảng. - Cho 5 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A.Hoạt động cơ bản : Hoạt động 1 - Quan sát các em chơi. - GV nhận xét. Hoạt động 2 - Cho các nhóm thực hiện theo yêu cầu rồi báo cáo. Hoạt động 3 - Quan sát các cặp làm bài. - Thu một số bài 3b nhận xét. - Chữa bài. *Củng cố - Qua tiết học này em biết được điều gì? *Dặn dò. - Dặn Hs nhớ tên và mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích để đổi cho đúng. - Xem trước Hoạt động thực hành. - Gv nhận xét tiết học. Hoạt động nhóm - Các nhóm tham gia trò chơi. - Thực hiện hoàn thành bảng đơn vị đo. a) km2 hm2 (ha) dam2 m2 dm2 cm2 mm b) HS nêu c) HS đọc. Hoạt động cặp đôi - Đọc và giải thích cho bạn nghe ví dụ 1 và 2. - Làm bài tập phần b. 7 m2 3dm2 = 7, 03 m2 15 dm2 = 0, 15m2 - HS trả lời cá nhân. - HS nghe. Rút kinh nghiệm Tiết 3 Tiếng Việt Bài 9B: Tình người với đất (tiết 1) I Mục tiêu - Đọc hiểu - bài Đất Cà Mau. +Em Đức, Bảo, Hân đọc đúng một đoạn của bài.Cùng nhóm thảo luận trả lời đúng câu hỏi ở Hoạt động 5. +HS đọc- hiểu tốt đọc đúng diễn cảm, điền đúng 5 đáp án ở phần Trò chơi và làm tốt các yêu cầu ở hoạt động 5 và 6. HS hiểu thêm về môi trường sinh thái vùng biển Cà Mau. Tích hợp giáo dục học sinh bảo vệ môi trường . II Đồ dùng dạy học - GV: Bản đồ Hành chính Việt Nam để chỉ Cà Mau. III Các hoạt động 1-Khởi động -Cho HS hát. 2-Trải nghiệm - HS đọc Bài Cái gì quý nhất?, - HS 1 đọc từ đầu đến nhờ thầy giáo phân giải. Trả lời câu hỏi: Theo Hùng, Quý, Nam cái gì là quý nhất? - HS 2 đọc đoạn còn lại.Trả lời Thầy giáo nói quý nhất là gì? Vì sao thầy cho rằng người lao động mới là quý nhất? - GV nhận xét. 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài, ghi tựa bài lên bảng. - Cho 5 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A.Hoạt động cơ bản : Hoạt động 1 - Cho Hs chơi trò chơi. - GV theo dõi, kiểm tra, giúp đỡ. - Gọi đại diện nhóm trình bày. - GV kết luận nhóm thắng cuộc, khen nhóm thắng cuộc. Hoạt động 2 - GV gọi HS đọc mẫu. - Giới thiệu tranh minh họa. - Chia đoạn. Hoạt động 3 - Cho các cặp làm bài rồi báo cáo. - Gọi vài cặp đọc to. GV hỏi: - Có từ nào mà em không hiểu không? - Nếu có, GV cho HS giải nghĩa cho bạn nghe hoặc cô giải nghĩa. Hoạt động 4 Cùng luyện đọc -Theo dõi các nhóm đọc, kiểm tra, giúp đỡ.Quan tâm các em Đức, Bảo, Hân. - GV nghe HS đọc, nhận xét và sửa chữa. Hoạt động 5 - Cho các nhóm thảo luận câu hỏi. - Gọi các nhóm báo cáo. - GV nhận xét, kết luận. -Cho HS quan sát ảnh chụp ở cuối bài. Câu 2 và 3 dành cho mọi đối tượng HS. Câu 1, 4 dành cho HS hiểu tốt báo cáo. Hoạt động 6 Chọn tên cho từng đoạn - Quan sát các cặp làm việc. - Gọi các em nêu. - GV kết luận. - Gọi Hs hiểu tốt (Vy, Thư hoặc Nhường) nêu nội dung bài. Tích hợp giáo dục học sinh bảo vệ môi trường . *GV hỏi hoặc cho em Thư hỏi các bạn. - Em còn biết gì thêm về vùng đất Cà Mau? - GV mở rộng thêm cho HS. - Hãy nêu cảm nhận của em về vùng đất tận cùng của Tổ Quốc này. - GV mở rộng thêm cho học sinh hiểu thêm về con người và vùng đất Cà Mau.Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường. *Củng cố - Qua bài văn, em cảm nhận được gì về thiên nhiên và con người Cà Mau? *Dặn dò - Dặn Hs đọc bài. - GV nhận xét tiết học. Hoạt động nhóm - HS các nhóm tham gia trò chơi. Đáp án 1 CAO BẰNG 2 HÀ NỘI 3 MÓNG CÁI 4 HỘI AN 5 CỬU LONG Ô chữ bí mật CÀ MAU Hoạt động chung cả lớp - Cả lớp nghe. - Quan sát tranh minh họa. - Bài gồm 3 đoạn. Hoạt động cặp đôi. - Các cặp nối từ rồi báo cáo. Đáp án: a nối với 2 b nối với 1 c nối với 5 d nối với 3 e nối với 4 Ví dụ: “ sấu cản mũi thuyền” cá sấu rất nhiều ở sông; “ hổ rình xem hát”trên cạn, hổ lúc nào cũng rình rập. Hoạt động nhóm Luyện đọc câu, đoạn, bài. - HS luyện đọc trong nhóm. - Một số em đọc trước lớp câu. - 1 – 2 nhóm đọc đoạn. - 1HS đọc cả bài. - HS nhận xét bạn đọc. Hoạt động nhóm -Thảo luận các câu hỏi. - Báo cáo kết quả trong nhóm. - Báo cáo trước lớp. Đáp án đúng: 1/ Mưa ở Cà Mau là mưa dông: rất đột ngột , dữ dội nhưng chóng tạnh. 2/ Cây cối mọc thành chòm, thành rặng rễ dài cắm sâu vào lòng đất để chống chọi được với thời tiết khắc nghiệt.Cây bình bát, cây bần quây quần thành chòm, thành rặng.Đước mọc san sát. 3/ Nhà cửa dựng dọc những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì, từ nhà nọ đi sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước. 4/ Vì thiên nhiên ở Cà Mau rất khắc nghiệt. Hoạt động cặp đôi - Từng cặp thảo luận chọn tên. Tên từng đoạn: 1/Mưa ở Cà Mau 2/Cây cối, nhà cửa ở Cà Mau 3/Con người Cà Mau Nội dung Sự khắc nghiệt của thiên nhiên cà Mau góp phần hun đúc tính cách kiên cường của người Cà Mau. + Cà Mau có môi trường sinh thái rất hấp dẫn nên thu hút khách du lịch. Nhất là du lịch tại Mũi Cà Mau nơi tận cùng của Tổ Quốc. + Cà Mau có Hòn Đá Bạc cũng là một địa điểm du lịch. + Cà Mau có rừng tràm, rừng đước rộng mênh mông. + Cà Mau có chợ nổi trên sông. + Em đã đọc Truyện Bác Ba Phi kể chuyện tếu lâm ca ngợi về vùng đất Cà Mau rất hấp dẫn. - Em rất yêu con người và vùng đất này. - HS nghe. - HS trả lời cá nhân. Thiên nhiên Cà Mau góp phần hút đúc tính cách con người Cà Mau. - HS nghe. Rút kinh nghiệm Tiết 4 Tiếng Việt Bài 9B Tình người với đất (tiết 2) I Mục tiêu Mục tiêu riêng: Bước đầu biết thuyết trình, tranh luận. - HS học tốt: biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản. *Rèn kĩ năng sống : thể hiện sự tự tin, lắng nghe tích cực, hợp tác. II Các hoạt động dạy học 1-Khởi động - HS hát. 2-Trải nghiệm - Em có bao giờ tranh luận với bạn chưa? 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài, ghi tựa bài lên bảng. - Cho 5 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu. Tiết 2 Hoạt động của cô Hoạt động của trò A.Hoạt động thực hành : Hoạt động 1 Đọc lại bài Cái gì quý nhất? - Cho Hs đọc kĩ bài. Hoạt động 2 Cùng hỏi đáp - Cho các cặp hỏi đáp.(Câu 3 dành cho cặp hiểu tốt) - Gọi mỗi trả trả lời một câu. - GV chốt lại. Nếu còn thời gian cho HS làm thêm . Hoạt động 3 Tập thuyết trình, tranh luận. - GV cho HS đọc, GV gợi ý *Củng cố - Khi thuyết trình, tranh luận, em cần chú ý những gì? *Dặn dò - Dặn Hs chuẩn bị, rèn kĩ năng thuyết trình, tranh luận vào tiết sau. - GV nhận xét tiết học. Hoạt động cá nhân - Em đọc bài. Hoạt động cặp đôi - Các cặp hỏi đáp: 1/ Vấn đề tranh luận:Cái gì quý nhất trên đời? Ý kiến và lí lẽ của mỗi bạn: - Hùng :Quý nhất là lúa gạo-có ăn mới sống được. - Quý:Quý nhất là vàng-có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo. - Nam :Quý nhất là thời giờ-có thời giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc. 2/ Người lao động là quý nhất. - Lúa gạo, vàng, thì giờ đều quý nhưng chưa phải là quý nhất. Không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng, bạc, thì giờ cũng trôi qua vô ích 3/ Thầy tôn trọng người đối thoại, lập luận có tình có lí Công nhận những thứ Hùng, Quý, Nam nêu ra đều đáng quý Nêu câu hỏi : Ai làm ra lúa gạo, vàng, bạc, ai biết dùng thì giờ?Rồi giảng giải để thuyết phục HS ( lập luận có lí) - HS chuẩn bị thuyết trình, tranh luận trong nhóm. - HS trả lời cá nhân. - HS nghe. Rút kinh nghiệm : BUỔI CHIỀU Tiết 1 Thực hành Toán (Tiết 2) I Mục tiêu - Thực hành làm các bài tập về số thập phân. - Cả lớp làm bài 1, 2, 3, 4. - HS học tốt làm thêm và đúng bài 5. II Chuẩn bị HS: Sách thực hành III Các hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của trò 1/ Giới thiệu bài 2/ Hướng dẫn HS thực hành Bài 1 Cho HS tự làm vào vở thực hành (theo mẫu) -GV nhận xét một số vở, chữa bài. Bài 2 Gọi 1 HS làm trên bảng, lớp làm vào vở. -GV nhận xét, chữa bài. Bài 3 Cho HS khoanh rồi nêu miệng kết quả. Bài 4 Gọi HS nêu miệng. Bài 5 - Cho HS học tốt làm . - Gv thu bài nhận xét. 3/Củng cố, dặn dò -GV nhận xét tiết học. -Dặn HS về xem bài thực hành tuần tới. HS nghe. Làm bài cá nhân. - HS tự làm theo mẫu rồi chữa. Bài 2 Đáp án đúng 0 0 9 Bài 3 Khoanh vào 76, 50 Khoanh vào 29, 89 Bài 4 Đáp án đúng 32 500 Bài 5 Kết quả 2m 34cm = 2, 34m 23dm 4cm = 23, 4m 158cm = 15, 8dm 158cm = 1, 58m - HS nghe. Rút kinh nghiệm Tiết 3 Môn:Kỹ thuật Bài: Luộc rau I. Mục tiêu: - Biết cách thực hiện các công việc chuẩn bị và các bước luộc rau. - Biết liên hệ với việc luộc rau ở gia đình. Giáo dục HS :Khi luộc rau bằng bếp củi, ga cần đun lửa vừa phải ở mức độ cần thiết để tiêt kiệm củi, ga. Sử dụng bếp đun đúng cách để tránh lãng phí chất đốt. II. Đồ dùng dạy học Tranh III. Các hoạt động dạy học. 1-Khởi động - Cho HS hát. 2-Trải nghiệm Hỏi:- Em đã từng luộc rau chưa? 3- Bài mới - Giới thiệu bài. - Cho Hs đọc tên bài. - GV nêu mục tiêu của tiết học. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A.Hoạt động cơ bản : Hoạt động 1:Tìm hiểu cách thực hiện các công việc chuẩn bị luộc rau: - Nêu những công việc được thực hiện khi luộc rau? - Nêu các nguyên liệu và dụng cụ chuẩn bị luộc rau? - Nêu lại cách sơ chế rau? - GV nghe, nhận xét, kết luận. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách luộc rau: HD hs đọc nội dung mục 2+quan sát tranh 3+ nhớ lại cách luộc rau ở gia đình để nêu cách luộc rau. Nhận xét và hướng dẫn hs cách luộc rau. Lưu ý: Cho nhiều nước, 1 ít muối để rau chín đều và xanh, cần đun nước sôi mới cho rau vào, lật rau 2-3 lần để rau chín đều, đun to và đều lửa. Hoạt động 3 Đánh giá kết quả học tập: - GV hỏi các câu hỏi ở cuối bài để học sinh trả lời trên cơ sở đó giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả học tập của học sinh. GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của học sinh. Khen ngợi những cá nhân hoặc nhóm có ý thức học tập tốt. Nhắc nhở nhóm, cá nhân thực hiện chưa tốt nhiệm vụ. Giáo dục HS :Khi luộc rau bằng bếp củi, ga cần đun lửa vừa phải ở mức độ cần thiết để tiêt kiệm củi, ga. Sử dụng bếp đun cách để tránh lãng phí chất đốt. Dặn dò: Về nhà giúp gia đình luộc rau, chuẩn bị bài:bày , dọn bữa ăn Hoạt động chung cả lớp. - HS quan sát hình 1, nhớ lại ở nhà để trả lời. - HS đọc mục 2 và nội dung mục 1b để nêu cách sơ chế rau khi luộc. Đối với các loại rau như cải, bắp cải, su hào, đậu nên ngắt, cắt thành đoạn ngắn hoặc thái nhỏ sau khi đã rửa sạch để giữ được chất dinh dưỡng của rau. - HS suy nghĩ, quan sát, đọc SGK để nêu. - HS nghe, trả lời. - Hs trả lời cá nhân. - HS nghe, trả lời. Rút kinh nghiệm Thứ năm ngày 22 tháng 10 năm 2015 Tiết 2 Tiếng Việt Bài 9B Tình người với đất ( tiết 3) I Mục tiêu Mục tiêu riêng: Bước đầu biết thuyết trình, tranh luận. - HS học tốt: biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản. *Rèn kĩ năng sống : thể hiện sự tự tin, lắng nghe tích cực, hợp tác. *Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường. II Các hoạt động dạy học 1-Khởi động - Cho HS hát. 2-Trải nghiệm - Nhắc lại ý kiến các nhân vật trong Bài Cái gì quý nhất? 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài, ghi tựa bài lên bảng. - Cho 5 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A.Hoạt động thực hành : * GV tiếp tục cho HS tiến hành HĐ3 Hoạt động 3 Tập thuyết trình tranh luận - Gọi HS đọc yêu cầu. - GV giúp HS nắm được yêu cầu của đề bài. - Cho HS đóng vai tranh luận trong nhóm.GV gợi ý HS mở lí kẻ, dẫn chứng. - GV gọi những học sinh mạnh dạn, có lời lẽ để đóng vai trước lớp. - Cho lớp nhận xét, bình chọn. Hoạt động 4 - Cho các nhóm thảo luận. - Gọi các nhóm báo cáo. *Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường. * Củng cố - Qua tiết học này em biết được điều gì? *Dặn dò - Dặn HS khi thuyết trình tranh luận Các em tập mở rộng lí lẽ, dẫn chứng để thuyết phục được người nghe.Tránh nóng nảy, xem thường ý kiến người khác luôn cho rằng ý kiến cho mình là đúng người khác là sai. - Hướng dẫn Hoạt động ứng dụng. - Nhận xét tiết học Hoạt động nhóm - Đọc yêu cầu. - HS nghe GV gợi ý. - HS đóng vai. - Lớp nhận xét, bình chọn bạn đóng vai hay nhất. Hoạt động nhóm Thảo luận, trả lời câu hỏi: + Ở thành phố hay nông thôn thích hơn? Vì sao? - HS trả lời cá nhân. - HS nghe. Rút kinh nghiệm : Tiết 3 Tiếng Việt Bài 9C Bức tranh mùa thu (tiết 1) I Mục tiêu Mục tiêu riêng:Mở rộng vốn từ Thiên nhiên. + Em Anh, Đạt, Bảo, Lành, Hân chỉ cần viết được đoạn văn khoảng 5 câu tả cảnh đẹp của quê em. + HS viết tốt viết có câu mở đoạn, kết đoạn;biết sử dụng từ gợi tả, hình ảnh so sánh, nhân hóa trong đoạn văn viết tả cảnh đẹp ở quê em;đoạn văn khoảng 8 câu. Giáo dục HS bảo vệ môi trường. II Đồ dùng dạy học GV: Đoạn văn mẫu. III Các hoạt động dạy học 1-Khởi động - HS hát. 2-Trải nghiệm Hỏi: - Thiên nhiên quanh em có những gì? 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài, ghi tựa bài lên bảng. - Cho 5 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A.Hoạt động thực hành : Hoạt động 1 - Gv tổ chức cho các nhóm chơi. - Quan sát Hs chơi. - Nhận xét.Khen nhóm chơi tốt. Hoạt động 2 - Cho HS đọc Hoạt động 3 - Quan sát các nhóm thảo luận. - Gọi đại diện các nhóm trình bày. GV kết hợp cung cấp cho học sinh một số hiểu biết về môi trường thiên nhiên Việt Nam và nước ngoài, từ đó bồi dưỡng cho các em tình cảm yêu quý, gắn bó với môi trường sống. - GV giáo dục HS khi viết văn miêu tả các em nên sử dụng hình ảnh gợi tả, so sánh, nhân hóa thì bài viết của mình sẽ sinh động hơn. Hoạt động 3 Gọi HS đọc yêu cầu. -GV hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của bài tập. + Viết một đoạn văn tả cảnh đẹp của quê em hoặc nơi em ở có sử dụng biện pháp nhân hóa. - Hỏi một vài HS: Em tả cảnh gì? GV gợi ý: + Cảnh đẹp đó có thể là một cánh đồng , công viên, dòng sông, con kênh, vườn cây, vườn hoa, cây cầu, ngôi chùa, + Các em chỉ cần viết đoạn văn khoảng 5 câu. + Trong đoạn văn cần sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, nhân hóa khi tả. - Em có thể sử dụng đoạn văn mình đã viết trong bài văn tả cảnh nhưng cần chỉnh lại cho gợi tả, gợi cảm hơn bằng cách dùng những từ ngữ thể hiện sự nhân hóa. - Yêu cầu HS tự làm bài - Gọi 1- 2 HS viết hay viết vào hoặc giấy khổ to đính lên bảng, trình bày. - GV cùng lớp nhận xét. - Gọi các em HS khác đọc đoạn văn. - GV nhận xét. - GV cùng cả lớp bình chọn bạn viết đoạn văn hay nhất. - GV có thể đọc đoạn văn mẫu (GV chuẩn bị). * Củng cố - GV hỏi : Để miêu tả cảnh thiên nhiên, các em cần chú ý điều gì bài viết của mình sinh động hơn? - Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên. * Dặn dò - Dặn Hs viết chưa hay các em về viết lại cho hay hơn. - Nhận xét tiết học Hoạt động nhóm - Tham gia trò chơi. Hoạt động cá nhân - Em đọc mẩu chuyện Bầu trời mùa thu Hoạt động nhóm - Thảo luận, trả lời câu hỏi. - Báo cáo với cô. + Những từ ngữ thể hiện sự so sánh:xanh như mặt nước mệt mỏi trong ao. + Những từ ngữ thể hiện sự nhân hóa: được rửa mặt sau cơn mưa/dịu dàng/buồn bã/trầm ngâm nhớ tiếng hót của bầy chim sơn ca/ghé sát mặt đất/cúi xuống lắng nghe/để tìm xem chim én đang ở trong bụi cây hay ở nơi nào. + Những từ ngữ khác tả bầu trời:rất nóng và cháy lên những tia sáng của ngọn lửa/xanh biếc/cao hơn. Hoạt động cá nhân. - Em đọc yêu cầu. - Trả lời câu hỏi. - Nghe cô hướng dẫn. - Em viết đoạn văn. - HS trả lời cá nhân. + Phải quan sát thật kĩ cảnh sẽ tả bằng nhiều giác quan như :mắt , tai, mũi, cảm giác của làn da Khi tả, em cần sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm, hình ảnh so sánh, nhân hóa, phép liên tưởng. Ngoài ra còn phải viết đúng chính tả, câu, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ, đúng mẫu. - HS nghe. Rút kinh nghiệm : Tiết 2 Toán Bài 28 Viết các số đo diện tích dưới dạng số thập phân (tiết 2) I Mục tiêu - Em ôn lại các đơn vị đo diện tích đã học;quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích thường dùng. - Em biết viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân theo đơn vị đo khác nhau. + HS học chậm và đạt CKTKN làm đúng bài 1, bài 2. + HS học tốt làm đúng, nhanh cả 3 bài tập. II Các hoạt động dạy học 1-Khởi động - Cho HS hát. 2-Trải nghiệm - HS kể tên các đơn vị đo độ dài.Mối quan hệ giữa hai đơn vị. 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài, ghi tựa bài lên bảng. - Cho 5 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A.Hoạt động thực hành : - GV giao bài tập cho đối tượng HS. -Cho Hs tự làm. - GV theo dõi, kiểm tra, giúp đỡ. - Nhận xét vở một số em. -GV kết luận, chốt kết quả đúng. *Củng cố - Tiết học này, em đã làm bài tập dạng nào? *Dặn dò. - Hướng dẫn HS hoạt động ứng dụng. - Xem trước bài 29. - Gv nhận xét tiết học. Hoạt động cá nhân - Em làm bài tập. - Báo cáo kết quả. - HS nhận xét bài làm của bạn. Đáp án: Bài 1 a) 47 dm² = 0, 47 m² b) 32 dm² 14 cm² = 32, 14 dm² c) 26 cm² = 0, 0026 m² d) 5 cm² 6mm² = 5, 06cm² Bài 2 a) 2015 m² = 0, 2015 ha b) 7 000m² = 0, 7 ha c) 1ha = 0, 01km² d) 21 ha = 0, 21 km² Bài 3 a) 3, 61m² = 361 dm² b) 54, 3 m² = 54 m² 30 dm² c) 9, 5km² = 950 ha d) 6, 4391 ha = 64 391 m2 - Hs trả lời cá nhân. - HS nghe. Rút kinh nghiệm . BUỔI CHIỀU Tiết 1 Thực hành Tiếng Việt Luyện viết đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở quê em I.Mục tiêu: - Rèn cho HS viết đoạn văn tả cảnh đẹp ở quê em. Mục tiêu riêng: + Các em Anh, Đạt, Bảo, Hân viết đoạn văn khoảng 5 câu. + HS có năng khiếu: viết có câu mở đoạn, kết đoạn;biết sử dụng từ gợi tả, hình ảnh so sánh, nhân hóa trong đoạn văn viết tả cảnh đẹp ở quê em;đoạn văn khoảng 8 câu. II.Chuẩn bị: - HS vở viết văn III.Các hoạt động dạy- học: Hoạt động của cô Hoạt động trò 1- Giới thiệu bài: - GV giới thiệu, ghi tựa bài lên bảng. 2- Hướng dẫn học sinh viết. Gv ghi đề bài lên bảng Em hãy viết một đoạn văn miêu tả một cảnh đẹp ở quê em. - Cô nêu yêu cầu đối với HS (như mục tiêu). - Quan sát HS viết bài. - Giáo viên thu một số vở của HS để nhận xét, chữa bài cho HS - Giáo viên nhận xét chung. 3. Củng cố - Tiết học này, các em ôn luyện gì? GV liên hệ, giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường. Dặn dò: - Dặn HS viết chưa đạt về nhà viết lại. - Nhận xét giờ học. - HS lắng nghe. - HS viết văn . - HS nêu. - HS lắng nghe và thực hiện. Rút kinh nghiệm Tiết 2 Thực hành Toán Luyện tập về viết số đo khối lượng, diện tích dưới dạng số thập phân I.Mục tiêu : Giúp học sinh : - Củng cố về cách viết số đo khối lượng và diện tích dưới dạng số thập phân. - Giải toán có liên quan đến đổi đơn vị đo - Rèn Cho HS chậm làm đúng các bài tập dạng đã học (BT1, BT3) *Học sinh học tốt làm cả 3 bài tập. II.Chuẩn bị : - Hệ thống bài tập III.Các hoạt động dạy học Hoạt động của cô Hoạt động trò 1/ Giới thiệu bài - GV giới thiệu ghi tựa bài lên bảng. 2/ Hướng dẫn HS ôn, luyện Hoạt động 1 - GV hỏi HS về các đơn vị đo, mối quan hệ giữa các đơn vị đo. Hoạt động 2 - GV ghi bài tập lên bảng. - Cho HS làm bài. - GV nhận xét, chữa bài. Bài 1: Viết số đo khối lượng sau dưới dạng số thập phân 17 kg 28 g = kg 1206g = . kg; 5 kg = .. tấn; 6 yến = tạ 43 kg = . yến Bài 2: Điền dấu >, < hoặc = vào . a) 5kg 28g . 5280 g b) 4 tấn 21 kg . 420 yến Bài 3 :Viết số đo thích hợp vào chỗ chấm 6, 8 m2 = ...dm2 3, 14 ha = ....m2 0, 24 ha = ...m2 0, 2 km2 = ...ha 3/ Củng cố, dặn dò. - GV hỏi : + Tiết học này các em ôn những gì ? - Nhận xét giờ học. - Về nhà ôn lại kiến thức vừa học. - HS nghe và ghi. - HS trả lời. - HS đọc kĩ yêu cầu. - HS làm các bài tập. - HS lên bảng lần lượt chữa từng bài Đáp án : Bài 1 17, 028 kg ; 1, 206 kg ; 0, 005 tấn ; 0, 6 tạ 4, 3 yến Bài 2 a) 5kg 28g < 5280 g (5028 g) b) 4 tấn 21 kg > 402 yến (4021 kg) (4020 kg) 6, 8m2 = 680 dm2 3, 14 ha = 31400m2 0, 24 ha = 2400 m2 0, 2 km2 = 20 ha - HS trả lời cá nhân. - HS lắng nghe và thực hiện. Rút kinh nghiệm . Thứ sáu ngày 28 tháng 10 năm 2016 Tiết 1 Tiếng Việt Bài 9C Bức tranh mùa thu ( tiết 2) I Mục tiêu - Luyện tập thuyết trình, tranh luận. Mục tiêu riêng: - GV giúp đỡ nhóm Hoa Sen, Học tập (BT 6) - HS học tốt: biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận về một vấn đề đơn giản. - BT7, BT8 dành cho các em học sinh có khả năng diễn đạt tốt: ThảoVy, Thư, Nhường, Hỷ.Nguyên. - Rèn kĩ năng sống : thể hiện sự tự tin, lắng nghe tích cực, hợp tác. II Đồ dùng dạy học HS: Sách III Các hoạt động dạy học 1-Khởi động - HS hát. 2-Trải nghiệm + Em hãy nêu những điều kiện cần có khi muốn tham gia thuyết trình, tranh luận một vấn đề nào đó? + Khi thuyết trình tranh luận người nói cần có thái độ như thế nào? - GV nhận xét. 3 Bài mới - Giới thiệu bài. - Cho 5 Hs đọc tên bài. - Cho Hs đọc mục tiêu. - HS-GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò B-Hoạt động thực hành : Hoạt động 5 - Cho Hs đọc mẩu chuyện. Hoạt động 6 *Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường. GV kết hợp liên hệ sự cần thiết và ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đối với cuộc sống con người. - GV đến từng nhóm nghe HS tranh luận, giúp đỡ nhóm Học tập, Hoa sen. - Nghe các nhóm lần lượt trình bày trước lớp. - Nhận xét, khen các nhóm tranh luận tốt. Kết luận: Trong thuyết trình, tranh luận chúng ta cần nắm chắc được vấn đề tranh luận, thuyết trình, đưa ra được ý kiến riêng của mình, tìm những lí lẽ và dẫn chứng bảo vệ ý kiến cho phù hợp. Qua ý kiến của mỗi nhân vật các em kết luận được điều gì để cả 4 nhân vật: đất, nước, không khí, ánh sáng đều thấy được tầm quan trọng của mình? Hoạt động 7 - Quan sát cá nhân thực hành. Hoạt động 8 - GV cho HS xung phong trình bày.Chú ý đối tượng Hs có năng khiếu nói trình bày ý kiến. - GV nhận xét, khen những em trình bày tốt. - Gv nêu thêm kinh nghiệm về thuyết trình, tranh luận. - Giáo dục HS thái độ khi tranh luận. *Củng cố - Khi thuyết trình, em cần chú ý gì để thuyết phục người nghe. *Dặn dò - Dặn HS khi thuyết trình tranh luận các em phải có hiểu biết về vấn đề mà mình tham gia thuyết trình hoặc, phải biết nêu lí lẽ và dẫn chứng, phải có ý kiến riêng. Tránh thái độ nóng nảy luôn cho rằng ý kiến của mình làn đúng, xem thường ý kiến người khác. - Nhận xét tiết học Hoạt động cá nhân - Em đọc mẩu chuyện: Ai cần nhất đối với cây xanh? Hoạt động nhóm Mở rộng lí lẽ và dẫn chứng để thuyết trình, tranh luận cùng các nạn dựa vào ý kiến của một nhân vật trong mẫu chuyện nói về Đất, nước, Không Khí, và Ánh Sáng. - Tranh luận trong nhóm. - Trình bày trước lớp. - Các nhóm nhận xét lẫn nhau. Hoạt động cá nhân - Hs đọc bài ca dao rồi trả lời. Hoạt động chung cả lớp - Trình bài ý kiến. Các em: ThảoVy, Thư, Nhường, Hỷ. Nguyên. - Lớp nhận xét. - Bình chọn bạn trình bày hay nhất. - HS nêu. - Hs nghe. Rút kinh nghiệm : . Tiết 1 Toán Bài 29 Em đã học được những gì ? I Mục tiêu Em tự đánh giá kết quả học tập về: - Viết số thập phân, giá trị theo vị trí của chữ số trong số thập phân. - So sánh số thập phân. Đổi đơn vị đo diện tích. - Giải bài toán bằng cách “ tìm tỉ số” hoặc “ rút về đơn vị”. II Đồ dùng dạy học Hs: Giấy kiểm tra. III Các hoạt động dạy học 1-Khởi động Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 2-Trải nghiệm Gv gọi HS: - Nêu các dạng toán em đã học ở lớp 5 từ đầu năm học đến nay. 3- Bài mới - Gv giới thiệu bài, ghi tựa bài lên bảng. - Cho 5 Hs đọc to tên bài. - Hs đọc mục tiêu. - HS, GV xác định mục tiêu. Hoạt động của cô Hoạt động của trò A. Hoạt động thực hành: - GV cho Hs làm vào giấy kiểm tra. - GV quan sát lớp.kiểm tra nhắc nhở học sinh làm bài nghiêm túc. - Cho HS soát lại kết quả. * Củng cố. - Tiết học hôm nay, em đã đạt được những mục tiêu nào? * Dặn dò - Gv nhận xét tiết học. - Dặn HS nhận và bao sách, dán nhản Toán 1B tuần 10 các em sẽ học quyển 1B.Cần sử dụng sách cho kĩ. Hoạt động cá nhân. Em làm bài cá nhân, soát lại kết quả. Kết quả đúng: Bài 1 Khoanh vào B Khoanh vào C Bài 2 a) 62, 678 b) Bài 3 a) 83, 2 > 83, 19 b) 7, 843 < 7, 85 c) 48, 5 = 48, 500 d) 90, 7 > 89, 7 Bài 4 a) 45 000 m² = 4, 5 ha 6 km² = 600 ha b) 15 m² 4dm² = 15, 04m² 1600 ha = 16 km² Bài 5 Bài giải Chiều dài thửa ruộng là: 60 x = 100 (m) a) Diện tích thửa ruộng là: 100 x 60 = 6 000 (m²) b) 6 000 m² gấp 50 m² số lần là: 6 000 m² : 50 m² = 120 (lần) Số thóc thu hoạch được là : 120 x 30 = 3600 (kg) 3600 kg = 36 tạ Đáp số : a) 6 000m² b) 36 tạ Bài 6 Mua 1 quyển vở hết số tiền là: 84000: 12 = 7 000 (đồng) Mua 60 quyển vở như thế hết số tiền là: 7 000 x 60 =420 000 (đồng) Đáp số: 420 000 đồng. Hoặc 60 quyển gấp 12 quyển số lần là: 60 : 12 = 5 (lần) Mua 60 quyển vở hết số tiền là: 84 000 x 5 = 420 000 (đồng) Đáp số: 420 000 đồng - HS trả lời cá nhân. - Hs nghe Rút kinh nghiệm.. Tiết 4 Địa lí PHIẾU KIỂM SỐ 1 Em đã học được những gì về địa lí tự nhiên Việt Nam Hoạt động của cô Hoạt động của trò 1/ Giới thiệu bài - Gv giới thiệu, ghi tựa bài lên bảng. 2/ GV hướng dẫn HS thực hiện. Bài 1 - Gọi HS điền vào Lược đồ trống tự nhiên Việt Nam. - Cho HS nhận xét. - GV nhận xét, kết luận. Bài 2 - Gọi HS trả lời miệng. - Nhận xét, kết luận. *Củng cố, GV hỏi: - Em đã học được những gì về địa lí Việt Nam? - GV chốt lại. *Dặn dò - Dặn Hs xem trước bài 5 Dân cư nước ta. - Nhận xét tiết học. - Hs nghe. - HS làm bài - Làm cá nhân. Đáp án Bài 1 Điền vào lược đồ. Bài 2 - HS trả lời cá nhân.Các bạn nhận xét. Đáp án: - Vị trí ý a - Địa hình ý b - Khí hậu ý a - Sông ngòi ý a - Biển ý b - Đất ý a - Rừng ýb - HS trả lời cá nhân. -HS nghe. Rút kinh nghiệm Tiết 5 Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Chủ điểm tháng 11: Biết ơn thầy giáo, cô giáo Viết thư, gửi thiếp chúc mừng thầy, cô giáo cũ. 1- Mục tiêu hoạt động - Phát triển ở HS tình cảm thiêng liêng thầy và trò - HS biết kính trọng, lễ phép, biết ơn và yêu quý các thầy giáo, cô giáo. - HS yêu trường, yêu lớp, thích đi học. - Phát triển các kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định 2- Quy mô hoạt động Tổ chức theo quy mô lớp 3- Tài liệu và phương tiện - Sưu tầm các bức thư hay gửi thầy giáo cũ. - Cao dao, tục ngữ về người thầy - Các câu chuyện về tình thầy trò - Các bài hát ca ngợi thầy, nói về mái trường, lớp học + Lớp chúng mình rất vui - Nhạc và lời: Mộng Lân + Bụi phấn - Nhạc: Vũ Hoàn, lời: Lê văn Lộc. 4- Các bước tiến hành Bước 1: Chuẩn bị - GV thông báo cho HS biết nội dung, kế hoạch về hoạt động trước 1-2 tuần. - Hướng dẫn HS sưu tầm các bức thư hay gửi thầy giáo cũ. - Hướng dẫn HS sưu tầm ca dao, tục ngữ về người thầy, các câu chuyện về tình thầy trò. - Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. - Xây dựng chương trình hoạt động trong 1 tiết. Bước 2: Tiến hành - Cả lớp hát bài hát “Bụi phấn”, Nhạc Vũ Hoàn, lời Lê Văn Lộc. - GV trao đổi với HS: Nội dung bài hát nói về điều gì? (Lòng kính yêu, biết ơn công lao người thầy cảu HS tình cảm của người HS dành cho người thầy) - Liên hệ cá nhân. + Các em đã bao giờ có cử chỉ, hành động hoặc lời nói thể hiện tình cảm yêu quý thầy giáo, cô giáo chưa? Lúc đó thái độ của các thầy giáo, cô giáo như thế nào? + Các em đã bao giờ được đón nhận tình cảm cao quý (cử chỉ, lời nói yêu thương hoặc sự giúp đỡ chân thành) của các thầy giáo, cô giáo? Tâm trạng của em lúc đó ra sao? Điều đó có ảnh hưởng đối với em như thế nào? - GV đọc cho HS nghe một bài bức thư gửi thầy giáo cũ. - Hướng dẫn HS viết thư, gửi thiếp chúc mừng các thầy cô giáo cũ. - HS viết thư hoặc làm thiếp chúc mừng các thầy cô giáo cũ - GV có thể mời một số HS chia sẻ các bức thư, các bưu thiếp các em đã viết. - GV khen gợi HS đã biết thể hiện tình cảm yêu quý, biết ơn đối với các thầy cô giáo cũ và nhấn mạnh các thầy cô giáo cũ sẽ rất vui và tự hào khi nhận được những bức thư/ thiếp chúc mừng của các em. Kết thúc hoạt động : - HS hát, đọc thơ, ca dao tục ngữ về tình cảm thầy - trò. - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS kính yêu và biết ơn thầy, cô giáo cũ. Rút kinh nghiệm ..... Sinh hoạt lớp I Mục tiêu - Giúp HS biết những ưu điểm, hạn chế của bản thân cũng như các bạn trong tuần. - Biết phát huy những ưu điểm, khắc phục những sai phạm cho tuần sau. - Biết được kế hoạch tuần tới. - Giáo dục HS thực hiện tốt nội quy trường, lớp. II Chuẩn bị - GV: Nội dung sinh hoạt - HS: Những ghi chép theo dõi các bạn của ban cán sự lớp. III Các bước tiến hành 1/Các trưởng nhóm nhận xét, đánh giá tuần 9 2/ Phó chủ tịch hội đồng tự quản
File đính kèm:
- giao_an_lop_5_vnen_tuan_9_nam_hoc_2021_2022.doc